Sức tiêu thụ rượu Mao Đài, quốc túy của Trung Quốc đang tăng đột biến sau thời gian tạm lắng dưới chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Philippines từ chối khoản viện trợ của Liên minh châu Âu vì "can thiệp" vào nội bộ của nước này, sau những lời chỉ trích của khối về chiến dịch chống ma túy của Tổng thống Rodrigo Duterte.
"Tổng thống vừa thông qua đề xuất của Bộ Tài chính, không nhận viện trợ từ Liên minh châu Âu (EU), có thể cho phép họ can thiệp vào các chính sách nội bộ của Philippines", AFP dẫn lời Ernesto Abella, phát ngôn viên của ông Duterte, hôm nay cho biết.
Abella nói một khoản viện trợ đã bị khước từ trước đó vì có gắn với các điều kiện "gây khó chịu", nhưng ông từ chối nói chi tiết.
EU là nguồn viện trợ lớn thứ 8 của Philippines, với số tiền hỗ trợ năm ngoái trị giá 217 triệu USD, theo số liệu của chính phủ. Liên minh cũng là một trong những bên chỉ trích mạnh mẽ nhất chiến dịch chống ma túy của ông Duterte, trong đó hàng nghìn người chết kể từ khi ông lên nắm quyền năm ngoái.
Abella nói khoản viện trợ nhân đạo sẽ vẫn được chấp nhận, tuy nhiên, Franz Jessen, đại sứ EU tại Manila, nói quyết định tác động đến khoản tiền viện trợ trị giá 278 triệu USD.
Bộ trưởng Kinh tế Ernesto Pernia càng gây rối loạn thông tin khi nói ông Duterte có thể rút lại quyết định. "Tôi sẽ không coi đó là một chính sách. Nó giống phản ứng trước những lời chỉ trích hơn. Với tôi, về giá trị bề mặt, nó dường như là một kiểu không chào đón, không phải động thái tốt, nhưng có thể tôi không nghĩ nó sẽ vẫn duy trì như thế", Pernia cho biết.
Ông Duterte, 72 tuổi, nhiều lần chỉ trích các nhà lập pháp châu Âu và EU vì lên án cuộc chiến chống ma túy của ông.
Trọng Giáp
Theo Vnexpress
Sức tiêu thụ rượu Mao Đài, quốc túy của Trung Quốc đang tăng đột biến sau thời gian tạm lắng dưới chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Ấn Độ lo ngại rằng việc cắt giảm thuế sẽ cắt giảm nguồn thu ngân sách và ảnh hướng tới vị thế cạnh tranh, đặc biệt là với Trung Quốc
Áp đặt lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng nông thủy hải sản như xoài, cá hồi từ lâu vẫn là chiêu Trung Quốc thường sử dụng để trừng phạt các nước từ chối thỏa hiệp về khía cạnh chính trị.
Người ta có thể bắt gặp những thạc sĩ quản trị kinh doanh của HBS ở khắp các hành lang của những công ty tư vấn và đầu tư hay các ngân hàng danh giá nhất trên phố Wall.
Báo Độc Lập (Nga) số ra ngày 19/5 có bài viết cho biết vào tuần tới sẽ diễn ra cuộc gặp cấp bộ trưởng của 11 quốc gia - thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Khi robot kiểm soát các hoạt động tài chính và vận hành nhà máy trên thế giới, con người sẽ phải làm gì? Ông Kai-Fu Lee, cựu giám đốc ở Google và Microsoft vừa có câu trả lời.
Đứng đầu là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, theo trang Zerohedge, các công ty bảo hiểm đã bỏ ra hơn 21.000 tỉ USD tiền bồi thường.
Một Thiếu tá quân đội Mỹ đã ghi lại những bức ảnh màu vô cùng chân thực về cuộc sống tại Liên Xô trong thập niên 50 của thế kỷ trước.
Hành động của Trung Quốc không nhằm hấp thụ nền kinh tế Nga, đó là tuyên bố của tổng thống Vladimir Putin trong cuộc họp báo về kết quả chuyến công du của ông tới Trung Quốc.
Cuộc “khủng hoảng tháng Tư” trên bán đảo Triều Tiên làm cả thế giới phải lo lắng vì khả năng Triều Tiên có thể tiến hành thử hạt nhân hoặc phóng tên lửa vào những dịp kỷ niệm lớn. Tình hình rất nóng, nhưng ở Bình Nhưỡng, bầu không khí chung lại khá yên tĩnh...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự