Báo Độc Lập (Nga) số ra ngày 19/5 có bài viết cho biết vào tuần tới sẽ diễn ra cuộc gặp cấp bộ trưởng của 11 quốc gia - thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Cuộc “khủng hoảng tháng Tư” trên bán đảo Triều Tiên làm cả thế giới phải lo lắng vì khả năng Triều Tiên có thể tiến hành thử hạt nhân hoặc phóng tên lửa vào những dịp kỷ niệm lớn. Tình hình rất nóng, nhưng ở Bình Nhưỡng, bầu không khí chung lại khá yên tĩnh...
Cả thế giới lo lắng, Bình Nhưỡng vẫn yên tĩnh
Cuộc “khủng hoảng tháng Tư” trên bán đảo Triều Tiên làm cả thế giới phải lo lắng vì khả năng Triều Tiên có thể tiến hành thử hạt nhân hoặc phóng tên lửa vào những dịp kỷ niệm lớn, cùng với đó là các tín hiệu cảnh báo từ Washington rằng các chiến hạm tập trung tại vùng biển này sẵn sàng đánh đòn phủ đầu.
Ngày 25/4 năm nay là kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên, một dịp kỷ niệm trọng đại của nước này, và theo truyền thống, khả năng Triều Tiên sẽ thử hạt nhân hoặc phóng tên lửa là rất cao. Lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Mỹ cùng nhiều quốc gia khác kêu gọi Triều Tiên dừng các cuộc thử hạt nhân, nhưng lãnh đạo Triều Tiên không tỏ thái độ là sẽ dừng các chương trình vũ khí của mình.
Như vậy, có thể thấy tình hình chung ở khu vực, đặc biệt là trên bán đảo Triều Tiên rất nóng. Nhiều người lo sẽ có chiến tranh với hậu quả hết sức nặng nề... Ấy vậy mà, như chúng tôi thấy được, bầu không khí chung ở Bình Nhưỡng lại khá yên tĩnh với các sự kiện kỷ niệm được tổ chức khiêm tốn hơn nhiều so với mọi năm và nhất là so với các dự đoán ban đầu. Không hiểu có phải lãnh đạo Triều Tiên có tính toán gì nhưng tại Bình Nhưỡng đã không có những hoạt động rầm rộ, chỉ có lễ đặt vòng hoa trước tượng đài lãnh tụ, lễ viếng tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia và các màn múa hát tập thể quy mô nhỏ tại các công viên trong thành phố.
Khu phi quân sự tại Bàn Môn Điếm vẫn mở cửa đón du khách, mặc dù thời gian cho dừng lại tham quan đã được rút ngắn.
Tuy nhiên, ngày kỷ niệm thành lập quân đội năm nay vẫn là ngày lễ có ý nghĩa lớn đối với một số sĩ quan binh sĩ vì họ tranh thủ ngày nghỉ này để làm lễ thành hôn. Tại Kaesong, ngay bên cạnh biên giới với Hàn Quốc, nhiều binh sĩ đã tranh thủ chụp ảnh cưới tại cung điện của triều đại Koryo, một di sản thế giới.
Anh thợ ảnh chuyên nghiệp với chiếc máy ảnh số trong tay đang hướng dẫn một đôi uyên ương tư thế chụp ảnh. Các cô dâu đều mặc áo truyền thống và có vẻ như phấn son hơi đậm, Hôm nay là ngày các cô dâu có thể có quyền sử dụng hộp son phấn “Chunhyang” - một loại mỹ phẩm phổ biến tại đây và thường được dùng cho phụ nữ đã có chồng.
Đứng bên cạnh là các chú rể trong bộ quân phục. Các gia đình trông có vẻ rất vui. Do chính sách quân sự hóa, hơn 1,2 triệu quân nhân trở thành những đối tượng “đắt khách” trong lựa chọn chú rể. Thật thế, một anh chàng “phục vụ trong quân ngũ” luôn có ưu thế trước anh chàng “tốt nghiệp đại học” hoặc anh chàng “đẹp trai”, trở thành đối tượng số một, thành người chồng lý tưởng đối với các cô gái Triều Tiên.
Hướng dẫn viên Kim nói: “Chị gái tôi lấy anh chồng tốt nghiệp đại học, nhưng chị ấy không thấy hạnh phúc”.
Chúng tôi là quốc gia hạt nhân mạnh. Mỹ không thể đối xử với chúng tôi như Syria
Có vẻ như những người như Kim trên đất nước Triều Tiên đều cảm thấy hạnh phúc vì họ có thể chế tạo được những phương tiện tự bảo vệ nền quốc phòng của mình và không có sự trừng phạt nào có thể dễ dàng bắt họ phải từ bỏ.
“Chúng tôi biết là tàu sân bay Mỹ đang đến biển của chúng tôi, nhưng chúng tôi không sợ”. Kim nói. Dù người Mỹ có tin hay không, nhưng chúng tôi giờ đây đã là một quốc gia hạt nhân mạnh mẽ”.
Kim nêu ví dụ về Syria, để nhấn mạnh rằng tại sao Triều Tiên không bao giờ từ bỏ chương trình hạt nhân.
Assad không có những vũ khí tự vệ mạnh, vì thế người Mỹ có thể bắn tên lửa vào Syria bất cứ khi nào họ muốn. Nhưng họ không thể làm thế đối với chúng tôi”.
Hà KHoa
Theo Viettimes.vn
Báo Độc Lập (Nga) số ra ngày 19/5 có bài viết cho biết vào tuần tới sẽ diễn ra cuộc gặp cấp bộ trưởng của 11 quốc gia - thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Khi robot kiểm soát các hoạt động tài chính và vận hành nhà máy trên thế giới, con người sẽ phải làm gì? Ông Kai-Fu Lee, cựu giám đốc ở Google và Microsoft vừa có câu trả lời.
Philippines từ chối khoản viện trợ của Liên minh châu Âu vì "can thiệp" vào nội bộ của nước này, sau những lời chỉ trích của khối về chiến dịch chống ma túy của Tổng thống Rodrigo Duterte.
Đứng đầu là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, theo trang Zerohedge, các công ty bảo hiểm đã bỏ ra hơn 21.000 tỉ USD tiền bồi thường.
Một Thiếu tá quân đội Mỹ đã ghi lại những bức ảnh màu vô cùng chân thực về cuộc sống tại Liên Xô trong thập niên 50 của thế kỷ trước.
Hành động của Trung Quốc không nhằm hấp thụ nền kinh tế Nga, đó là tuyên bố của tổng thống Vladimir Putin trong cuộc họp báo về kết quả chuyến công du của ông tới Trung Quốc.
Lượng tiền mặt được lưu thông ở Thụy Điển đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990.
Bất chấp những cảnh báo về các đòn tấn công phủ đầu của Mỹ và sự cấm vận khắc nghiệt đối với nền kinh tế, đặc biệt là cấm vận dầu mỏ, cuộc sống của người dân Triều Tiên vẫn đang diễn ra khá bình thường. Phóng sự của phóng viên Bưu điện Hoa Nam buổi sáng Liu Zen cho thấy nhiều điều thú vị.
Dự án “Vành đai và Con đường” quy tụ 65 quốc gia chiếm 60% dân số thế giới và khoảng 1/3 GDP toàn cầu.
Nền kinh tế Nga dường như đã vượt qua giai đoạn suy thoái khi số liệu thống kê của Cơ quan Thống kê Nga cho thấy tỷ lệ mua sắm xe dòng siêu sang ở Nga đã tăng thêm 15% trong quý I năm 2017.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự