Khi được hỏi về nợ của Trung Quốc, CEO Laurence Fink của quỹ đầu tư BlackRock cho rằng tất cả chúng ta đều phải lo lắng về Trung Quốc dù ông vẫn có cái nhìn lạc quan trong dài hạn.
Các công ty siêu quốc gia trong cuộc chiến ganh đua quyền lực với chính phủ
- Cập nhật : 07/08/2016
Danh sách 25 công ty có quyền lực hơn chính phủ nhiều nước. Những công ty siêu quốc gia khôn ngoan thường chọn địa điểm pháp lý ở một nước, điều hành doanh nghiệp nước thứ hai, tài sản tài chính ở nước thứ ba và quản lý hành chính rải khắp một số nước khác.
Thoạt nhìn qua, câu chuyện của Accenture có vẻ giống như nguyên mẫu của giấc mơ Mỹ. Là một trong những hãng tư vấn lớn nhất thế giới với doanh thu mỗi năm lên tới hàng chục tỷ USD, Accenture được ra đời vào những năm 1950 với tư cách là một đơn vị nhỏ trực thuộc công ty kiểm toán Arthur Andersen. Dự án lớn đầu tiên của đơn vị này là tư vấn cho General Electric lắp đặt một máy tính ở văn phòng Kentucky nhằm tự động quá trình thanh toán. Sau vài thập kỷ tăng trưởng, đơn vị này đã đủ lớn mạnh để trở thành một tổ chức độc lập: Công ty tư vấn Adersen.
Tuy nhiên, nhìn sâu hơn sẽ thấy hướng phát triển của công ty đã chệch khỏi đường đi của nước Mỹ. Nguyên nhân không phải đến từ các văn phòng nước ngoài ở Mexico, Nhật hay các nước khác; việc mở rộng thị trường quốc tế là điều dễ hiểu với nhiều odanh nghiệp Mỹ. Hơn nữa, Tư vấn Andersen cũng nhìn thấy những lợi ích – nộp thuế ít hơn, giá nhân công rẻ và ít quy chế phiền hà – khi hoạt động ở nước ngoài đã tái cơ cấu nội bộ để tận dụng những ưu thế đó.
Vào năm 2001, khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng dưới cái tên Accenture, công ty đã dần chuyển hoá thành mạng lưới nhượng quyền được điều phối không quá chặt chẽ thông qua một công ty mẹ ở Thuỵ Sĩ. Công ty hợp nhất tại Bermuda và ở đó cho đến năm 2009, tái lập địa chỉ pháp lý ở Ireland – cũng là nơi có mức thuế thấp. Hiện nay, Accenture có khoảng 373 nghìn nhân viên hoạt động tại hơn 200 thành phố thuộc 55 quốc gia. Các tư vấn làm việc ở những địa điểm có dự án được giao nhưng phải báo cáo về những văn phòng trung tâm của khu vực như Prague hoặc Dubai, những nơi có mức thuế suất thấp. Để tránh tình trạng cư trú phiền phức, bộ phận nhân sự đảm bảo nhân viên không dùng quá nhiều thời gian vào những nơi có dự án.
Chào mừng đến thời đại của những công ty siêu quốc gia (metanationals) giống như Accenture và không cần đến quốc tịch chính thức. Những chuyên gia về tư vấn chiến lược gồm Yves Doz, José Santos và Peter Williamson đã sáng tạo ra cụm từ mới này trong cuốn sách xuất bản năm 2001, công ty siêu quốc gia đã trở thành một hiện tượng nổi lên, một sự chệch hướng khỏi truyền thống kiêu hãnh về nguồn gốc quốc gia xuất xứ của các tập đoàn. Trong những năm 1950, chủ tịch Charles Wilson của General Motors đã có một câu nói nổi tiếng, “Điều gì tốt cho đất nước cũng sẽ tốt cho General Motors, và ngược lại”. Ngày nay, việc cắt đứt mối liên hệ về nguồn gốc quốc gia lại trở thành bình thường.
ExxonMobil, Unilever, BlackRock, HSBC, DHL, Visa— tất cả những công ty này khi lựa chọn địa điểm liên quan đến nhân viên, nhà máy, phòng làm việc hay tài khoản ngân hàng đều tìm đến những nơi có quy định thân thiện, nhân sự dồi dào và kết nối trơn tru.Những công ty siêu quốc gia khôn ngoan thường chọn địa chỉ pháp lý ở một nước, điều hành doanh nghiệp nước thứ hai, tài sản tài chính ở nước thứ ba và quản lý hành chính rải khắp một số nước khác.
Một số những tập đoàn lớn nhất của Mỹ - như GE, IBM, Microsoft – đang nắm giữ hàng nghìn tỷ USD tiền thuế được miễn trừ ở nước ngoài nhờ doanh thu từ thị trường quốc tế được trả cho công ty mẹ hợp nhất tại Thuỵ Sĩ, Luxembourg, Cayman Islands hoặc Singapore. Để minh hoạ về căng thẳng do xu hướng này tạo ra với các nhà hoạch định chính sách, một số nhà quan sát đã gọi khoản tiền này là “thu nhập không quốc tịch”, trong khi đó Tổng thống Mỹ President Barack Obama cũng chỉ trích các công ty này đang che giấu những “doanh nghiệp đào ngủ” của nước Mỹ.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các công ty tìm ra cách hoạt động mới vì lợi ích của riêng họ; sẽ là điều đáng ngạc nhiên nếu họ làm ngược lại. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của những công ty siêu quốc gia không chỉ đơn giản là cách kiếm tiền mới mà nó còn làm lung lay định nghĩa “siêu cường thế giới”.
Tranh cãi về cụm từ trên tập trung vào những nước có thể cạnh tranh về vị trí và tầm ảnh hưởng của nước Mỹ? Tháng 6/2015, Trung tâm nghiên cứu Pew khảo sát người dân ở 40 quốc gia và nhận thấy 48% người trả lời nghĩ rằng Trung Quốc đã hoặc sẽ vượt Mỹ trở thành siêu cường, trong khi chỉ có 35% cho rằng việc đó không bao giờ xảy ra. Tuy nhiên, Pew có thể xem xét mở rộng phạm vi nghiên cứu – bao gồm cả ảnh hưởng của các tập đoàn có thể vượt quá tất cả các quốc gia.
Apple hiện đang nắm giữ lượng tiền mặt lớn hơn 2/3 GDP của các quốc gia trên thế giới. Các doanh nghiệp cũng đang từng bước đối đầu với các cơ quan điều hành của chính phủ trong trò chơi kinh điển mèo và chuột. Sau khủng hoảng tài chính năm 2008, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật Dodd-Frank nhằm ngăn chặn các ngân hàng bành trướng quá lớn cũng như thảm hoạ có thể xảy ra.
Tuy nhiên trong khi đạo luật chỉ tác động đến những tổ chức tài chính nhỏ hơn, những ngân hàng lớn nhất – với hoạt động trải khắp nhiều nước – thực tế trở lên lớn mạnh hơn, tích luỹ nhiều vốn hơn và cho vay ít hơn. Ngày nay, 10 ngân hàng lớn nhất vẫn kiểm soát gần 50% tài sản được quản lý trên toàn cầu. Cùng lúc đó, một số quan chức EU đang thúc thúc đẩy chính sách cơ sở thuế chung trong các nước thành viên nhằm ngăn chặn các ngân hàng lợi dụng tỷ lệ ưu đãi. Nhưng nếu điều này xảy ra, các tập đoàn lại nhìn ra ngoài châu lục để tìm kiếm những cơ hội siêu quốc gia.
Thế giới đang bước vào kỷ nguyên trong đó điều luật quyền lực nhất không phải luật chủ chuyền mà là luật cung cầu. Theo học giả Gary Gereffi của Đại học Duke, từ bỏ quốc tịch hiện nay bao gồm những công ty đang hợp nhất năng lực từ các địa điểm khác nhau tao thành chuỗi giá trị toàn cầu của họ. Điều này tạo ra thành công cho doanh nghiệp như công ty giao dịch hàng hoá Glencore hay hãng logistics Archer Daniels Midland vì họ không tập trung sản xuất hàng hoá, nhưng lại là chuyên gia trong lĩnh vực thu thập nguyên liệu phục vụ cho những tập đoàn siêu quốc gia khi cần dù ở bất cứ đâu.
Nhưng các doanh nghiệp có thể đi xa hơn khi chuyển từ không quốc tịch thành công ty ảo? Một số người nghĩ vậy. Năm 2013, Balaji Srinivasan, hiện là thành viên lãnh đạo của công ty đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz đã gây tranh cãi khi cho rằng Thung lũng Sillion đang trở nên quyền lực hơn cả Phố Wall và chính phủ Mỹ. Srinivasan đã mô tả “lối thoát sau cùng của Thung lũng Sillicon”, hay việc tạo ra “một xã hội lựa chọn” cuối cùng sẽ diễn ra ngoài nước Mỹ và do công nghệ điều hành. Ý tưởng này là do cộng đồng xã hội hiện hữu trên mạng ngày càng tăng, doanh nghiệp và hoạt động điều hành có thể hoàn toàn được thực hiện trên điện toán đám mây.
Ý tưởng đánh thuế một tập đoàn siêu quốc gia dựa trên trụ sở cho có vẻ đã lỗi thời một cách cay đắng, lối thoát sau cùng của Srinivasan có thể gióng lên hồi chuồng về chủ nghĩa công nghệ không tưởng. Nếu công ty không quốc tịch vẫn tồn tại nhờ một nguyên tắc, nhưng nguyên tắc luôn nơi khác để đi, đó là nơi có lợi nhuận cao hơn, giám sát dễ chịu hơn và nhiều cơ hội hơn. Niềm tin này khiến những doanh nghiệp khôn ngoan, linh động và nhạy bén vượt xa những người đi đầu, bao gồm cả những siêu cường đang thống trị thế giới. Trong bối cảnh hiện tại, những tập đoàn siêu quốc gia đang vượt qua những hạn chế về lãnh thổ, địa lý cũng như tận dụng năng lực của điện toán đám mây, không có gì là không thể. Đây là điều không thể tránh khỏi.
Nhật Linh
Theo Người Đồng Hành/Foreign Policy