Singapore sẽ “nắm ngôi vương” nếu như London mất đi vị trí trung tâm tài chính tốt nhất thế giới.
Những vấn đề của Mỹ và các nguy cơ từ TPP đang làm lợi cho Trung Quốc ở châu Á
- Cập nhật : 27/08/2016
Mỹ muốn thông qua TPP để chạy đua sức ảnh hưởng với Trung Quốc tại Châu Á nhưng việc làm này đang vấp phải những phản ứng trong nội bộ quốc gia này xung quanh những lo ngại về vấn đề việc làm.
Vài tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cảnh báo rằng Trung Quốc đang tự cô lập mình bằng một bức trường thành bởi các hành động tranh chấp tại biển Đông. Nhưng điều đó đã không ngăn cản được Tập Cận Bình.
Trung Quốc đang không ngừng tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực, ngay cả trong hoàn cảnh Mỹ vẫn đang tiếp tục các cuộc tuần tra trên biển và các tuyên bố của Trung Quốc gần đây về biên giới trên biển bị tòa án trọng tài tuyên bố không có giá trị. Sau nhiều thập kỷ Mỹ chiếm ưu thế ở Tây Thái Bình Dương, những hành vi của Tập Cận Bình làm dấy lên một mối lo ngại cấp bách cho người Mỹ trong việc làm thế nào để Mỹ có thể giảm sự bành trướng về quân sự và kinh tế của Trung Quốc.
Nguy cơ hiện nay chính là những vấn đề đáng lo ngại đến từ hiệp định thương mại do tổng thống Obama hậu thuẫn nhằm khiêu chiến với Trung Quốc sẽ đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới này đi đến đâu. Bất kể là ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới thì phản ứng mạnh mẽ của một bộ phận cử tri Mỹ đang được xem như một trong những biểu hiện của chủ nghĩa biệt lập từ việc những vấn đề về tham chiến viễn chinh trong hơn một thập kỉ qua và những lo ngại về vấn đề duy trì việc làm tại Mỹ.
Tình hình trong nước đang đe dọa quá trình phê chuẩn của Mỹ cho TPP - một hiệp ước sẽ chiếm 40% giá trị thương mại thế giới, không bao gồm Trung Quốc. Ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump cho rằng TPP sẽ cướp đi việc làm của người Mỹ, còn đảng Dân chủ của bà Hillary Clinton đã quay sang ủng hộ hiệp định này.
“Chưa có sự sẵn sàng”
Giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia ở Canberra, tác giả cuốn "The China Choice" Hugh White cho rằng các hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và Biển Đông trong vài năm qua đã cho thấy Mỹ không thực sự quyết tâm chống lại Trung Quốc. Nếu TPP thất bại, nó sẽ càng khiến người ta nghĩ rằng Mỹ không sẵn sàng trả giá và liều mình chống lại Trung Quốc và điều đó lại càng kích thích Trung Quốc phải kiểm chứng nó”.
Ông Donald Trump đã nêu ra một viễn cảnh buộc phải cắt giảm viện trợ quân sự cho các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc và để bắt đầu một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Dù ông Donald Trump có làm được điều đó hay không thì cơ quan kiểm soát và đối trọng quyền lực của Quốc hội Mỹ cũng sẽ ủng hộ ông ta. Tuy nhiên, quan điểm của ông Donald Trump đã nhận được một sự ủng hộ mạnh mẽ từ phần các lớn cử tri. Trong khi đó để tìm cách duy trì mối quan hệ với khu vực này, Clinton cần phải tự mình giải quyết những ồn ào chính trị trong nội bộ.
Tái cân bằng ở Châu Á
Dưới thời Tổng thống Barack Obama, Mỹ đã bắt tay vào một cuộc tái cân bằng về mặt quân sự và kinh tế ở châu Á từ ý tưởng của Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton năm 2011. Trung Quốc mô tả lại những cam kết mà Mỹ hứa sẽ thực hiện ở Châu Á như một nỗ lực của Mỹ nhằm chiếm ưu thế trong khu vực này. Trong chính sách của Mỹ có hai trụ cột chính – phát triển quân sự hướng tới Tây Thái Bình Dương, và kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng với Mỹ ở TPP.
Cả khi phán quyết tháng Bảy vừa qua của tòa trọng tài quốc tế ủng hộ Philippines phủ nhận tuyên bố trên Biển Đông của Trung Quốc được xem như một thất bại về ngoại giao của Tập Cận Bình thì Trung Quốc vẫn không dừng lại các hoạt động quân sự và cải tạo trên biển.
Theo một bài báo đồng tác giả gần đây của giám đốc Chương trình an ninh châu Á-Thái Bình Dương Patrick Cronin tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ cho biết, các tuyên bố hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, một lần nữa cho thấy sự bất tuân thủ phán quyết trọng tài của Trung Quốc, và rõ ràng Mỹ đang phải đối mặt với những thử thách rất lớn về uy tín tại khu vực Đông Nam Á. Mỹ phải chứng minh cho các đồng minh và đối tác thấy rằng các hành vi cưỡng ép của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế sẽ dẫn đến của một cuộc đối đầu với Mỹ.
Trung Quốc cũng đang tìm cách thay thế ảnh hưởng về kinh tế của Mỹ trong khu vực trước bối cảnh liệu trụ cột thứ hai là TPP có được Quốc hội Mỹ thông qua. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong chuyến thăm Mỹ gần đây đã nói về sự cần thiết phải phê chuẩn TPP: "Việc phê chuẩn Hiệp định TPP là một phép thử đánh giá uy tín và sự đúng đắn của Mỹ đối với những người bạn và những đối tác của họ”.
Theo bà Catherine A. Novelli, thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách Tăng trưởng Kinh tế, Năng lượng và Môi trường cho biết: "Thất bại trong việc thông qua TPP sẽ gây ra tác động rất xấu”. Trung Quốc đang rất tích cực ở châu Á và có quan hệ chặt chẽ với các nước láng giềng, chúng tôi hy vọng TPP sẽ được tiếp tục. TPP mang đến sự cân bằng cho khu vực và vạch ra một nguyên tắc công bằng và minh bạch trong thương mại".
Trung Quốc không phải là thành viên của TPP – một siêu thỏa thuận thương mại không những sẽ cắt giảm thuế quan với hàng hóa và dịch vụ của 12 nước thành viên mà còn thiết lập các tiêu chuẩn thống nhất trong lĩnh vực lao động và môi trường. Những thành viên tham gia bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc, Malaysia, Singapore và Việt Nam…
Tổng thống Obama tuyên bố vẫn tiếp tục đẩy mạnh TPP trong nhiệm kỳ cuối cùng của mình. Những nỗ lực của ông nhằm đạt được sự phê chuẩn cho hiệp định nhận được sự hỗ trợ từ một nhóm cựu quan chức cấp cao đảng Cộng hòa, những người không ủng hộ Trump, và nói rằng họ sẽ hậu thuẫn bà Clinton tranh cử tổng thống và hy vọng bà sẽ xem xét lại vị trí của TPP.Nhóm này đã viết một thư ngỏ với nội dung "Không chấp nhận nhường cho Trung Quốc vai trò định hình ra các quy tắc thương mại trong khu vực".
Trung Quốc đã thành lập Ngân hàng Đầu tư hạ tầng Châu Ávới vốn điều lệ 100 tỷ đô la Mỹ để bổ sung cho chiến lược “Một vành đai, một con đường” hay còn gọi là “Con đường tơ lụa trên biển” nhằm xây dựng các cảng biển và đường thủy từ châu Á đến châu Âu. Tập Cận Bình đã quảng bá về đầu tư và thương mại trong khu vực nhằm bù đắp cho những lo ngại về tham vọng quân sự của Trung Quốc, và thúc đẩy một hiệp ước thương mại châu Á thay thế TPP (đó là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) – không có sự tham gia của Mỹ)
Tuy nhiên, trong khi Trung Quốc có thể sẵn sàng tài trợ vốn ngắn hạn cho bất kỳ thành biên nào trong khu vực khi TPP sụp đổ thì những chiến lược gia tại Bắc Kinh lại đang về những lợi ích khác có thể bị bỏ qua. Theo Giáo sư ThiNgân Hồng, Giám đốc Trung tâm về nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh và một cố vấn chính sách đối ngoại của Hội đồng Nhà nước thì các làm đó sẽ khiến Trung Quốc tự mãn hơn, làm giảm đi những áp lực từ bên ngoài để thúc đẩy cải cách cơ cấu kinh tế và động lực để cải thiện mối quan hệ với các nước láng giềng.
Về phía Mỹ, theo một hiệp ước quốc phòng mới với Philippines, các chuyên gia chính sách ngoại giao Mỹ lại cho rằng thất bại của TPP sẽ không hoàn toàn làm tổn hại đến cho chính quyền Obama mà sẽ có một liên minh hồi sinh mạnh mẽ hơn với Nhật Bản, đồng thời Mỹ sẽ tham gia nhiều hơn vào các nhóm như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, nơi ông Obama sẽ tham dự tại Lào vào tháng sau. Sức mạnh hải quân của Trung Quốc chỉ với một tàu sân bay duy nhất hiện vẫn còn quá nhỏ bé so với Mỹ.
Ông Michael Fuchs, Phó Trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương giai đoạn 2013-2016, hiện là một thành viên cao cấp tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ cho biết: "Có một sự đồng thuận rất rộng rãi rằng Mỹ cần phải đầu tư nhiều hơn ở châu Á trước thực trạng về kinh tế và những lo ngại về sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong khu vực".
Thùy Dương
Theo Bloomberg/Người Đồng Hành