Ông Fatih Birol, chuyên gia kinh tế trưởng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết tại cuộc họp ở Hàn Quốc, cơ quan này dự kiến các thị trường dầu đạt tái cân bằng cung cầu trong năm 2017 do dư thừa dầu thô hiện nay giảm từ từ.
Vấn đề nợ dậy sóng ở Trung Quốc
- Cập nhật : 24/08/2016
Đống nợ của Trung Quốc đang rất lớn và càng đáng ngại hơn khi tốc độ tăng ngày càng cao.
Tín dụng hiện nay không còn thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới như nó từng làm trước đây. Hầu hết các khoản nợ nằm trong tay hệ thống tài chính khép kín của Trung Quốc, qua đó giúp các nhà lãnh đạo có cơ hội để dọn dẹp mớ hỗn độn. Và suy cho cùng, điều này có lợi cho nền kinh tế toàn cầu.
Toàn cảnh tình trạng nợ tại Trung Quốc
Tổng mức nợ của Trung Quốc hiện nay bằng 2,5 lần quy mô của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Hơn 30% GDP được sử dụng để giải quyết những vấn đề liên quan đến các khoản nợ. Các tập đoàn doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, là những “con nợ” lớn nhất.
So với thế giới thì sao?
Tổng mức nợ của Trung Quốc chưa là gì nếu so sánh với Mỹ hay Nhật Bản nhưng tốc độ tăng trưởng nợ rất đáng báo động. Một dấu hiệu đáng lo ngại là việc tốc độ tăng trưởng giảm tốc, khiến tăng trưởng nợ so với GDP bình quân/đầu người ngày càng cao.
Vậy ai đang mắc bẫy?
Cũng giống như Nhật Bản, nợ của Trung Quốc phần lớn tới từ các khoản vay khổng lồ ở trong nước. Điều đó khiến những cuộc khủng hoảng tài chính tại các quốc gia này khó có thể xảy ra.
Các loại tài sản thì sao?
Phần còn lại của bảng cân đối tài chính – Tài sản – cũng thường bị xem nhẹ. Các doanh nghiệp nhà nước tại Trung Quốc đang sở hữu những tài sản có thể được bán để trả nợ trong trường hợp cần thiết.
Tương lai ra sao?
Các nhà lãnh đạo của nhóm kinh tế tiên tiến G20 đang chuẩn bị gặp mặt tại Hàng Châu (Trung Quốc) để tìm cách thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu đang trì trệ. Kết quả của cuộc họp này sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc có thể kiểm soát được tốc độ tăng trưởng chóng mặt của tín dụng và tạo ra đầu tàu tăng trưởng mới hay không.
Thạch Thảo - Theo Bloomberg/NDH