Mỹ muốn thông qua TPP để chạy đua sức ảnh hưởng với Trung Quốc tại Châu Á nhưng việc làm này đang vấp phải những phản ứng trong nội bộ quốc gia này xung quanh những lo ngại về vấn đề việc làm.
Trung Quốc “hắt hơi”, những nền kinh tế này “cảm lạnh” đầu tiên
- Cập nhật : 05/08/2016
Trái lại, Indonesia, Ấn Độ và Philippines có khả năng "miễn dịch" tốt hơn khi tính đến các mối liên kết thương mại, du lịch và đầu tư, theo nhà kinh tế học Alicia Garcia Herroro và Trinh Nguyen tại Natixis.
Đối với các nền kinh tế phụ thuộc nhiều nhất vào Trung Quốc, quan hệ thương mại là mối liên kết lớn nhất.
Du lịch là một yếu tố quan trọng khác kết nối tài sản của các nền kinh tế nhỏ hơn ở châu Á với Trung Quốc. Năm 2015, số du khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài tăng 14,5% lên 35,4 triệu người, theo số liệu của Viện Nghiên cứu Du lịch Nước ngoài Trung Quốc (China Outbound Tourism Research Institute).
Natixis cho biết, năm 2015, du khách Trung Quốc chi tiêu 235 tỷ USD và phần lớn số họ ưa chuộng các kỳ nghỉ ở châu Á với hơn 60% đi du lịch ở châu lục này.
Một yếu tố khác khiến du khách Trung Quốc thích đi du lịch tại các nước châu Á là nhờ các dự án của nước này như sáng kiến "Vành đai và Con đường" cùng với việc thành lập ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Khi Trung Quốc bơm tiền vào khu vực châu Á, một phần để xuất khẩu lượng công suất dư thừa, quyền lực mềm của nước này cũng tăng lên.
Tuy giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, song một Trung Quốc mạnh hơn cũng gây ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho các nền kinh tế láng giềng khi phải hài hòa việc xác nhận và bảo vệ chủ quyền trong khi không làm nản lòng nhà đầu tư cũng như du khách Trung Quốc.
Theo Nhật Trường
nhipcaudautu.vn