Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Thị trường tiền tệ và vĩ mô ổn định
- Cập nhật : 23/11/2015
(Kinh te)
Việc tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Một số NH yếu kém đã được sáp nhập, nguồn vốn cho vay từng bước được khai thông phục vụ cho phát triển kinh tế.
Cho rằng việc NHNN mua lại NHTM với giá 0 đồng là phù hợp với thực tế và là một sáng kiến, trong phần trả lời phỏng vấn của PV, đại biểu Quốc hội Phan Văn Quý (Nghệ An) cũng đánh giá cao nỗ lực tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu của NHNN.
Ông đánh giá thế nào về hoạt động tái cơ cấu hệ thống các TCTD mà NHNN Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua?
Việc tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Một số NH yếu kém đã được sáp nhập, nguồn vốn cho vay từng bước được khai thông phục vụ cho phát triển kinh tế.
Với vai trò là cơ quan quản lý, nhiều văn bản pháp luật về NH và tiền tệ đã được NHNN ban hành và sửa đổi, bổ sung, góp phần phát huy tác dụng trong công tác quản lý và xử lý nợ xấu của các TCTD; thúc đẩy quá trình đổi mới quản trị, kiểm soát rủi ro trong hệ thống NHTM và tổ chức tài chính.
Sự thành công của hoạt động tái cơ cấu nói trên đã góp phần tạo cho thị trường tài chính - tiền tệ và kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp. DN đã tiếp cận được tín dụng dễ dàng hơn với lãi suất hợp lý; hoạt động sản xuất kinh doanh đã “ấm” dần. Tăng trưởng GDP trong những năm gần đây đã cải thiện, đơn cử năm 2013 là 5,42%, năm 2014 là 5,98%, năm 2015 dự kiến là 6,5% và năm 2016 dự kiến 6,7%.
Một trong những điểm nhấn trong triển khai Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD thời gian qua là việc NHNN mua NHTM yếu kém với giá 0 đồng. Ông đánh giá gì về giải pháp này?
Theo quy định tại Điều 149, Luật Các TCTD năm 2010, NHNN có quyền trực tiếp hoặc chỉ định TCTD khác góp vốn, mua cổ phần của TCTD thuộc diện kiểm soát đặc biệt, trong trường hợp TCTD đó không có khả năng thực hiện yêu cầu của NHNN như: tăng vốn; thực hiện kế hoạch tái cơ cấu; hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất…
Trên thực tế, trước khi mua lại các TCTD được kiểm soát đặc biệt, NHNN đã yêu cầu các TCTD này phải tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, việc tăng vốn điều lệ của TCTD kiểm soát đặc biệt không được các cổ đông của họ thông qua, do vậy không bảo đảm mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định. Vì thế, giải pháp mua lại một số TCTD yếu kém của NHNN là đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Mặt khác, tại thời điểm mua lại, vốn điều lệ của các NH bị mua là âm, nên việc NHNN mua lại với giá 0 đồng là phù hợp với thực tế. Cũng cần khẳng định thêm, việc mua lại NH với giá 0 đồng là một sáng kiến độc đáo.
Để hoạt động NH an toàn, hiệu quả, hỗ trợ tốt hơn cho nền kinh tế, theo ông trong tái cơ cấu hệ thống các TCTD, Quốc hội, Chính phủ, NHNN cần có thêm quyết sách gì?
Theo tôi, cần sửa đổi một số quy định của pháp luật có liên quan như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Thi hành án dân sự, Luật Đấu giá tài sản… để đảm bảo tính đồng bộ trong xử lý nợ xấu, tái cơ cấu TCTD... Đồng thời, để tháo gỡ khó khăn trong việc xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm các khoản nợ xấu, cần quy định một chương trong dự án Luật Đấu giá tài sản về vấn đề này để các TCTD sớm có điều kiện thu hồi vốn...
Đồng thời, ngoài các giải pháp chúng ta đã và đang triển khai hiện nay, tôi nghĩ NHNN cần xem xét để có thể thúc đẩy quyết liệt các biện pháp như: xếp hạng tín nhiệm để đánh giá và phân loại các TCTD, công bố rộng rãi kết quả này để mọi đối tượng liên quan được biết. Qua quá trình xếp hạng tín nhiệm, chúng ta cũng sẽ tìm ra được những NH hoạt động yếu kém để có chế độ kiểm tra, kiểm soát phù hợp và kịp thời.
Xin cảm ơn ông!