Đó là khẳng định của Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn tại Hội nghị thường niên các nhà đầu tư của Tập đoàn VinaCapital, diễn ra sáng nay (ngày 15/10/2015) ở TPHCM.
Quyết định thoái vốn của SCIC tạo cơ hội hút dòng vốn ngoại tỷ USD
- Cập nhật : 15/10/2015
(Tai chinh)
Nếu SCIC được phê duyệt thoái toàn bộ vốn tại Vinamilk (mã VNM), đồng thời room cổ phiếu VNM được mở ra 100%, thì đây là cơ hội rất lớn để thị trường chứng khoán Việt Nam thu hút dòng vốn lớn từ nhà đầu tư nước ngoài, vì VNM luôn là cổ phiếu được khối ngoại ưa chuộng.
Cuối giờ chiều 13/10, thị trường xuất hiện thông tin về Đề án tái cơ cấu Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) mới được Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh ký ngày 8/10.
Theo văn bản này, SCIC sẽ thoái toàn bộ vốn tại 10 doanh nghiệp, trong đó có 8 doanh nghiệp hiện đang niêm yết trên sàn chứng khoán, bao gồm BMI, VNR, HGM, NTP, BMP, VNM, SGC và FPT.
Trong đó, tâm điểm của sự chú ý là cổ phiếu VNM khi Vinamilk hàng năm đem lại nguồn cổ tức nghìn tỷ đồng cho SCIC. Với việc SCIC sẽ thoái toàn bộ 45,1% vốn tại Vinamilk và tạm tính theo giá cổ phiếu đóng cửa phiên 13/10, giá trị số cổ phiếu này lên tới trên 55.200 tỷ đồng (trên 2,4 tỷ USD).
VNM từ lâu là cổ phiếu ưa thích của nhà đầu tư nước ngoài và luôn trong trạng thái kín room. Vì vậy, nếu SCIC được phê duyệt thoái toàn bộ vốn tại VNM, đồng thời room cổ phiếu VNM được mở ra 100%, thì đây là cơ hội rất lớn để thị trường chứng khoán Việt Nam thu hút dòng vốn lớn từ nhà đầu tư nước ngoài.
Tổng giá trị tạm tính của 8 cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán là 62.154 tỷ đồng. Trong đó, ngoài VNM, có 4 khoản đầu tư trên nghìn tỷ là BMP, VNR, NTP và FPT.
Nhận định về thông tin từ SCIC, Công ty chứng khoán HSC cho rằng, đây là một bước đột phá giúp nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp cận nhiều hơn đối với những bluehcips lớn như VNM và FPT.
Tuy nhiên, thị trường sẽ còn phải chờ 3 yếu tố: (1) Thời gian thực hiện cụ thể: (2) Liệu thay đổi về định nghĩa công ty/nhà đầu tư nước ngoài như trong dự thảo thay thế Thông tư 74 có được phê duyệt hay không và (3) danh sách ngành kinh doanh có điều kiện.
HSC đánh giá, động cơ đằng sau quyết định này có liên quan đến tình hình ngân sách hiện nay, trong đó chính phủ dự kiến dùng tiền từ bán tài sản để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
HSC nhận định, thị trường chắc chắn sẽ đón nhận thông tin này một cách tích cực do hiện tại đang thiếu hụt nguồn cung các cổ phiếu chủ chốt dẫn đến khó thu hút các dòng vốn lớn hơn vào thị trường.
Chung quan điểm với HSC, Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng, động thái của Nhà nước có thể mở đường cho sự tham gia nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty này, nếu các công ty này được cho phép và quyết định sẽ nâng tỷ lệ trần sở hữu nước ngoài.
Hồi tháng 9 vừa qua, SCIC đã tổ chức Hội thảo "Phát huy vai trò cổ đông Nhà nước trong quản trị Công ty cổ phần". Tại hội thảo, ông Nguyễn Hồng Hiển, Phó Tổng giám đốc SCIC cho biết, theo thống kê sơ bộ, phần vốn mà SCIC đại diện cho Nhà nước tại các doanh nghiệp chiếm khoảng 3-5% tổng số vốn Nhà nước hiện nay tại các doanh nghiệp.
Theo ông Hiển, khi SCIC thực hiện việc bán vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn, SCIC đặt việc thoái vốn trong bức tranh tổng thể, để tìm cách thoái vốn mà doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt, chứ không chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Phần vốn Nhà nước sau khi bán xong vẫn được coi trọng nhưng không phải là mục đích duy nhất.