Theo BIDV, tổng dư nợ tín dụng hệ thống ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế lên tới 4,66 triệu tỷ đồng, bằng 111% GDP. Trong khi đó, nhóm 4 ngân hàng Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank chiếm tới 45% tổng tài sản, 50,2% tổng dư nợ tín dụng và 46,3% nguồn vốn huy động của toàn hệ thống.
“Nghẽn” giải ngân vốn ODA
- Cập nhật : 11/06/2016
Suốt bao năm qua các nguyên nhân làm chậm tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vẫn là những vướng mắc về thể chế, pháp lý, thiếu vốn đối ứng, trình độ năng lực thẩm định kém và tắc nghẽn trong giải phóng mặt bằng.
Đã có rất nhiều chỉ đạo về vấn đề này, nhưng dường như lối thoát thực sự cho những điểm nghẽn vẫn chưa được tìm ra.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông khởi công tháng 10/2011, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014. Tuy nhiên, dù dự án phải lùi tiến độ đến 30/6/2016 vẫn khó có thể hoàn thành đúng tiến độ
Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi ngày 8/6/2016, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Trưởng Ban chỉ đạo, đã yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định các lĩnh vực cần ưu tiên và tìm cách đẩy nhanh tốc độ giải ngân nguồn vốn ODA theo hướng không tăng thêm các quy trình, thủ tục làm chậm lại tiến độ.
Tồn đọng tới 22 tỷ USD
Yêu cầu trên xuất phát từ thực tế trong bối cảnh đất nước đang thiếu vốn để phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, thì tốc độ giải ngân vốn ODA lại diễn ra chậm dẫn đến việc nguồn vốn này bị tồn đọng tới 22 tỷ USD, theo báo cáo của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính. Trong giai đoạn 1993-2014, Việt Nam được đánh giá là một mô hình thành công về huy động vốn ODA, với tổng giá trị cam kết đạt 85,2 tỷ USD, tổng giá trị các hiệp định ký kết đạt 70,3 tỷ USD. Phần lớn các khoản vay ODA và vay ưu đãi quy mô lớn có lãi suất rất ưu đãi, thời gian vay và ân hạn dài. Khoảng 45% khoản vay có lãi suất dưới 1% một năm, thời hạn vay từ 30-40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn.
Rõ ràng, với lãi suất rất thấp và thời hạn vay cũng như ân hạn dài, ODA là nguồn vốn quý báu để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và các dự án xã hội của đất nước. Thực tế đã có nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn được hoàn thiện trong những năm qua nhờ vào nguồn vốn ODA, như dự án đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Thái Nguyên hay dự án cầu Nhật Tân.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà tài trợ đều cho rằng tốc độ giải ngân vốn ODA là khá chậm. Tính đến hết năm 2014, vốn giải ngân ODA mới đạt 48,4 tỷ USD, chiếm gần 70% tổng vốn ODA ký kết. Vẫn còn đó hơn 22 tỷ USD chưa được giải ngân.
Theo thông tin từ Ban chỉ đạo, số vốn ODA và vay ưu đãi giải ngân ước tính sáu tháng đầu năm đạt 1,8 tỷ USD, bằng xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái. Con số này vẫn còn khá thấp so với mục tiêu giải ngân từ 5-6 tỷ USD được Chính phủ đặt ra hồi đầu năm. Như vậy, để đạt được mục tiêu, số vốn giải ngân ít nhất trong sáu tháng còn lại sẽ phải là 3,2 tỷ USD. Cả năm ngoái, số vốn ODA và vay ưu đãi cũng chỉ giải ngân được 3,7 tỷ USD. Năm ngoái, số vốn ODA và vay ưu đãi cũng chỉ giải ngân được 3,7 tỷ USD.
Giải ngân vốn ODA ít, tức là đang lãng phí một nguồn lực rất lớn. Nói một cách dễ hiểu hơn là khi đất nước đang cần vốn đầu tư và đã có sẵn tiền nhưng lại không tiêu hết được. Và chắc chắn sẽ còn tiếc hơn nếu biết rằng sang năm 2017 đây Ngân hàng Thế giới sẽ chấm dứt giải ngân tại 17 dự án do ngân hàng này tài trợ vốn nhưng không được sử dụng hết.
Giải ngân cách nào?
Nguyên nhân giải ngân vốn ODA chậm cho đến bây giờ cũng không còn gì là mới. Theo Văn phòng Chính phủ, cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi đã chỉ rõ nguyên nhân gây chậm trễ về tiến độ chủ yếu vẫn là vướng mắc về thể chế, pháp lý, quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành. Bên cạnh đó là các vướng mắc do điều chỉnh thay đổi, vốn đối ứng bố trí không đầy đủ kịp thời và công tác giải phóng mặt bằng.
“Khó khăn nổi lên trong 6 tháng đầu năm và cũng là khó khăn chung trong 5 năm qua khi thực hiện các dự án là khâu chuẩn bị dự án, thẩm định dự án, giải phóng mặt bằng, nguồn vốn đối ứng, sự chậm trễ trong giải ngân, trình độ và năng lực của các ban quản lý dự án”, Văn phòng Chính phủ trích dẫn lại nội dung cuộc họp. Nhưng lmột giải pháp toàn diện nhất thúc đẩy quá trình giải ngân dường như vẫn chưa được tìm ra cho đến thời điểm này.
Cần phải nhấn mạnh rằng trong bối cảnh nguồn lực trong nước còn hạn chế, thì huy động được và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt là vốn ODA và vốn vay ưu đãi để phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội là điều kiện quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của đất nước giai đoạn 2016 – 2020. Ông Hoàng Hải, Phó cục trưởng Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, chia sẻ rằng việc chậm giải ngân không hẳn vì thiếu vốn đối ứng. “Chúng tôi đã nghe ý kiến đại diện Bộ ngành, địa phương, chủ dự án để xem xét vướng mắc. Làm sao mục tiêu quan trọng nhất là đơn giản hóa thủ tục hành chính và cơ chế tài chính thực sự là rõ ràng. Khi dự án được triển khai, ngay từ khâu hình thành ý tưởng đã từng bước có cơ chế tài chính, tránh tình trạng vốn bị chậm”.
Theo Diền Đàn Doanh Nghiệp