Có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, giá nhân công rẻ, môi trường đầu tư thông thoáng… đã và đang khiến TP. Đà Nẵng ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư đến từ xứ sở mặt trời mọc.
Hồng Kông đứng thứ 6/114 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam
- Cập nhật : 11/06/2016
Theo Cục đầu tư nước ngoài (fia.mpi.gov.vn), trong 4 tháng đầu năm nay, Hồng Kông đã đầu tư 34 dự án mới (vốn đăng ký cấp mới là 195,63 triệu USD) và có 21 lượt tăng vốn (vốn đăng ký tăng thêm là 160,7 triệu USD), tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn đạt 356,3 triệu USD, đứng thứ 6 trong 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư FDI tại Việt Nam.
Hiện nay, các nhà đầu tư Hồng Kông đã đầu tư vào 17/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam. Đa phần các dự án của Hồng Kông tập trung trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 502 dự án và 7,6 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 49% tổng số dự án và 47,5% tổng vốn đăng ký của Hồng Kông tại Việt Nam. Ngành sản xuất điện đứng thứ hai với chỉ 4 dự án và 2,65 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư của Hồng Kông tại Việt Nam). Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với 47 dự án và 2,46 tỷ USD tổng vốn đầu tư (chiếm 15,4% tổng vốn đầu tư của Hồng Kông tại Việt Nam).
Tỉnh Hải Dương đứng đầu trong các tỉnh, thành phố về thu hút FDI từ các nhà đầu tư Hồng Kông với 38 dự án và 3,08 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 19,3% tổng vốn đầu tư của Hồng Kông tại Việt Nam). Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu về số dự án với 362 dự án, và đứng thứ hai về tổng vốn đầu tư với 2,33 tỷ USD tại Việt Nam (chiếm 14,5% tổng vốn đầu tư của Hồng Kông tại Việt Nam). Tỉnh Khánh Hòa đứng thứ ba với 9 dự án và 1,3 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 8,2% tổng vốn đầu tư của Hồng Kông tại Việt Nam). Tiếp theo lần lượt là các tỉnh, thành phố như Bình Dương, Quảng Ninh, Hà Nội...
Không chỉ là nhà đầu tư tiềm năng, Hồng Kông còn là thị trường xuất khẩu sang Việt Nam với tốc độ tăng trưởng dương, tăng 16,89% so với 4 tháng đầu năm 2015, đạt kim ngạch 454,7 triệu USD.
Hồng Kông xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu các mặt hàng như máy móc thiết bị, phụ liệu dệt may, điện thoại, máy vi tính và linh kiện… trong đó máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt kim ngạch cao nhất, 114,3 triệu USD chiếm 25,1%, tăng 181,78% so với cùng kỳ. Đứng thứ hai về kim ngạch là nguyên phụ liệu dệt may, đạt 70,7 triệu USD, tăng 7,92%, kế đến là vải các loại, 67,2 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ giảm 19,65%...
Nhìn chung, 4 tháng đầu năm nay, Hồng Kông xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng đều với xu hướng tăng trưởng âm, chiếm 57,8%, trong đó xuất khẩu hàng sắt thép giảm mạnh nhất, giảm 71,42%, ngược lại, số mặt hàng với tốc độ tăng trưởng dương chỉ chiếm 42,1% và xuất khẩu hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh nhất, tăng 189,28%, tuy kim ngạch chỉ đạt 26,7 triệu USD.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình nhập khẩu từ thị trường Hongkong 4 tháng 2016
ĐVT: USD
Mặt hàng | 4 tháng 2016 | 4 tháng 2015 | So sánh +/- (%) |
Tổng cộng | 454.725.014 | 389.008.298 | 16,89 |
máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 114.364.278 | 40.586.081 | 181,78 |
nguyên phụ liệu dệt, may, da giày | 70.769.715 | 65.579.073 | 7,92 |
vải các loại | 67.248.330 | 83.698.504 | -19,65 |
điện thoại các loại và linh kiện | 33.804.566 | 39.124.586 | -13,60 |
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 26.767.165 | 9.253.026 | 189,28 |
phế liệu sắt thép | 25.816.642 | 39.723.171 | -35,01 |
đá quý, kim loại quý và sản phẩm | 16.938.300 | 17.070.695 | -0,78 |
sản phẩm từ giấy | 16.309.000 | 16.220.467 | 0,55 |
sản phẩm từ chất dẻo | 11.892.062 | 12.363.445 | -3,81 |
sản phẩm từ cao su | 3.553.049 | 2.936.871 | 20,98 |
kim loại thường khác | 3.192.870 | 3.760.431 | -15,09 |
chất dẻo nguyên liệu | 2.908.794 | 4.642.116 | -37,34 |
sản phẩm hóa chất | 2.681.954 | 3.173.133 | -15,48 |
hóa chất | 1.738.583 | 1.268.424 | 37,07 |
sản phẩm từ sắt thép | 1.594.124 | 3.647.790 | -56,30 |
dây điện và dây cáp điện | 1.215.791 | 1.023.771 | 18,76 |
xơ, sợi dệt các loại | 1.008.737 | 1.513.022 | -33,33 |
sắt thép các loại | 515.394 | 1.803.406 | -71,42 |
Sản phẩm khác từ dầu mỏ | 59.329 | 47.916 | 23,82 |
Theo Vinanet