Quốc hội vừa đồng ý sử dụng 40.000 tỷ đồng tiền bán cổ phần sở hữu của Nhà nước tại một số doanh nghiệp để đầu tư phát triển.
Moody's: Ngân hàng Việt có ít kênh huy động vốn hơn trong năm 2016
- Cập nhật : 24/03/2016
(Tin kinh te)
Các ngân hàng Việt Nam có ít kênh huy động vốn từ bên ngoài hơn, do hạn chế của thị trường nội địa và các hạn mức về tỷ lệ đầu tư của khối ngoại vào ngân hàng.
Trong năm 2016, Moody's dự đoán nguồn vốn cho vay của các ngân hàng sẽ tiếp tục giảm khi tăng trưởng tín dụng và trích lập dự phòng tăng vượt tốc độ huy động vốn từ bên trong.
Trong báo cáo mới nhất, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service cho rằng kết quả hoạt động năm 2015 của ngành ngân hàng Việt Nam chứng tỏ hiệu quả của quá trình giải quyết nợ xấu đang diễn ra.
Tuy nhiên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao cũng đẩy chi phí tín dụng tăng, từ đó tạo sức ép lên lợi nhuận.
Tăng trưởng tín dụng tăng tốc - phản ánh chu kỳ cải thiện kinh tế - và cả chi phí dự phòng rủi ro tín dụng liên quan đến các tài sản có vấn đề cũng tăng, bao gồm cả trái phiếu của Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC), ông Eugene Tarzimanov, Phó Chủ tịch của Moody's, chỉ ra.
Lượng trái phiếu của Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) trong ngành ngân hàng Việt Nam gia tăng.
Mặc dù điều này cải thiện sự minh bạch đổi với các tài sản rủi ro, Moody's dự đoán chi phí trích lập quỹ dự phòng phình to sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận về sau.
Sự minh bạch đối với các tài sản rủi ro là kết quả của hai thay đổi chính sách.
Đầu tiên là việc các khoản nợ xấu đã được liệt kê và ghi nhận, phản ánh ở lượng trái phiếu VAMC mà các ngân hàng đang nắm giữ. Tỷ lệ này đạt mức mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề ra.
Thứ hai, quy định phân loại nợ chặt chẽ hơn sau khi Thông tư 02/09 được ban hành vào tháng 4/2015.
10 ngân hàng Việt Nam được Moody's xếp hạng ghi nhận khoản dự phòng rủi ro tín dụng tăng tới 49% trong năm 2015, lên 24,9 nghìn tỷ đồng.
Ngoài ra, hầu hết các ngân hàng báo tỷ lệ tổng nợ/vốn chủ sở hữu giảm trong năm, không chỉ phản ánh chi phí tín dụng cao, mà còn cả tăng trưởng tín dụng hồi phục.
Trong năm 2016, Moody's dự đoán nguồn vốn cho vay của các ngân hàng sẽ tiếp tục giảm khi tăng trưởng tín dụng và trích lập dự phòng tăng vượt tốc độ huy động vốn.
Ngoài ra, các ngân hàng Việt Nam cũng có ít kênh huy động vốn từ bên ngoài hơn, do hạn chế của thị trường nội địa và các hạn mức về tỷ lệ đầu tư của khối ngoại vào ngân hàng.
Cuối cùng, tất cả các ngân hàng được xếp hạng đều ghi nhận thanh khoản bị thắt chặt trong năm 2015 khi họ phân bổ tài sản để đáp ứng tăng trưởng cho vay. Do đó, khối lượng tài sản có tính thanh khoản cao sẽ giảm xuống.
THẢO MAI
Theo Bizlive