Fed giữ nguyên lãi suất, dự báo sẽ giảm số lần tăng trong năm 2016
Vàng bật tăng khi Fed tỏ ra thận trọng về việc tăng lãi suất
Giá USD ngân hàng tiếp tục nối dài chuỗi ổn định
NHNN công bố 4 thủ tục hành chính mới ban hành
Rủi ro hệ thống tài chính Ả Rập Xê Út tăng cao vì giá dầu
Tin tài chính - tiền tệ thế giới và Việt Nam 25-03-2016
- Cập nhật : 25/03/2016
USD tăng phiên thứ 5 liên tiếp
Phiên 24/3, USD tiếp tục tăng khi giới đầu tư đồn đoán lãi suất sẽ tăng ít nhất 2 lần trong năm nay sau bình luận của các quan chức Fed.
Phiên 24/3, USD tiếp tục tăng khi giới đầu tư đồn đoán lãi suất sẽ tăng ít nhất 2 lần trong năm nay sau bình luận của các quan chức Fed.
Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, tăng 0,1% lên 87,87 điểm, ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp. Trong khi đó, Chỉ số Đôla ICE, theo dõi sức mạnh của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt, tăng 0,2% lên 96,266 điểm. Cả tuần chỉ số này tăng 1,2%, đánh dầu tuần tăng tốt thứ 2 trong 4 tháng qua.
Chốt phiên, USD tăng 0,4% so với yên lên 112,87 JPY/USD. Trong khi đó, euro giảm 0,25% so với USD xuống 1,1155 USD/EUR, cả tuần euro giảm gần 1%.
USD đã hồi phục sau đợt bán tháo tuần trước sau khi Fed tỏ ra thận trọng về kinh tế toàn cầu và dự kiến giảm số lần nâng lãi suất trong năm nay.
Tuy nhiên, bài phát biểu của các quan chức Fed trong tuần này đã làm tăng đồn đoán Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ sớm nâng lãi suất khi hôm thứ Tư 23/3, cả Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard cho rằng việc nâng lãi suất vào tháng 4 là hoàn toàn có thể.
Theo số liệu của CME Group, tỷ lệ dự đoán Fed sẽ nâng lãi suất vào tháng 4 là 14%, tăng mạnh so với 2% một tháng trước.
Trong khi đó, số liệu kinh tế Mỹ công bố hôm thứ Năm 24/3 khá trái chiều. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp điều chỉnh theo mua trong tuần gần nhất tăng lên 265.000 đơn nhưng vẫn ở mức thấp với thị trường lao động tiếp tục được cải thiện. Số đơn hàng lâu bền trong tháng 2/2016 giảm 2,8%, nhưng vẫn thấp hơn so với mức giảm 3% dự đoán của các nhà kinh tế học trong khảo sát Wall Street Journal.
USD cũng tăng so với các đồng tiền thị trường mới nổi khi giá hàng hóa tiếp tục lao dốc. Theo đó, USD tăng 0,7% so với rand Nam Phi lên 15,453 BRL/USD và tăng 0,2% so với peso Mexico lên 17,61 MXN/USD.
Năm 2016, Việt Nam phải trả nợ 150.000 tỉ đồng
Tuy nhiên, do trong điều hành ngân sách vẫn thực hiện như năm 2015, nghĩa là có phần vay đảo nợ nên tỉ lệ phải trả thực tế thấp hơn. Nếu không tính vay đảo nợ thì nghĩa vụ trả nợ chiếm 14,7% tổng thu ngân sách, tương đương con số tuyệt đối khoảng 150.000 tỉ đồng. Như vậy, năm 2016, nghĩa vụ trả nợ vẫn cao vì ngân sách đang phải xử lý các khoản đã huy động trong giai đoạn 2011-2013 khi vay ngắn hạn chiếm 70% từ nguồn tín phiếu, trái phiếu 1-3 năm. Sau năm 2017, nghĩa vụ trả nợ sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, theo ông Long, đó chỉ là con số kịch bản vì còn phụ thuộc nhiều vào điều hành cụ thể như giá dầu thực tế sẽ là 30, 40 hay 60 USD/thùng, ảnh hưởng thu ngân sách như thế nào; đầu tư phát triển, bội chi khác nhau...
Đại diện Bộ Tài chính cũng cho biết, hiện bình quân nợ nước ngoài là 12,5 năm và thời điểm trả nợ nhiều sẽ nằm trong giai đoạn 2022-2025, còn từ nay đến đó chưa nhiều. Để giảm thiểu tác động, hiện Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính và các ngành liên quan làm việc Ngân hàng Thế giới đàm phán lộ trình trả nợ để hạn chế tác động của việc phải trả nợ nhanh tới ngân sách, dự án đang sử dụng vốn vay lại, tránh gây sốc, tăng chi phí. Tuy nhiên, con số cụ thể không thể khẳng định vì đang trong quá trình đàm phán và điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỷ giá, điều kiện vay theo lãi suất thả nổi hay cố định...
Xung quanh chủ trương phát hành 3 tỉ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế, ông Long cho biết chưa tiến hành vì phải đảm bảo nguyên tắc tối ưu, hiệu quả, bởi “nếu vay được trong nước với chi phí thấp hơn thì chưa việc gì phải vay và vay trong nước thì dân được hưởng”. Tuy nhiên, dù chưa huy động, bộ này cùng các bộ ngành vẫn tiến hành các hội nghị duy trì, quảng bá hình ảnh Việt Nam để nhà đầu tư quốc tế quan tâm, tìm hiểu, cùng với đó là việc thuê các tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế đánh giá để nhà đầu tư có thể tham chiếu.
ACB đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2016 đạt trên 1.500 tỷ đồng
ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2016 đạt 1.503 tỷ đồng, tăng trưởng 14%.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2016.
Năm 2016, ACB đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 18%, đạt 237.000 tỷ đồng. Tín dụng ACB sẽ tăng trưởng tối đa hạn mức NHNN cho phép, dự kiến khoảng 18%. Tiền gửi khách hàng tăng trưởng 18%. Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
Lợi nhuận trước thuế của ACB năm 2016 dự kiến khoảng 1.503 tỷ đồng, tăng 14% so với kết quả đạt được năm 2015. ACB dự kiến sẽ chi cổ tức năm 2016 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%.
Tại Đại hội sắp tới, Hội đồng quản trị ACB sẽ trình Đại hội thông qua tổng mức thù lao năm 2016 cho các thành viên HĐQT là 6,9 tỷ đồng và BKS là 3,4 tỷ đồng.
ACB cũng cho biết tổng mức thù lao cho các thành viên HĐQT và BKS bốn năm qua như sau:
ACB cũng công bố tờ trình về việc miễn nhiệm ông Julian Fong Loong Choon, thành viên HĐQT. Được biết, ông Julian Fong Loong Choon đã có đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT ACB nhiệm kỳ 2013 - 2017.
Tính đến hết năm 2015, quy mô tổng tài sản ACB đạt 201 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 12,2% so với cuối năm 2014. Dư nợ cho vay đến cuối năm 2015 đạt 134 nghìn tỷ đồng, mức tăng trưởng đạt tối đa 15% theo hạn mức phân bổ của NHNN. Nợ xấu lùi về mức 1,32% so với mức 2,18% tại thời điểm cuối năm 2014.
Lợi nhuận trước thuế năm 2015 của ACB đạt 1.314 tỷ đồng, tăng 8%. Ngân hàng trình cổ đông thông qua mức cổ tức năm 2015 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 9%.
ODA: Sắp phải trả nợ nhanh gấp đôi, lãi tăng gấp ba
Có thể Việt Nam sẽ không còn được vay theo điều kiện ODA và chủ yếu chuyển sang sử dụng nguồn vay ưu đãi, vay theo điều kiện thị trường từ tháng 7/2017. Việt Nam sẽ phải thực hiện điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất từ 2% - 3,5%, ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), cho biết.
Theo đó, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã vay sẽ phải rút thời hạn trả nợ từ 35 - 40 năm xuống còn 15 - 20 năm, đồng thời tăng lãi suất lên 2% - 3,5% thay vì trước đây là dưới 1%.
Cụ thể, giai đoạn trước năm 2010, thời hạn vay vốn ODA bình quân khoảng từ 30-40 năm, với chi phí vay khoảng 0,7-0,8%/năm.
Còn giai đoạn từ 2011-2015, thời hạn vay bình quân chỉ còn từ 10-25 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, trong 10 năm trở lại đây, tổng số vốn ODA, vay ưu đãi được ký kết vào khoảng 45 tỷ USD, trong đó 1/3 chia cho ngân sách trung ương để cấp phát cho các chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương; 1/3 dành cho các chương trình, dự án của địa phương và 1/3 để cho vay lại các dự án trọng điểm của Nhà nước.
Trong tổng số vốn dành cho chương trình, dự án của địa phương, tỷ trọng vốn cấp phát chiếm 92,2% (khoảng 13,83 tỷ USD), cho vay lại chỉ chiếm 7,8% (khoảng 1,17 tỷ USD).
Theo ông Long, việc duy trì cơ chế mang tính bao cấp từ phía Trung ương trong thời gian dài đã tạo ra tâm thế ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, chưa thực sự khuyến khích các chủ đầu tư sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả.
Hiện nay cơ chế thương mại đang dần được thực hiện ở chỗ để dự án có tính hiệu quả, khả thi, các ngân hàng được tiếp cận dự án ngay từ ban đầu.
Trong Nghị định 38/2013/NĐ-CP về Ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, báo cáo Chính phủ có nêu cơ chế tài chính được xác định ngay với chủ dự án, chủ dự án có thể xây dựng dự án phù hợp với điều kiện hiện nay.
“Do vậy, quyền của ngân hàng thương mại đang được nâng tầm, đó là cơ chế chúng tôi đang áp dụng”, ông Long cho biết.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang chỉ đạo Bộ Tài chính và các ban ngành liên quan trước hết là đàm phán với Ngân hàng Thế giới (WB) về lộ trình hạn chế một cách tối đa tác động của việc trả nợ nhanh tới ngân sách Nhà nước cũng như là tới chủ dự án, chủ đầu tư.
Được biết, WB đã cam kết tính toán phương án cho phù hợp để không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam về thương mại kể cả trước mắt và lâu dài.
“Chúng ta đang phải xử lý hậu quả của việc huy động vốn ngắn hạn quá nhiều trong những năm 2011 - 2013, tương ứng với đó chúng ta phải trả nợ nhiều vào năm 2015-2016 nhưng trong năm 2017 các khoản phải trả nợ sẽ giảm”, ông Long cho biết.