Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vừa công bố số liệu cho thấy Việt Nam đã vượt qua Malaysia để trở thành nước mang về nhiều lợi nhuận hơn cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
Tin tài chính - tiền tệ thế giới và Việt Nam chiều 24-03-2016
- Cập nhật : 24/03/2016
Áp lực bán tháo đẩy vàng giảm mạnh xuống thấp nhất 3 tuần
Áp lực bán tăng mạnh đẩy giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc rơi xuống thấp nhất 3 tuần. Giá vàng SJC vì thế cũng giảm tiếp 150.000 đồng/lượng trong sáng nay (24/3) sau khi đã để mất hơn 100.000 đồng/lượng trong phiên hôm qua. Tuy nhiên, hiện giá vàng SJC lại nới rộng khoảng cách với giá vàng thế giới lên gần 600.000 đồng/lượng.
Thị trường chứng khoán châu Âu và toàn cầu đã ổn định hơn trong phiên hôm qua sau các cuộc tấn công khủng bố tại Brusels (Bỉ). Đồng USD cũng phục hồi mạnh còn giá dầu giảm thấp. Tất cả những điều đó đã tạo áp lực lớn đến thị trường vàng.
Trong khi áp lực bán kỹ thuật tiếp tục tăng mạnh sau khi giá vàng giảm liên tiếp trong mấy phiên gần đây càng kéo kim loại quý này tiếp tục lao dốc, rơi xuống dưới 1.220 USD/oz – thấp nhất trong 3 tuần qua.
Hiện giá vàng kỳ hạn tháng Tư đang dừng ở 1.218,20 USD/oz; giá vàng giao ngay cũng đang xoay quanh 1.217,75 USD/oz.
Đà giảm mạnh của giá vàng thế giới kéo giá vàng SJC trong nước tiếp tục giảm thêm 150.000 đồng/lượng trong sáng nay sau khi đã để mất hơn 100.000 đồng/lượng trong phiên hôm qua.
Theo đó sáng nay Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tiếp tục giảm cả giá mua và bán vàng SJC 150.000 đồng/lượng, đưa giá giao dịch tại TP.HCM xuống còn 33,24 – 33,49 triệu đồng/lượng, còn tại Hà Nội và một số địa phương khác là 33,24 – 33,51 triệu đồng/lượng. Trong phiên hôm qua, giá mua – bán vàng SJC của DN này cũng giảm 110.000 đồng/lượng. Mặc dù vậy, hiện giá bán ra vàng SJC của DN này vẫn đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 590.000 đồng/lượng.
Tập đoàn DOJI cũng giảm mạnh giá mua – bán vàng SJC của mình về còn 33,34 – 33,42 triệu đồng/lượng, giảm 140.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với cuối giờ chiều qua. Trong phiên hôm qua, giá mua – bán vàng SJC của DOJI cũng giảm 110.000 đồng/lượng. Song hiện giá bán ra vàng SJC của DOJI cũng đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 520.000 đồng/lượng.
Theo các nhà phân tích, đà suy giảm của vàng vẫn có thể còn tiếp diễn khi mà tâm lý của các nhà đầu tư trở nên trấn tĩnh hơn trước quyết định của Fed cũng như các bất ổn địa chính trị gần đây.
Theo đó, mặc dù tỏ ra thận trọng hơn, song Fed vẫn chưa từ bỏ ý định sẽ tăng tiếp lãi suất trong năm nay với mức tăng được dự kiến là khoảng 0,5%. Điều đó có nghĩa, tính đến thời điểm này, Fed vẫn đang là NHTW lớn duy nhất tăng lãi suất, trái ngược với động thái nới lỏng của nhiều NHTW lớn khác như ECB, BOJ hay PBoC.
Đồng USD vì thế cũng đang dần lấy lại phong độ qua đó tạo áp lực lớn đến giá vàng.
Tỷ giá trung tâm tăng phiên thứ tư liên tiếp
Trung Quốc hạ giá đồng nhân dân tệ mạnh nhất hơn 2 tháng
Ngày 24/3, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ấn định tỷ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ ở mức 6,515CNY/USD, tương ứng mức tăng 0,33% so với phiên trước. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 7/1.
Ngân hàng Phát triển châu Á cho rằng các nền kinh tế châu Á vẫn tiếp tục tăng trưởng bất chấp sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc.
Kinh tế châu Á, vốn đang phụ thuộc nhiều vào “đầu tàu” Trung Quốc, có thể tăng trưởng 6% trong năm 2016, cao hơn so với con số ước tính tăng 5,8% năm 2015.(Bizlive)
Ngày 24/3: Giá vàng vẫn đang sụt giảm
Sáng 24/3, giá mua – bán vàng SJC tại TP HCM được Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết ở mức 33,39 – 33,64 triệu đồng/lượng, giảm 110.000 đồng/lượng ở cả hai chiều so với chốt phiêm hôm qua.
Cùng thời điểm, tại Hà Nội, Tập đoàn DOJI cũng điều chỉnh giá vàng SJC giảm 50.000 đồng/lượng so với phiên trước, xuống còn 33,49 – 33,57 triệu đồng/lượng.
Do có cùng mức giảm nên chênh lệch giá mua - bán vàng tại Hà Nội và TP HCM không thay đổi so với các phiên trước. Tại Hà Nội mức chênh lệch là 80.000 đồng/lượng; còn tại TP HCM là 250.000 đồng/lượng.
Trên thị trường thế giới, giá vàng bất ngờ giảm mạnh do ảnh hưởng của các vụ đánh bom khủng bố tại Brussels (Bỉ) và do những đồn đoán về khả năng nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào tháng 4 tới.
Theo Kitco News, giá vàng giao kỳ hạn tháng 4 trên sàn Comex đêm qua đã “bốc hơi” 24,7 USD/ounce, xuống còn 1.223,9 USD/ounce.
Giữ ngoại tệ khó có lợi
Đồng USD trên thị trường quốc tế biến động khá mạnh, trong khi ở Việt Nam khá ổn định nhờ chính sách điều hành tỷ giá trung tâm
Theo ghi nhận tại một số NHTM trong tuần qua, các giao dịch liên quan tới USD của DN vẫn diễn ra ổn định, cho dù Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) công bố không tăng lãi suất. Tại một NH, anh Phạm Tuấn Khánh, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phạm Tuấn cho biết, do thường xuyên dùng ngoại tệ thanh toán nên anh vẫn có xu hướng giữ USD, thậm chí thu gom mua USD nếu giá USD có xu hướng giảm.
Khi được hỏi đến vấn đề lãi suất gửi USD 0%, anh Khánh cho rằng điều này không quan trọng, vì anh vẫn nhận thấy USD là loại tiền tệ có giá trị, nên không cần lãi suất cũng giữ. Một phần, nếu cần USD thanh toán, anh có thể sử dụng ngay mà không phải mua với giá cao hơn. Mặt khác, anh Khánh cho rằng biết đâu, lúc nào đó giá USD lại tăng vọt so với tiền đồng. Lúc đó, chênh lệch giá USD bán ra cũng cao hơn hẳn lãi suất 1-3% như trước đây đã từng áp dụng.
Thực tế, tâm lý giữ USD của người dân Việt Nam tính đến thời điểm này vẫn khá cao. Theo ghi nhận từ NHTM, tính từ cuối năm 2015 đến nay, tỷ lệ người dân rút tiền ra để chuyển sang tiền đồng không lớn.
Một lãnh đạo phụ trách mảng ngoại hối một NHTM tại TP.HCM thừa nhận, từ cuối năm 2015, quyết định giảm lãi suất USD về mức 0% không gây ảnh hưởng tới việc mua – bán của khách hàng. Các giao dịch vẫn diễn ra bình thường. Không có tình trạng khách hàng rút USD ồ ạt.
Đến thời điểm này cũng vậy, quyết định không tăng lãi suất của FED dù không đúng với kỳ vọng của người dân, nhưng cũng chẳng có ai có xu hướng chuyển đô sang đồng. Thậm chí, gần đây, người dân có xu hướng giữ USD tăng cao so với bình thường.
Cũng theo vị này, nhiều khách hàng cho biết, lý do vẫn giữ USD tại NH để tránh mất giá.
Quả thật, nếu xét theo diễn biến tiền tệ thế giới, giới phân tích dự đoán khả năng điều chỉnh tỷ giá trong thời gian tới là hoàn toàn có thể. Điều này giải thích vì sao nhiều người vẫn kỳ vọng USD sẽ tiếp tục tăng giá so với VND.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, câu chuyện về lợi ích nêu trên chỉ là kỳ vọng, trong khi hiện tại đã xuất hiện nhiều thông tin bất lợi cho người găm giữ USD. Cụ thể, nhà đầu cơ có thể nhận thấy diễn biến của giá trị các đồng tiền chủ chốt trên thị trường thế giới trong những ngày vừa qua đã không còn là tác nhân gây xáo trộn cho thị trường trong nước. Ngược lại, FED không tăng lãi suất một lần nữa khẳng định kinh tế thế giới không quá lạc quan.
Tăng trưởng của Mỹ có dấu hiệu chậm lại, lạm phát ở mức thấp và thị trường lao động cần nhiều yếu tố để hỗ trợ. So với các đồng tiền chủ chốt khác trong rổ tiền tệ, USD đã mất giá bình quân 1-5%. Tương tự, Nhật cũng áp dụng cơ chế lãi suất âm. Mô hình tăng trưởng của Trung Quốc cũng bộc lộ những vấn đề khiếm khuyết, xuất khẩu tăng chậm lại, tăng trưởng thấp xuống, thị trường chứng khoán chao đảo.
Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam có chiều hướng tốt lên, diễn biến tỷ giá trong nước đang chứng minh được sự ổn định dài hạn. Tính từ đầu tháng 3/2016 đến nay, tỷ giá trung tâm có xu hướng giảm.
Đơn cử, tỷ giá trung tâm của VND với USD, áp dụng cho ngày 3/3/2016 ở mức 21.904 đồng. Với biên độ +/-3%, các tổ chức tín dụng, NH được phép giao dịch USD ở mức 21.247 - 22.561 đồng. Đến ngày 20/3, tỷ giá trung tâm chỉ xoay quanh mức 21.838 đồng/USD. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các NH được áp dụng lúc này chỉ là 22.493 đồng và tỷ giá sàn là 21.182 đồng/USD. Trong bối cảnh lãi suất USD không tăng thì tỷ giá VND/USD sẽ khó tăng như kỳ vọng của người giữ USD.
Chia sẻ thêm những băn khoăn về việc có nên giữ USD hay không, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, riêng với những ai có kiều hối thì có thể giữ USD nhưng điều này cũng không đảm bảo lợi ích vì sắp tới đây, nếu NHNN tiếp tục mạnh tay đưa lãi suất USD xuống mức âm, thì người gửi USD phải mất thêm phí, giữ USD lại thiệt.
Ngược lại, với những người có tâm lý đầu tư, găm giữ USD thì thời điểm này chưa mang lại lợi ích gì. Còn với những người có nhu cầu USD để trang trải chi phí như cho con đi du học, đi chữa bệnh hay thanh toán bằng USD thì có thể mua vào, tùy thời điểm…(TBNH)