Một quan chức Thái Lan cho biết thời tiết khắc nghiệt có thể khiến sản lượng đường của nước này giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Điều này có thể sẽ đẩy giá đường tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.
Moody’s hạ dự báo giá dầu năm 2016
- Cập nhật : 21/10/2015
(Tin kinh te)
Moody’s hạ dự báo giá dầu Brent từ mức 57 USD/thùng xuống còn 53 USD/một thùng, dầu Mỹ từ 52 USD/thùng xuống còn 48 USD/thùng trong năm 2016.
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm hàng đầu của Mỹ là Moody’s vừa đưa ra dự báo về khả năng giá dầu sẽ khó tăng mạnh trong năm 2016 đối với cả dầu Mỹ và dầu Brent. Moody’s cho thấy tổ chức này tin rằng việc tăng giá của dầu mỏ sẽ diễn ra với tốc độ chậm hơn nhiều so với dự báo trước đây do việc tiếp tục dư thừa nguồn cung dầu mỏ trong các quốc gia thuộc khối OPEC và tỷ lệ lợi nhuận từ việc bán dầu mỏ vẫn ở mức có thể chấp nhận được.
Moody’s hạ dự báo giá dầu Brent từ mức 57 USD/thùng xuống còn 53 USD/một thùng, dầu Mỹ từ 52 USD/thùng xuống còn 48 USD/thùng trong năm 2016.
Moody’s cũng cho biết họ vẫn kỳ vọng cả hai chỉ số giá dầu thô sẽ tăng lại khoảng 7 USD/mỗi thùng vào năm 2017.
Theo giám đốc tài chính của tập đoàn là Steve Wood cho biết: “Chúng tôi tin rằng giá dầu vẫn sẽ duy trì ở mức thấp trong một thời gian dài do tồn kho và nguồn cung dầu vẫn còn rất lớn. Giá dầu nếu có tăng cũng sẽ ở mức độ chậm hơn rất nhiều”. Ngoài ra ttheo ông: “Đáng lẽ nguồn cung dầu mỏ nên bắt đầu giảm bớt đi do vốn khai thác đã bắt đầu giảm, cộng với sự trở lại thị trường dầu mỏ của Iran cũng có thể gây thêm những áp lực lên giá dầu trong năm 2016”.
Giá dầu đã giảm trở lại trong phiên giao dịch ngày hôm qua sau những số liệu kinh tế của Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới hiện nay. Báo cáo cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP quý III của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này chậm nhất trong 6 năm trở lại đây.
Giá dầu mỏ thế giới lao dốc từ gần 120 USD/một thùng từ tháng 6 năm ngoái xuống mức thấp kỷ lục khi chỉ còn khoảng 40 USD/một thùng vào tháng 8 vừa qua.
Tuy nhiên theo Michele Della Vigna, người đứng đầu của bộ phận nghiên cứu tài sản tại châu Âu của Goldman Sachs cho biết, ngành công nghiệp dầu mỏ có thể sẽ đi vào chu kỳ tăng giá trở lại trong trung hạn nếu nó có thể cắt giảm các chi phí khai thác dầu. Theo chuyên gia này, tâm lý thị trường đang có sự thay đổi đáng kể.
Một nguồn thông tin nữa từ dữ liệu của Baker Hughes đưa ra tuần trước xác nhận rằng lĩnh vực sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đã tăng trưởng chậm lại do số lượng giàn khoan dầu tiếp tục giảm. Ngoài ra, 2 trong số những cỗ máy sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới là Iraq và Ả-rập Xê út sẽ phải đối mặt với sự tăng trưởng chậm lại trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu nguồn năng lượng này.
Cũng theo Della Vigna : “Nếu nhìn về tương lai sắp tới, điều quan trọng sẽ là liệu Big Oil (các quốc gia hàng đầu về khai thác và xuất khẩu dầu lửa) có thể sẽ phải cắt giảm chi phí đáng kể nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn vốn. Và họ sẽ cần phải tái cấu trúc lại dòng tiền của họ mà bấy lâu nay đã bị xói mòn nghiêm trọng”.
Các nhà sản xuất và chế biến dầu mỏ lớn tại châu Âu và Mỹ, đã rất bận rộn trong việc tái cơ cấu và cắt giảm các chi phí sản xuất kể từ khi giá dầu thô giảm mạnh từ giữa tháng 06 năm ngoái. Xu thế này vẫn chưa ngừng hẳn, tuy nhiên, như với cách mà nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu của Pháp là Total vừa làm đó là việc công bố một thỏa thuận bán 15% cổ phần của mình cho một đối tác của Na Uy.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran hôm qua cho biết ông không mong đợi một sự thay đổi về sản lượng sản xuất trong thời gian tới khi OPEC gặp nhau vào tháng 12 này để quyết định về hạn ngạch xuất khẩu dầu mỏ. Các thành viên OPEC vẫn kỳ vọng vào việc bán được dầu với giá hơn 70 USD/một thùng tuy nhiên đây có thể là một việc không đơn giản chút nào.
Theo WSJ,Vinanet