Thời điểm đầu năm mới, nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cho mình những cơ hội mới. Thay vì dồn tiền vào những trò may rủi tại nhà cái Letou, nhiều người chọn cách dùng dòng tiền nhàn rỗi của mình để đầu tư, mà câu hỏi được đặt ra nhiều nhất chính là đầu tư tiền đô hay mua vàng?
Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm mục đích gì?
- Cập nhật : 10/10/2018
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) quyết định hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng là dấu hiệu cho thấy nhà chức trách nước này đang lo ngại về một cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ, theo giới chuyên gia.
Trong tài liệu 71 trang hồi tháng 9, Trung Quốc nhấn mạnh kinh tế nước này “rất kiên cường” và Bắc Kinh không sợ một cuộc chiến thương mại.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức ở Thiên Tân, Trung Quốc, tháng 9, Phó chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc Fang Xinghai nói chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump không thể làm gì ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế Trung Quốc.
Theo ông Fang, trong trường hợp xấu nhất – Mỹ áp thuế với toàn bộ hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu, tăng trưởng của Trung Quốc chỉ mất 0,7%.
PBOC ngày 7/10 thông báo sẽ giảm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) với các ngân hàng từ ngày 15/10 – động thái có thể mang lại kết quả là bơm 750 tỷ nhân dân tệ (109,2 tỷ USD) tiền mặt vào hệ thống ngân hàng.
RRR hiện tại của Trung Quốc là 15,5% đối với các ngân hàng thương mại lớn, 13,5% với các tổ chức cho vay nhỏ hơn.
Việc PBOC có động thái giảm áp lực lên lĩnh vực ngân hàng cho thấy tình hình tại Trung Quốc không hẳn là chỉ toàn màu hồng, theo giới chuyên gia.
“Trung Quốc dường như đang đối mặt với giai đoạn tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mọi thông tin đều đang chống lại nước này”, Fraser Howie, nhà phân tích độc lập từng viết sách về Trung Quốc cùng hệ thống tài chính nước này, nói với CNBC ngày 8/10.
“Họ chắc chắn muốn gạt đi những quan điểm về hoảng sợ hoặc gần hoảng sợ… nhưng họ biết hoạt động ở Trung Quốc không còn bình thường như mọi khi”.
Ảnh minh họa: WSJ
PBOC vẫn duy trì quan điểm rằng chính sách tiền tệ của họ là thận trọng và trung lập – không phải điều tiết.
Chính sách tiền tệ trung lập nghĩa là ngân hàng trung ương không tìm cách kìm hãm hay kích thích nền kinh tế. Chính sách điều tiết đồng nghĩa ngân hàng trung ương giúp giảm chi phí đi vay cho các doanh nghiệp và hộ gia đình với kỳ vọng họ tăng chi tiêu, thúc đẩy nền kinh tế.
Bất kể lập trường chính thức của PBOC là gì, lần giảm RRR thứ 4 này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang và kéo dài hơn dự báo, giới phân tích nhận định.
Cuộc chiến thương mại kéo dài, kinh tế Mỹ mạnh có thể khiến có nhiều nhà đầu tư rút tiền khỏi Trung Quốc hơn. Do đó, Bắc Kinh cần có biện pháp phủ đầu để tránh dòng tiền đầu tư lớn chảy ra khỏi hệ thống tài chính. Điều này nguy cơ tác động đến kinh tế Trung Quốc – vốn đang tăng trưởng chậm lại.
“Hồi đầu năm, tôi nghĩ giảm RRR dường như liên quan quá trình giảm đòn bẩy nhiều hơn, cung cấp thanh khoản cho những ngân hàng gặp khó khăn về tín dụng bởi Trung Quốc muốn xử lý hoạt động mờ ám trong lĩnh vực ngân hàng”, theo Cindy Ponder-Budd, nhà phân tích tại công ty nghiên cứu View from the Peak.
“Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chậm lại và bạn bắt đầu thấy chính phủ nước này chủ động hơn trong cung cấp các gói kích thích”.
‘Trung Quốc có chút lo lắng’
PBOC đưa ra quyết định hạ RRR vào cuối kỳ nghỉ lễ quốc gia dài một tuần. Khi thị trường đóng cửa cuối tuần trước, chứng khoán Hong Kong giảm liên tiếp 4 ngày do nhà đầu tư ngày càng lo ngại tác động của cuộc chiến thương mại bắt đầu lộ rõ. Giới chuyên gia đã dự báo xu thế bán tháo lan sang sàn Thượng Hải và Thâm Quyết một khi hai sàn mở cửa trở lại ngày 8/10.
Tuy nhiên, quyết định giảm RRR lại không giúp ích nhiều trong trấn an nhà đầu tư, khi các thị trường tại Trung Quốc đại lục đi xuống như dự báo. Trong sáng 8/10, chỉ số tại các sàn Thượng Hải và Thâm Quyến đều giảm gần 3%, sàn Hong Kong giảm gần 1%.
Ảnh minh họa: FT
“Trung Quốc có chút lo lắng. Có quá nhiều lực cản hướng về phía họ và tôi nghĩ không có gì sai khi chuẩn bị cho tình huống tệ nhất và kỳ vọng điều tốt nhất”, Gareth Nicholson, đứng đầu bộ phận thu nhập cố định tại Bank of Singapore, nói.
Nicholson lưu ý nếu tình hình thương mại diễn biến xấu hơn nữa, Trung Quốc sẽ phải triển khai nhiều đòn bẩy để cứu nền kinh tế.
MK Tang, nhà kinh tế Trung Quốc cấp cao tại Goldman Sachs, cho biết mức độ giảm RRR của Trung Quốc khiến họ bất ngờ. “Chúng tôi tiếp tục tin nhà chức trách Trung Quốc sẽ nới lỏng hơn nữa do nhu cầu tránh một đợt giảm tốc mạnh trong tăng trưởng, thúc đẩy cơ sở hạ tầng sẽ là đòn bẩy đặc biệt quan trọng”.
Julian Evans-Pritchard, nhà kinh tế Trung Quốc cấp cao tại Capital Economics, dự báo sau giảm RRR sẽ là chính sách giảm lãi suất để lãi suất liên ngân hàng giảm đủ sâu, thúc đẩy cho vay.
Như Tâm/Theo FT, CNBC, NDH.VN