Doanh nghiệp mua USD kỳ hạn của các ngân hàng thương mại lo bị thiệt nếu mức độ tăng, giảm của tỉ giá không như dự đoán.

Trước sức ép nhu cầu vay vốn lớn cùng với đồng USD tăng giá, tỷ giá có thể sẽ được điều chỉnh dần theo hướng tăng lên.
Đó là nhận định được bà Đỗ Thị Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) đưa ra khi trao đổi với chúng tôi về cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước và những tác động lên lạm phát.
Ngày 4/1 vừa qua, NHNN đã chính thức công bố cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm với sự biến động lên xuống hàng ngày. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, việc lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá mới là một quyết định rất linh hoạt của NHNN nhằm ổn định thị trường ngoại hối.
Mặc dù tỷ giá được điều chỉnh hàng ngày song vẫn áp dụng biên độ dao động, nên các phiên vừa qua có lúc tỷ giá tăng, có lúc tỷ giá giảm nhưng vẫn duy trì trong biên độ +/-3%.
Khi nhận định về xu hướng điều chỉnh tỷ giá trong thời gian tới, Vụ Phó Vụ thống kê Giá cho rằng, trước sức ép nhu cầu vay vốn lớn cùng với đồng USD tăng giá, tỷ giá có thể sẽ được điều chỉnh dần theo hướng tăng lên.
Đánh giá về tác động của cơ chế điều chỉnh tỷ giá mới đến lạm phát của năm 2016, đại diện cơ quan thống kê cho rằng dự báo CPI năm 2016 sẽ có mức tăng cao hơn so 2015.
Theo đó, một số yếu tố tác động đến CPI 2016 như: Điều chỉnh học phí theo Nghị định số 86 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015- 2016 đến năm học 2020- 2021; Giá dịch vụ Y tế có nhiều khả năng sẽ được điều chỉnh tăng từ quý II/2016 nếu điều chỉnh đồng thời cả bù đắp chi phí phụ và chi phí tiền lương; tiền lương cơ bản tăng từ tháng 1/5/2016 tăng khoảng 5%.
Ngoài ra, giá điện sẽ tiếp tục được cân nhắc và điều chỉnh tăng. Tổng cục Thống kê lý giải rằng, do đầu năm 2015 mới chỉ điều chỉnh 7,5%, đây là phương án thấp nhất mà Bộ Công Thương đề nghị.
Tuy nhiên, đại diện cơ quan thống kê cũng cho rằng, một số yếu tố sẽ kiềm chế CPI như: giá dầu thô trên thế giới có khả năng tiếp tục giảm do Tổ chức các nước xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) chưa có quyết định cắt giảm sản lượng và năm 2016 có thêm sự cung cấp của Iran; Cạnh tranh giữa các đối thủ xuất khẩu hàng nông sản tiếp tục diễn ra gay gắt, do đó, giá các mặt hàng nông sản có khả năng vẫn giảm...
“Tuy nhiên theo tôi đánh giá mức độ tác động của tỷ giá không lớn vì giá các chi phí đầu vào khác đang trong xu hướng giảm. Do đó, lạm phát cơ bản năm nay có thể ở mức tương đương năm 2015” – Vụ phó Vụ Thống kê Giá nhận định.
Doanh nghiệp mua USD kỳ hạn của các ngân hàng thương mại lo bị thiệt nếu mức độ tăng, giảm của tỉ giá không như dự đoán.
Năm 2015, tỷ trọng vay vốn trung và dài hạn tăng lên đáng kể nhưng nhu cầu vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp (DN) hiện vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên, lãi suất và những rủi ro từ việc lấy ngắn nuôi dài của NH sẽ vẫn là rào cản đối với những DN có nhu cầu tiếp cận vốn vay trung và dài hạn trong năm 2016.
Nhiều nhân viên tín dụng BIDV đột ngột thông báo tạm dừng làm thủ tục cho vay mua nhà đối với những khách hàng có tài sản thế chấp là nhà hình thành trong tương lai, khiến nhiều khách hàng hoang mang, có người đã bật khóc ngay tại phòng giao dịch
Trong báo cáo mới đây, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, thách thức điều hành tỷ giá trong năm 2016 là rất lớn. Ở kịch bản cơ sở, tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ tăng 3-4% trong năm 2016.
Mặt bằng lãi suất được chuyên gia phân tích dự báo sẽ có mức tăng khoảng 0,6-1% trong năm 2016 do tăng trưởng tín dụng được nới rộng hơn, lạm phát dự kiến cao hơn và mục tiêu duy trì sức hấp dẫn tương đối của VND so với USD.
Theo các chuyên gia, việc trái phiếu chính phủ hút vốn ngân hàng làm cho cơ hội giữ hoặc giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp xa dần.
Thị trường vàng những ngày đầu năm 2016 “nóng” với thông tin vàng SJC loại một chữ không được các nhà vàng thu mua.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ xem xét việc cho phá sản công ty tài chính, quỹ tín dụng yếu kém nhằm tạo thói quen cho thị trường, cũng như cảnh báo các ông chủ ngân hàng phải nghiêm túc trong hoạt động.
Đó là chia sẻ của TS.Trương Văn Phước - Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (UBGSTCQG) về cơ chế điều hành tỷ giá mới vừa được áp dụng gần 10 ngày đầu năm 2016 này.
Dường như là lần đầu tiên liên quan đến bảo lãnh của Chính phủ cho các khoản vay mới, Nghị quyết của Chính phủ đề cập đến việc: “Đồng thời nghiên cứu chuyển dần sang kênh bảo lãnh của các ngân hàng thương mại”.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự