Muốn ngồi vào ghế nóng của Sacombank, ông chủ mới phải hội đủ 3 tiêu chí: có nghề ngân hàng, có nghề bất động sản và phải có tiền mặt nhiều.

Đó là chia sẻ của TS.Trương Văn Phước - Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (UBGSTCQG) về cơ chế điều hành tỷ giá mới vừa được áp dụng gần 10 ngày đầu năm 2016 này.
TS.Trương Văn Phước – Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (UBGSTCQG) đã nhận xét như vậy khi đề cập tới cơ chế điều hành tỷ giá mới vừa được áp dụng gần 10 ngày đầu năm 2016 này.
Khi bối cảnh thay đổi…
Nhắc đến cơ chế điều hành tỷ giá, ông Phước nhấn mạnh, mỗi cơ chế tỷ giá hối đoái đặc thù phải đáp ứng các điều kiện rất cụ thể của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Ngay cả người dân trong nước, nhà đầu tư trong nước hay các nhà đầu tư nước ngoài khi họ nhìn vào kinh tế vĩ mô của một đất nước thì họ nhìn vào 2 chỉ số hết sức trực quan là lạm phát và tỷ giá hối đoái.
Năm 2008, khủng hoảng tài chính thế giới tác động rất nhiều đến bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. Yêu cầu quan trọng của chính sách trong những năm sau khủng hoảng là tạo lập và lấy lại niềm tin của thị trường rằng tỷ giá hối đoái Việt Nam phải ổn định. Để đạt được sự ổn định đó, trong số bao nhiêu cơ chế tỷ giá hối đoái, chúng ta phải lựa chọn cơ chế nào để lấy được niềm tin. Lúc này, chúng ta đã chọn cơ chế “trườn bò” của tỷ giá theo một dải biên độ.
“Việc NHNN công bố từ đầu năm tỷ giá VND so với USD sẽ như thế nào nghĩa là để cho tỷ giá “trườn bò” theo 1 biên độ định sẵn, có ưu điểm là giúp các doanh nghiệp, người dân tin rằng năm nay đồng đô la tăng giá chừng đó, để biết cách tính toán nhập khẩu như thế nào, xuất khẩu ra sao… Do đó, nó có ý nghĩa rất quan trọng để tạo lập niềm tin thị trường”, ông Phước cho hay.
Tuy nhiên, cơ chế tỷ giá “trườn bò theo một dải biên độ có sẵn” này có một thách thức, khó khăn là khi nền kinh tế thế giới có rất nhiều biến động thì ta khó có thể ứng phó và đáp trả kịp thời để không có những biến động lớn trong thị trường nội địa. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng cố định trong 1 thời gian tương đối dài (khoảng vài tháng) sẽ tạo ra sự bị động, khó ứng phó kịp.
Chẳng hạn, năm 2015 là một năm biến động của thị trường thế giới và Việt Nam đã chịu tác động trực tiếp của những biến động như: Fed điều chỉnh lãi suất và Nhân dân tệ phá giá để vào rổ tiền tệ thế giới. Do đó, NHNN đã phải 3 lần điều chỉnh tỷ giá với mỗi lần điều chỉnh là 1% và 2 lần nâng biên độ giao dịch từ ±1% lên ±3%. Cùng với đó, thị trường luôn xuất hiện tâm lý kỳ vọng tỷ giá sẽ còn tăng tiếp và đẩy giá USD lên kịch trần biên độ cho phép.
Ông Phước nhấn mạnh: “Kinh tế vĩ mô chúng ta bây giờ đã phục hồi, tăng trưởng cao lên, lạm phát thấp xuống…, bây giờ cần lựa chọn một mô hình, một cơ chế tỷ giá hối đoái mới đáp ứng các yêu cầu mới vì nhiệm vụ lịch sử tạo lập lòng tin đã xong rồi, nay ta đã đủ điều kiện để có thể ứng xử với những biến động bên ngoài”.
… cơ chế tỷ giá cũng cần phải đổi thay
Từ đầu năm 2016, NHNN đã công bố chính sách tỷ giá mới thông qua việc xác định tỷ giá trung tâm, làm tham chiếu cho các thành viên trên thị trường giao dịch. Theo đó, tỷ giá trung tâm của VND với USD do NHNN công bố hàng ngày là cơ sở để các ngân hàng xác định tỉ giá mua, tỉ giá bán của VND với USD. Tỷ giá trung tâm được hiểu là tỷ giá chính thức cuối ngày hôm trước vào giờ chốt giao dịch cộng với một biên độ sẽ được lấy làm tỷ giá giao dịch của ngày hôm sau.
Tỷ giá này được xác định dựa trên cơ sở tham chiếu 3 yếu tố: diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng ngoại tệ và các cân đối kinh tế vĩ mô. Do đó, cơ chế này sẽ phản ánh thị trường sát thực hơn, việc điều hành tỷ giá sẽ linh hoạt, cập nhật hơn. Tỷ giá sẽ phản ứng ngay lập tức với diễn biến trong nước và quốc tế.
“Cơ chế công bố tỷ giá trung tâm mỗi ngày của NHNN là phù hợp, là điều kiện rất quan trọng để chúng ta có nhiều hành động hơn, những hành động hàng ngày để ứng phó với những gì đang diễn ra ở bên ngoài, thị trường quốc tế cũng như những gì trong nền kinh tế của chúng ta. 1 năm có 365 ngày, như vậy là chúng ta có hơn 300 lần hành động, tạo cho chúng ta tính chủ động hơn rất nhiều”, ông Phước cho hay.
Ông Phước cũng bày tỏ không có gì ngạc nhiên khi cung cầu ngoại tệ trong gần 10 ngày đầu tháng 1/2016 đáp ứng được cung cầu, tỷ giá cũng không biến động dù thị trường Trung Quốc có nhiều biến động, bởi cơ chế này đã tạo cho chúng ta sự chủ động hơn, giúp niềm tin của thị trường vào cơ chế này tốt hơn, là nguyên nhân tạo ra niềm tin trên thị trường ngoại hối Việt Nam trong gần 10 ngày qua.
Muốn ngồi vào ghế nóng của Sacombank, ông chủ mới phải hội đủ 3 tiêu chí: có nghề ngân hàng, có nghề bất động sản và phải có tiền mặt nhiều.
Nửa cuối năm nay, thị trường châu Á có thể chịu nhiều biến động hơn vì bốn yếu tố rủi ro.
Bloomberg vừa công bố kết quả phân tích của nhóm chuyên gia đến từ Citigroup về sự đổi mới của thị trường tài chính nội địa Trung Quốc trong việc thu hút vốn FDI. Theo đó, Trung Quốc kỳ vọng sẽ thu hút hơn 3 nghìn tỷ USD vốn FDI vào năm 2025. Liệu đây có phải là một tham vọng quá lớn?
Không phải chỉ có các nhà đầu tư Nhật, Anh, Singapore hay Mỹ, mà các ngân hàng Việt nên chú ý hơn tới nhóm đến từ Hàn Quốc.
ngân hàng hàn quốc tại Việt Namthị trường tài chính Việt Nam
Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 của Lào. Lĩnh vực ngân hàng vốn đã sớm được đầu tư sang quốc gia láng giềng này từ năm 1999 với cột mốc đánh dấu là sự ra đời của ngân hàng Lào Việt do BIDV liên doanh góp vốn.
Khi nhà đầu tư ngoại bỏ vốn vào Việt Nam, họ luôn tính xa đến câu chuyện thoái vốn trong tương lai sao cho thuận lợi về mặt pháp lý hoặc thuế.
Lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên đang được kéo giảm nhờ tình hình thanh khoản tốt, nhưng còn lãi suất cho vay thông thường sẽ ra sao?
Động thái giảm lãi suất điều hành sẽ giúp hỗ trợ giảm chi phí cho các ngân hàng, DN liên quan. Đây là một tín hiệu tốt đối với DN, nền kinh tế.
Theo báo cáo “Top điểm đến đầu tư châu Á Thái Bình Dương – cách thức tiếp cận mới” của CBRE, 3 quốc gia gồm Nhật Bản, Úc và Việt đang được các nhà đầu tư quan tâm, do tiềm năng sinh lời cao.
Khi xây dựng các chuẩn mực kế toán, quan điểm xuyên suốt của Việt Nam là tuân thủ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, tuy nhiên, chuẩn mực kế toán Việt Nam còn những điểm cần hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về kế toán, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế của đất nước, nước ta cần tiến hành một số giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, bao gồm cả giải pháp trực tiếp đối với hệ thống chuẩn mực kế toán và giải pháp thuộc về môi trường kinh tế pháp luật.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự