Một số ngân hàng tăng thêm lãi suất huy động với mức từ 0,1 - 0,4%/năm, sau những biến động của tỷ giá USD/VND. Nhiều ý kiến lo ngại, mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tăng theo vào cuối năm - dịp mà doanh nghiệp cần vốn nhất.
Fed và phá giá nhân dân tệ sẽ ảnh hưởng tới tỷ giá
- Cập nhật : 09/09/2015
(Tai chinh)
Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia – NCIF (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa đưa ra kết quả tính toán việc nới rộng biên độ tỷ giá lên 3% kể từ quý III/2015 và điều chỉnh tăng tỷ giá VNĐ/USD thêm 1%.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam giảm 0,06% trong quý IV/2015 sau đó tăng lên 0,048% trong năm 2016.
Lý do cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là cho tiêu dùng tư nhân trong nước và tích lũy vốn, phần nhập khẩu để sản xuất ra hàng xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng 28,5%.
Song, việc nới biên độ tỷ giá và tăng tỷ giá VNĐ/USD lại tác động rất mạnh đến lạm phát. Trong trường hợp này, lạm phát của Việt Nam tăng thêm 58% trong quý IV/2015 và 30% trong năm 2016.
Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia cũng liệt kê 4 kịch bản sẽ tác động lên tỷ giá.
Một là, Trung Quốc thôi không phá giá và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) chưa vội nâng lãi suất. Hai là, Trung Quốc không phá giá nội tệ nhưng FED nâng lãi suất. Ba là, Trung Quốc phá giá nhưng FED giữ lãi suất. Bốn là, Trung Quốc “nuốt lời” như họ đã từng làm trong 2 lần phá giá Nhân dân tệ trước đây và FED nâng lãi suất ngay trong tháng 9.
Trong 3 trường hợp đầu tiên, áp lực lên Việt Nam là chắc chắn, nhưng theo nhận định của NCIF, kịch bản thứ tư mới là xấu nhất. Đó là việc Trung Quốc tiếp tục phá giá nhân dân tệ và FED nâng lãi suất.
“Khi đó, Việt Nam chỉ là một nền kinh tế quá nhỏ, quá yếu ớt để biến mình thành một ốc đảo bình yên đứng vững giữa cơn lốc phá giá của các nước xung quanh và trên thế giới” – NCIF nhận định.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)