Hiện nay, các ngân hàng đang tập trung đẩy mạnh huy động để chuẩn bị nguồn tín dụng cho vay vào cuối năm. Trong khi các kênh đầu tư khác chưa ổn định thì tiết kiệm vẫn được nhiều người lựa chọn là kênh đầu tư sinh lời an toàn.
Nhân dân tệ và tham vọng của Trung Quốc
- Cập nhật : 31/08/2015
(Tin kinh te)
Trung Quốc đang nỗ lực đưa nhân dân tệ trở thành đồng tiền mạnh trên thế giới bằng nhiều hình thức khác nhau.
Đầu tiên là phát hành trái phiếu bằng NDT ra quốc tế. Tất nhiên, Bắc Kinh không bỏ qua “cửa ngõ” Hồng Kông vốn dĩ là một nền kinh tế tự do, có thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng của châu Á.
Chính vì thế, năm 2007, Hồng Kông trở thành nơi Bắc Kinh phát hành trái phiếu quốc tế NDT đầu tiên. Lần phát hành này lên đến gần 660 triệu USD, được thực hiện bởi Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB). Chưa dừng lại ở đó, Bắc Kinh dần mở rộng khi cho phép các định chế tài chính Hồng Kông thực hiện phát hành trái phiếu quốc tế NDT.
Việc thanh toán bằng NDT cũng tăng nhanh tại Hồng Kông, với mức tăng trưởng trung bình lên đến 60% mỗi năm. Nếu thanh toán bằng NDT tại Hồng Kông đạt chưa đến 1.000 tỉ NDT năm 2010 thì đến năm 2014 là 6.300 tỉ NDT. Kèm theo đó, Trung Quốc mở rộng cho phép nhiều địa phương dùng NDT để giao dịch khi xuất nhập khẩu. Ví dụ từ năm 2008, tỉnh Vân Nam được thanh toán bằng NDT với các nước Đông Nam Á.
Thế nhưng, dù một mặt đẩy mạnh giao thương NDT trên thị trường quốc tế, nhưng Trung Quốc vẫn muốn giữ NDT ở mức giá thấp để đảm bảo phát triển kinh tế, vốn lệ thuộc mạnh mẽ vào xuất khẩu.
Từ trước năm 2010, vấn đề tỷ giá NDT trở thành một trong những “đá tảng” trong quan hệ Mỹ - Trung, bởi Washington luôn yêu cầu Bắc Kinh phải thả nổi NDT theo thị trường. Mỹ cho rằng đó là giải pháp để đồng NDT được định giá đúng, tức sẽ cao hơn tỷ giá mà Trung Quốc đang giữ cố định. Có như thế, cán cân thương mại hai bên mới được giải quyết, khi Washington liên tục nằm trong thế nhập siêu với Trung Quốc.
Không riêng gì Mỹ, mà ngay cả một số nước châu Âu cũng nhiều lần lên tiếng tình trạng NDT bị định giá thấp. Việc định giá thấp NDT bị cho là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cũng chính vì thế, NDT chưa đủ tiêu chuẩn nằm trong rổ tiền tệ quốc tế.
Đáp lại, trong suốt nhiều năm qua, mỗi khi tranh cãi lên đến căng thẳng thì Bắc Kinh mới nhấn nhá, xuống nước để mở rộng biên độ giao dịch và để NDT tăng giá chút ít nhằm xoa dịu các bên. Điển hình như giữa năm 2010, sau gần 2 năm bị Mỹ chỉ trích quyết liệt, thì Trung Quốc mới hứa cải cách tỷ giá NDT, và tăng chút ít. Tuy nhiên, đến đầu tháng 8 này, việc Bắc Kinh phá giá NDT khiến tỷ giá tiền tệ này gần như chẳng thay đổi gì đáng kể trong suốt nhiều năm qua.