tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Trung Quốc có thể cầm cự với cơ chế tỷ giá mới bao lâu?

  • Cập nhật : 08/09/2015

(Tin kinh te)

Giới phân tích cho rằng, có thể chỉ vài tháng, thay vì vài năm.

nhan-dan-te-ndt

nhan-dan-te-ndt


Trung Quốc đã phải phải chi quá nhiều để duy trì ổn định tỷ giá nhân dân tệ so với USD kể từ sau đợt phá giá nhân dân tệ kỷ lục hôm 11/8. Cũng kể từ đó, động thái của Trung Quốc bị coi là nguồn gốc kéo theo những bất ổn của các thị trường tài chính suốt 1 tháng qua và kéo theo làn sóng phá giá của các quốc gia khác.

Hiện xu hướng bốc hơi nguồn vốn là vấn đề đau đầu nhất với giới hoạch định chính sách Trung Quốc. Dòng tiền tháo chạy khỏi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng chính là nguyên nhân gây sức ép lên nhân dân tệ và tác động tiêu cực đến tình hình thanh khoản.

Do động thái cân bằng của Trung Quốc không phải là một giải pháp dài hạn do đó, thị trường đang băn khoăn khi nào và bằng cách nào Trung Quốc sẽ ngừng áp dụng cơ chế tỷ giá mới.

Các chuyên gia phân tích tại Deutsche Bank, Barclays và Societe Generale tuần trước ước tính Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã dành 100-200 tỷ USD dự trữ ngoại hối trong tháng 8 để ổn định nhân dân tệ sau cú số phá giá khiến giới đầu tư lo ngại nhân dân tệ mất giá sẽ đẩy nhanh tốc độ bốc hơi nguồn vốn khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, theo số liệu vừa công bố hôm qua, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm gần 94 tỷ USD trong tháng 8, đánh dấu tháng giảm mạnh nhất từ trước đến nay.

“PBOC dường như đã rất vất vả can thiệp thị trường tiền tệ giao ngay sau khi bắt đầu thay đổi cơ chế tỷ giá từ ngày 11/8 nhằm ổn định nhân dân tệ. Khối lượng giao dịch nhân dân tệ thị trường nội địa tăng gần gấp đôi trong vòng 15 ngày giao dịch sau ngày 11/8, so với mức trung bình kể từ đầu năm”, Wei Yao, chuyên gia kinh tế tại Societe Generale cho biết. 

Trong khi đó, nhóm chuyên gia về tỷ giá và ngoại hối ước tính PBOC sẽ phải giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc ít nhất 40 điểm cơ bản mỗi tháng để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến thanh khoản của hệ thống tài chính do can thiệp vào thị trường ngoại hối trong bối cảnh dòng tiền bốc hơi khỏi Trung Quốc.

Chuyên gia Yao cho rằng, Trung Quốc sẽ chỉ sẵn sàng dành 1.000 tỷ USD để bảo vệ nhân dân tệ. Điều này có nghĩa là Trung Quốc có thể chỉ duy trì cơ chế tỷ giá mới vài tháng, không thể nhiều năm.

Giới hoạch định chính sách Trung Quốc có thể cố gắng ổn định tỷ giá thông qua hành động gián tiếp thay vì can thiệp trực tiếp. Chuyên gia Yao cho rằng, Trung Quốc có thể áp dụng chính sách kiểm soát dòng vốn để ngăn dòng tiền tháo chạy khỏi nước này. Mặc khác, theo kinh tế trưởng của Deutsche Bank tại Trung Quốc, ông Zhiwei Zhang, chính phủ Trung Quốc có thể mở cửa thị trường tài chính để thu hút thêm các thành phần tham gia thị trường như các công ty bảo hiểm để hút dòng vốn vào.

 


Nhân dân tệ đã thu hẹp đà giảm tuy nhiên trong tương lai chưa thể chắc chắn khi nào nhân dân dân tệ giảm tiếp và giảm tới mức nào.

Chuyên gia của Barclays và Societe Generale dự đoán, nhân dân tệ sẽ giảm 7% so với USD từ nay đến cuối năm. Trong khi đó, chuyên gia Deutsche Bank dự đoán mức giảm ít hơn. Chuyên gia Zhang của Deutsche Bank cho rằng: “PBOC sẽ không lặp lại động thái phá giá như hôm 11/8 trước khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất”.

Minh Phương
Theo Bloomberg// VinaNet
Trở về

Bài cùng chuyên mục