Một điểm đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định cho vay bằng ngoại tệ mà NHNN đang lấy ý kiến là không giới hạn thời gian, thay vì “chốt chặn” 31/12/2015 như Thông tư 43. Theo đánh giá của TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng CIEM, đây là quyết định phù hợp và đúng đắn.
Nhiều nước đối mặt với hệ quả "nghiện" tín dụng USD
- Cập nhật : 09/09/2015
(Tin kinh te)
Kể từ năm 2009, các ngân hàng và công ty ngoài nước Mỹ, nhất là các công ty Trung Quốc, Nga và Brazil đã vay nhiều nghìn tỷ USD để tiến hành các hoạt động kinh doanh trong nước, dẫn tới tình trạng phá giá tiền tệ hàng loạt và thiếu tính ổn định kinh tế tại thế giới các nước đang phát triển.
Sự thức thời sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007- 2008
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 dẫn tới những thay đổi mạnh mẽ trong giới tài chính quốc tế, một trong số đó là việc gia tăng các khoản vay bằng USD của nhiều công ty lớn và các chính phủ, đặc biệt là tại các nền kinh tế mới nổi.
Chỉ trong 5 năm qua, dòng tín dụng nhiều nghìn tỷ USD đã được quy đổi ra các đồng tiền địa phương để sử dụng trong đầu tư, trả thuế và các hoạt động tài chính khác, làm lợi cho các bên liên quan, ít nhất là nhờ sự chênh lệch tỷ giá hối đoái. Tổng thể, nó tạo ra hoạt động “carry trade” (kinh doanh chênh lệch lãi suất - vay đồng tiền có lãi suất thấp sau đó đổi lấy đồng tiền có lãi suất cao hơn) quy mô lớn của các công ty và ngân hàng các nước mới nổi.
Trước năm 2008, các ngân hàng tòan cầu là những thực thể duy nhất có đủ nguồn lực để có thể vay tiền trực tiếp từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) với lãi suất cơ bản “thông thường”, rồi cho vay tín dụng bằng USD với lãi suất cao hơn.
Tuy nhiên, khi khủng hoảng bùng lên năm 2008, Fed đã hạ lãi suất cơ bản xuống tỷ lệ cực thấp là 0,25%, tạo điều kiện cho thêm nhiều thực thể vay USD trực tiếp từ Fed. Trong số đó có các chính phủ và công ty lớn, thường là các tập đoàn nhà nước hay các hãng kinh doanh lớn của các nước đang phát triển.
Lúc này, quy mô hoạt động vay tiền quốc tế bằng USD đã đạt tới mức mà những thực thể vay tiền ngoài nước Mỹ đủ để có thể phát hành trái phiếu bằng USD. Qua đó, rủi ro sụp đổ tài chính cứ ngày một tăng cao tại các nước đang phát triển một khi Fed tăng lãi suất.
Sẵn sàng “đu trên dây” trong cơn nghiện ngập tín dụng USD
Theo tính toán của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS- Bank of International Settlements), trong giai đoạn 2009 - 2014, các nhà đầu tư ngoài nước Mỹ (gồm cả các chính phủ) và các ngân hàng đã dồn tích gánh nặng nợ bằng USD lên tới khoảng 6 tới 9 nghìn tỷ USD.
Hầu hết các nước đang phát triển trở nên “nghiện” tín dụng USD, sử dụng USD cho phát triển và tăng trưởng kinh tế trong nước và xử lý bất cân bằng cán cân thương mại quốc tế.
Ví dụ, quy mô cho vay bên ngoài bằng USD cho Trung Quốc và các khách hàng tư nhân của họ tăng vọt lên 1,1 nghìn tỷ USD trong giai đoạn 2009 - 2014, đặt mức tăng trung bình 47%/năm. Brazil cũng đã nợ nước ngoài bằng USD lên tới 456 tỷ USD, trong khi Mexico đã vay khoảng 381 tỷ USD. Tại Nga, tới đầu năm 2015, các khoản vay bằng USD là khoảng 715 tỷ USD.
Nguyên nhân trực tiếp của “làn sóng” phá giá tiền tệ
Trong một nghiên cứu gần đây do Đại Học Amercan và BIS thực hiện, một khi đồng USD mạnh lên, hầu hết các nước đang phát triển sẽ rơi vào tình cảnh trả nợ khó khăn. Trong khi đó, khoản lợi nhuận chênh lệch lãi suất từ việc cho vay trước kia sẽ chấm dứt, hầu hết các dòng tín dụng bằng USD sẽ không còn hấp dẫn trong hoạt động thương mại và đầu cơ tỷ giá hối đoái.
Nghiên cứu cũng cho thấy, các thực thể ngoài nước Mỹ sẽ vay USD với lãi suất cực thấp, sau đó mua các tài sản tại nước mình bằng đồng tiền nội tệ với lãi suất cao hơn. Chênh lệch giữa lãi suất của Fed và lãi suất ngân hàng trung ương các nước đó là một phần lợi nhuận thu được.
Các khoản lợi nhuận khác gồm tiền thu được do sự mất giá của đồng nội tệ, điều này giải thích cho làn sóng phá giá tiền tệ vừa qua tại Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và hầu hết thế giới các nước đang phát triển.
Giá dầu mỏ giảm cùng nhiều loại hàng hóa khác cũng khiến đồng rúp Nga, ringgit Malaysia, đô la Hồng Kông, đô la Australia và các đồng tiền Mỹ La tinh như peso Colombia và peso Mexico đồng loạt mất giá.
Tại khu vực Trung Đông, châu Phi, hầu hết các đồng nội tệ, trong đó có riyal của Ả rập Sauđi và diham của UAE đang được các ngân hàng trung ương kiểm soát chặt chẽ, thậm chí ấn định tỷ giá cố định hoặc buộc phải phá giá.
Khó có thể ngăn cản làn sóng quy mô khổng lồ này, bởi Fed rõ ràng không đủ nguồn lực và cũng không có ý muốn can thiệp. Cuối cùng, đó chỉ thuần nhất là vấn đề nội địa của các thị trường mới nổi liên quan.
Tuy nhiên, khi USD tăng giá hơn nữa và Fed tăng lãi suất, một cuộc khủng hoảng toàn cầu do các thực thể thế giới thứ 3 dấy lên khi họ không có khả năng trả nợ với chi phí lãi suất tăng lên.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)