Các công ty, ngân hàng kinh doanh vàng chính là người nắm trong tay quyền tăng-giảm cũng như tự đưa ra khoảng cách giá mua-bán.
Hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm, có đáng lo?
- Cập nhật : 09/09/2015
(Tin kinh te)
Về mặt lý thuyết NHNN có thể giữ được cam kết từ nay đến cuối năm sẽ không điều chỉnh tỷ giá nữa (bằng cách không điều chỉnh tỷ giá tham chiếu) nhưng có thể để thị trường quyết định tỷ giá ngoại hối (bằng cách tiếp tục nới biên độ giao dịch).
Chị Mai Thương, một nhân viên công sở tại Hà Nội cho biết, cứ hết mỗi quý chị lại đem tiền đi gửi tiết kiệm. Nhưng kể từ khi biết gửi online ở một số ngân hàng sẽ nhận thêm từ 0,1-0,2% lãi suất nên chị thường xuyên rà soát xem ngân hàng nào áp dụng lãi suất cao nhất thì gửi.
Theo kinh nghiệm của chị, gửi tiền những ngân hàng nhỏ thì lãi suất thường cao hơn các ngân hàng lớn.
Chị Thương cho biết, bản thân chồng chị làm kỹ thuật, chị làm hành chính văn phòng đều không rành rọt về đầu tư tài chính, mua bán chứng khoán nên chị tính cứ gửi ngân hàng mặc dù không nhiều nhặn gì nhưng hàng tháng có chắc trong tay một khoản mà không cần nghĩ ngợi gì hay tính toán gì.
Chị chia sẻ rằng trước đây chị cũng từng mua vàng nhưng nay tính ra lỗ nặng. Chị nghĩ vàng chỉ nên tích một ít để phòng thân vì nó không sinh lời mà tiềm ẩn rủi ro cao nên chị cũng không mua vàng nữa.
Lãnh đạo một ngân hàng cho biết, với mức lãi suất tiết kiệm khoảng 6-7%/năm như hiện nay, gửi tiền tiết kiệm bằng tiền đồng có lợi hơn so với các ngoại tệ khác, đặc biệt là tiết kiệm USD có lãi suất 0,75%/năm.
Khảo sát của chúng tôi tại thời điểm đầu tháng 9 cho thấy, lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại nhà nước lớn như Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV)... hầu như không có sự điều chỉnh nào cả.
Trong khi đó, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn đã được một số ngân hàng cổ phần tư nhân nhỏ và vừa đã điều chỉnh tăng 0,1-0,5%/năm.
Chẳng hạn như lãi suất huy động một số kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank) đã tăng thêm 0,1 %/năm, mức tăng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) từ 0,2 - 0,3 %/năm. Trước đó Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) cũng tăng lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn thêm 0,2 %/năm.
Theo biểu lãi suất áp dụng từ ngày 24/8 tại Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank), lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng là 5,2%/năm (tăng 0,1%), kỳ hạn 6 tháng là 6,7%/năm (tăng 0,5%) và kỳ hạn 12 tháng là 7,4%/năm.
Tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng được niêm yết ở mức 5,3%/năm (tăng 0,2%), kỳ hạn 6 tháng là 5,9%/năm (tăng 0,4%) và kỳ hạn 12 tháng là 6,8%/năm (tăng 0,3%)...
Lý giải hiện tượng này, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết các ngân hàng nhỏ vẫn đang đói vốn, những kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán,... dần hấp dẫn khiến người dân rục rịch rút tiền, nên họ phải tăng lãi suất để giữ chân khách hàng.
Lãi suất cho vay có nóng lên?
Lãi suất nhích lên là một thông tin đáng mừng đối với người có tiền nhàn rỗi khi kênh gửi tiền này mang tính an toàn, nay có chút hấp dẫn hơn, tuy nhiên lại là nỗi lo ngay ngáy của những người đi vay bởi thông thường lãi suất huy động tăng sẽ kéo lãi suất cho vay đi lên.
Anh Trần Minh Tâm (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, cả hai vợ chồng anh đang thấp thỏm mấy hôm nay khi biết thông tin các ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm. Anh cho biết gia đình anh dự định xây một nhà 5 tầng. Ngoài số tiền tích góp được của hai vợ chồng, anh chị có vay được của người thân hơn 5 cây vàng nhưng vẫn thiếu nên đang thăm dò vay ngân hàng hơn 400 triệu.
“Nhẩm tính với lãi suất cho vay hiện nay hai vợ chồng đã sốt ruột, nếu lãi suất cho vay mà tăng nữa thì có khi anh chị lại suy tính xây nhà nhỏ hơn, liệu cơm gắp mắm thôi”, anh Tâm chia sẻ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, động thái các ngân hàng rục rịch tăng lãi suất đầu vào không đáng nghi ngại. Bởi trước đó, vào đầu tháng Sáu, các ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất tiền gửi nhưng cuối cùng lãi suất cho vay không hề nóng lên.
Tháng trước cũng vậy, một số ngân hàng âm thầm cắt giảm lãi suất tiền gửi thị trường cũng dấy lên lo ngại về một trào lưu giảm lãi suất sắp diễn ra nhưng rốt cuộc cũng chỉ dừng lại ở lác đác một vài ngân hàng.
Đến nay, lãi suất lại có chiều hướng gia tăng. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, có thể, các ngân hàng đang muốn đẩy mạnh đầu ra khi thị trường tài chính nhộn nhịp trở lại. Hơn nữa, tiền gửi USD cũng nhích lên sau khi tỷ giá được điều chỉnh nên các ngân hàng phải tăng nhẹ lãi suất huy động VND để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm VND.
Tuy nhiên, khả năng lãi suất cho vay hạ xuống trong thời điểm này là vô cùng khó khăn.