Chính phủ không thể có những ưu đãi bằng cách góp tiền hay bơm vốn cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam vì có nguy cơ vi phạm các hiệp định quốc tế, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương chia sẻ với chúng tôi
Phó Tổng giám đốc Bia Đại Việt: Cuộc chiến ngành bia sẽ khốc liệt hơn
- Cập nhật : 26/11/2015
(Kinh doanh)
Việc mua lại hoặc thôn tính thương hiệu Việt Nam nói chung và ngành đồ uống, ngành bia nói riêng sẽ tiếp tục xảy ra trong thời gian tới khi Việt Nam hội nhập sâu rộng.
Đó là nhận định được Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình - ông Đỗ Văn Vẻ, Phó Tổng giám độc Tập đoàn Hương Sen (sở hữu thương hiệu biaĐại Việt), trao đổi với chúng tôi khi bàn về câu chuyện cạnh tranh củangành đồ uống trong hội nhập.
Ông nhận định thế nào về cơ hội và thách thức cho ngành bia nói chung và doanh nghiệp Việt Nam hội nhập sâu rộng?
Ngành đồ uống sẽ là ngành cạnh tranh hết sức quyết liệt. Trong nước hiện đang dư thừa công suất do đầu tư tràn lan, nhiều địa phương có nhà máy sản xuất đồ uống.
Bia và đồ uống nhập khẩu từ phía nước ngoài, nhất là khi hội nhập vào rồi thì họ cũng đưa sản phẩm vào nhiều hơn. Bên cạnh đó một loạt liên doanh nước ngoài đã đầu tư ở Việt Nam bởi một số Tập đoàn lớn, có uy tín toàn cầu, nhà máy có công suất. Những DN này có vốn lớn, thương hiệu mạnh, quảng cáo khuyến mại nhiều, làm cho thị trường cạnh tranh hết sức quyết liệt.
Một loạt vấn đề trên cho thấy ngành đồ uống Việt Nam trong thời gian tới là hết sức khó khăn. Tuy nhiên, ý thức được vấn đề này, DN Việt Nam đã có sự chuẩn bị. Trước hết là chuẩn bị về thiết bị công nghệ nhập khẩu từ những năm trước của các hãng nổi tiếng thế giới, tiên tiến hiện đại, tự động hóa cao.
Tiếp đến là xây dựng mô hình quản trị với tầm cỡ quốc tế và xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO. Đồng thời cóchính sách đầu tư phát triển xây dựng hình ảnh thương hiệu Việt Nam không những trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài, với những thương hiệu có uy tín.
Song một vấn đề quan trọng là chúng ta phải xây dựng văn hóa tập quán của người tiêu dùng, tính dân tộc và tinh thần đại Việt, người Việt Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam. Đây là một trong những vấn đề mà chúng ta đã ưu tiên và có sự chuẩn bị, giúp DN giảm bớt khó khăn khi áp lực cạnh tranh lên cao.
Ngay cả khi chúng ta chưa hội nhập sâu rộng thì trước đó đã có nhiều hãng bia của nước ngoài nhảy vào thị trường, mua cổ phần, hoặc liên doanh liên kết với DN trong nước. Ông có lo ngại sẽ có một làn sóng thâu tóm của DN ngoại với các hãng bia nội địa trong thời gian tới?
Điều này đã xảy ra từ nhiều năm nay và bây giờ sẽ tiếp tục xảy ra, không chỉ trong ngành đồ uống mà tất cả các ngành khác. Các DN nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài đã vào đầu tư ở Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau như mua cổ phần, liên doanh liên kết, đầu tư. Tình trạng thôn tính thương hiệu Việt Nam đã từng xảy ra và thương hiệu Việt Nam bị mất đi là có.
Chúng ta cũng lo lắng, nhiều thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam sau này rồi sẽ bị ảnh hưởng bởi DN nước ngoài mua lại hoặc thôn tính. Điều đó sẽ xảy ra và tiếp tục xảy ra. Song đó là quy luât thị trường, cần phải xác định tất cả những yếu tố đó là bình thường trong cơ chế thị trường.
Do đó, đòi hỏi DN của mình phải vươn lên, tự chủ và làm tốt, đứng bằng đôi chân của mình không ngại. Nếu sự hợp tác liên doanh liên kết làm cho thương hiệu mạnh hơn, phát triển ra toàn cầu cũng là điều tốt. Bởi nếu không liên doanh liên kết mà DN yếu, thì liên doanh liên kết mà vẫn giữ được sự chủ động là cần thiết.
DN cần xác định có lúc phải học cách quản lý, kỹ thuật và công nghệ của nước ngoài. Song khi liên doanh thì chủ động được, đừng để mất đi những thương hiệu vô cùng quý giá của Việt Nam, đã được xây dựng và vun đắp trong nhiều năm trời.
DN thì phải tự cạnh tranh và vươn lên, song ở góc độ chính sách Nhà nước, vẫn cần có sự hỗ trợ. Là một Đại biểu Quốc hội, vừa qua ông có tham gia góp ý sửa đổi các luật về Thuế, trong đó có Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, có liên quan đến ngành đồ uống. Vậy theo ông những chính sách hiện nay đã thực sự hỗ trợ và tạo ra sân chơi bình đẳng, lành mạnh cho DN hay chưa?
Về cơ bản những chính sách, dự luật đã và đang được sửa đổi theo tinh thần của Hiến pháp, tạo thuận lợi nhất cho nhân dân và cộng đồng DN phát triển, phù hợp với tình hình thực tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, có những dự luật đang phải cân nhắc và xem xét có nên sửa lại hay không, có nên điều chỉnh ngay hay phải có lộ trình và thời gian. Điều này các địa biểu cân nhắc rất kỹ và đóng góp ý kiến tham mưu cho Quốc hội, để khi ban hành dự luật đó ra là có hiệu lực và phù hợp với tình hình thực tế của nhân dân, làm cho người dân dễ thực hiện luật và thúc đẩy cho sản xuất phát triển. Vì vậy mấy dự luật gần đây Quốc hội đang cân nhắc, có điều chỉnh sau khi có ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội, chuyên gia và của người dân, DN.
Liên quan đến tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, cần phải có sự tính toán. Nếu đòi hỏi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm tăng thu ngân sách cho nhà nước, nhưng bên cạnh đó lại yêu cầu giảm tiêu dùng, thì rất khó. Tăng thuế lên, nhà sản xuất phải tính vào giá thành và người tiêu dùng phải chịu.
Giá cao khiến người tiêu dùng không có khả năng mua, sẽ chuyển sang mua những sản phẩm chất lượng thấp, sản xuất theo hình thức thủ công như bia cỏ, rượu tự nấu. Như vậy vô hình chung đẩy người tiêu dùng quay sang sử dụng sản phẩm kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe nên phải có sự cân nhắc.
Bên cạnh đó, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt ngay một lúc, sẽ khiến DN đang khó khăn vấp phải sự khó khăn nữa, vậy các DN có trụ vững được hay không? Do đó, Quốc hội cân nhắc tăng nhưng theo lộ trình và theo thời gian, phù hợp để DN có thời gian chuẩn bị; hoặc hoãn lại một thời gian để tiếp tục bàn. Đây là điều phù hợp bởi nếu không tính đến yếu tố hỗ trợ thì DN sẽ rất khó khăn.