tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Phó tổng giám đốc Dragon Capital: Năm 2016 rủi ro mất tiền không quá lớn!

  • Cập nhật : 06/03/2016

(Tin kinh te)

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang được định giá P/E khoảng 11 lần, trong quá khứ thời điểm xấu nhất (năm 2011) P/E khoảng 8-9 lần. Do đó, do để P/E từ 11 xuống 8-9 là rất khó trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Ông Lê Anh Tuấn – Phó tổng giám đốc Quỹ đầu tư Dragon Capital đã có những chia sẻ tại hội thảo “Kịch bản bản kinh tế Việt Nam 2016 – Tăng trưởng kinh tế và Phát triển Đầu tư trong bối cảnh hội nhập” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức về môi trường kinh tế Việt Nam và triển vọng thị trường chứng khoán năm 2016. Dưới đây là trích lược của chúng tôi về những chia sẻ này.  

Ông nhìn nhận thế nào về môi trường kinh tế Việt Nam ?
Khi nhìn nhận về kinh tế Việt Nam chúng ta cần có cái nhìn tương đối chi tiết về nền kinh tế Trung Quốc vì nó có tính tác động trực tiếp đến Việt Nam. Chúng ta nên nhìn nhận nền kinh tế Trung Quốc đang xấu đi, tôi có thể đã bi quan khi nhìn thấy nó sẽ có những cú sụp đổ tệ đi ngoài sức tưởng tượng.

Cuối năm 2015, Trung Quốc lần đầu tiên có 60 triệu dân thành thị di cư về nông thôn. Đây là điều đầu tiên xảy ra trong 30 năm qua, nghĩa là đô thị hóa đang mất đi ở Trung Quốc. Về ngân hàng Trung Quốc, cuối 2015, đầu 2016 tổng tài sản của các ngân  hàng Trung Quốc khoảng 34.000 tỷ USD, khoảng 300 - 400% GDP Trung Quốc, trong 10 năm tổng tài sản của ngân hàng Trung Quốc tăng khoảng 11 lần từ 3.000 tỷ USD lên 34.000 tỷ USD.
Chu kỳ bất động sản của Trung Quốc đang yếu đi, doanh nghiệp tư nhân đang vay nợ nhiều. Nợ xấu của khối ngân hàng đang tăng mạnh. Tôi ước tính nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc nếu chỉ 10%, ngân hàng Trung ương Trung Quốc phải bỏ ra 10.000 tỷ USD để cứu. Vì vậy, con số 1.000 tỷ USD mà Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã mất đi trong năm 2015 không thấm vào đâu.  

Do đó, tôi thấy rằng nền kinh tế Trung Quốc không có hướng ra, phải có sự giảm mạnh về nợ mới rút ra được. Lãi suất có giảm cũng không giải quyết được; chính sách tài khóa – kích gì nữa vì tài khóa tốt, nếu sử dụng chính sách tài khóa thì hiệu quả mang lại rất thấp; Chính sách cuối cùng mà Trung Quốc dùng đến là nới lỏng tỷ giá. Nới lỏng tỷ giá của Trung Quốc sẽ là vấn đề đối với Việt Nam, khu vực và thế giới trong 2 năm tới.  
Nhìn vào Việt Nam, vẫn là ngôi sao sáng của khu vực. Tuy nhiên, có một vài yếu tố không còn sáng như năm 2014 – 2015 nữa bởi 3 yếu tố sau:

Thứ nhất, tôi bi quan về thị trường bất động sản – thị trường bất động sản đang ở cận biên rồi. Tôi nghĩ nó sẽ đi xuống trong thời gian tới. Thứ hai, tỷ giá không còn ổn định như giai đoạn 2013 - 2014, bởi dù nội lực tốt, nhưng chúng ta không chắc chắn được các yếu tố tác động bên ngoài. Thứ ba, dư địa cho chính sách tiền tệ không còn nhiều.
 
3 yếu tố nói trên tạo ra sự biến động, biến thiên kinh tế Việt Nam cao hơn trong năm 2016. Việt Nam có lẽ vẫn tiếp tục giữ được đà tăng trưởng của năm 2015 tuy nhiên khó có những đột phá về kinh tế trong năm 2016. Độ tăng trưởng bền vững có thể sẽ giảm xuống, đồng nghĩa với do biến động của kinh tế tăng lên đó 3 vấn đề nêu trên.
 
Tuy nhiên, bất chấp tất cả Việt Nam vẫn là ngôi sao sáng vì kinh tế các nước trong khu vực đang xấu đi rất nhiều.
 
Ts. Võ Trí Thành: Dòng tiền mà cơ quan giám sát không thể giám sát được 30 -60% GDP Trung Quốc, là con số rất lớn. Nền kinh tế Trung Quốc phải hạ cánh cứng, không hạ cánh mềm được.

Lời khuyên nào cho người chơi chứng khoán? Ông nhìn nhận thế nào về thị trường chứng khoán Việt Nam 2016?

Nói về chứng khoán 2016, thay vì nói về tìm kiếm lợi nhuận ta nói về rủi ro lớn. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang được định giá P/E khoảng 11 lần, trong quá khứ thời điểm xấu nhất (năm 2011) P/E khoảng 8-9 lần, do đó, rủi ro mất tiền không quá lớn do để PE từ 11 xuống 8-9 là rất khó trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

Tiềm năng thì phụ thuộc rất nhiều vào chính sách Nhà nước như Nhà nước có cho nước ngoài tham gia sâu hơn vào doanh nghiệp không? Các cổ phần hóa có đúng tiến độ không, có chịu niêm yết đúng lộ trình không? Doanh nghiệp tư nhân có chịu niêm yết không? Có cho nước ngoài tham gia góp vốn hay không? ..


HỒNG QUÂN
Theo Bizlive

Trở về

Bài cùng chuyên mục