Chưa biết cổ phần hóa cảng đường thuỷ sẽ diễn ra như thế nào trong thời gian tới, nhưng giới chuyên môn cho rằng, nếu vẫn theo hướng Nhà nước giữ cổ phần chi phối thì không có nhiều ý nghĩa đối với nhà đầu tư.
Công nghiệp hỗ trợ: Rất cần cơ chế hợp tác
- Cập nhật : 10/09/2015
(Tin kinh te)
Xe máy từ chỗ phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài, tới nay ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp xe máy của Việt Nam đã phát triển và có thể tự sản xuất được khoảng 75% các loại linh kiện, phụ tùng.
Hiện cũng đã hình thành các DN CNHT trong lĩnh vực này với số lượng khá đông. Liên kết tạo ra chuỗi giá trị liệu có phải là hướng mà các DN CNHT cần tìm đến với nhau?
Trước đây, các DN Việt Nam quen với việc sản xuất tích hợp theo chiều dọc. Theo đó, mọi khâu của quá trình sản xuất sản phẩm đều được khép kín trong nội bộ DN mà không chịu chia, tách các khâu, các phần dẫn đến bộ máy sản xuất cồng kềnh sản phẩm làm ra có giá thành cao, khó cạnh tranh. Nhận thức này cần sớm phải thay đổi bởi trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập toàn cầu thì sản phẩm phải mang tính cạnh tranh và tồn tại được trên thị trường.
Thực tế cho thấy ở các tập đoàn lớn như Panasonic, Sony… họ không “bao thầu” trọn gói một sản phẩm mà luôn chia nhỏ thành từng phần, từng linh kiện để từ đó chọn được những sản phẩm tốt nhất của các DN phụ trợ để đưa vào quy trình chung.
Đơn giản như vỏ máy sẽ do DN A sản xuất, màn hình của DN B, vi mạch của DN C… các DN hỗ trợ A,B,C phải sản xuất theo một quy chuẩn chung, đảm bảo chất lượng yêu cầu của công ty mẹ và từ các sản phẩm đơn lẻ này để hình thành nên sản phẩm chung. Thực tế việc “chia nhỏ” này sẽ làm các DN hỗ trợ có điều kiện đầu tư sâu hơn nhờ đó đảm bảo được chất lượng hàng hóa chung.
Thực tế cho thấy, đã nhiều năm qua chúng ta loay hoay phát triển CNHT, song hiện nay tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm công nghiệp chỉ mới chiếm 20%, gần 80% còn lại phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Riêng đối với nhóm ngành công nghệ cao, tỷ lệ nội địa hóa còn thấp hơn nữa với giá trị gia tăng của các sản phẩm công nghệ cao chỉ chiếm 15-17% giá thành sản phẩm, hầu hết nguyên vật liệu là nhập khẩu.
Còn ngành cơ khí chế tạo hàng năm nhập một lượng lớn linh kiện, phụ tùng với tổng giá trị nhập khẩu gần 3 tỷ USD từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức... Muốn thay đổi thực tế này chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa đầu tư nghiên cứu và đặc biệt là cần phải chỉ ra được những sản phẩm chủ lực sẽ được nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển trong thời gian tới.
Nếu chúng ta xác định đẩy mạnh phát triển lĩnh vực nào thì CNHT lĩnh vực đó phải đi theo và hình thành các chuỗi liên kết. Ví dụ chúng ta xác định phát triển sản xuất xe máy, thì cần phải khuyến khích các DN sản xuất linh kiện dành riêng cho xe máy. Việt Nam hiện có trên 230 DN sản xuất linh kiện, phụ tùng cung cấp cho các DN lắp ráp xe máy, trong đó có hơn 80 DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Tỷ lệ nội địa hóa đối với một số loại xe máy sản xuất tại Việt Nam đạt mức khá cao (từ 40-70%) do trong những năm gần đây nhu cầu xe máy tăng đột biến tạo nên thị trường rộng lớn cho CNHT.
Bên cạnh đó, cũng cần có cơ chế khuyến khích các DN sản xuất linh kiện, phụ kiện tự liên kết để tạo ra chuỗi giá trị cho DN. Không chỉ vì sản xuất lốp xe có lãi cao mà tất cả tập trung cho sản xuất lốp, cần phải biết liên kết, chia sẻ DN sản xuất lốp, DN chế tạo gương, còi... Tương tự nếu chúng ta xác định phát triển sản xuất ô tô thì cũng cần hình thành nên các chuỗi liên kết sản xuất CNHT để cùng phát triển.
Theo các chuyên gia Nhật Bản, để phát triển ngành CNHT, Việt Nam cần tiến hành song song ba biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho DN. Cụ thể, cần có chế độ hỗ trợ vốn đầu tư thông qua chế độ cho vay với lãi suất hợp lý; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực để chuyển giao kỹ thuật; nâng cao chất lượng soạn thảo chính sách về CNHT. Bên cạnh đó, phải thành lập một cơ chế hợp tác để DN cùng nhà nước có thể nhanh chóng thực hiện các hành động cụ thể.