Ngân hàng này dự báo chỉ số Shanghai Composite sẽ sụt giảm khoảng 27% trong năm 2016, tức khoảng 2.600 điểm.
Thị trường âm thầm tăng
- Cập nhật : 29/06/2016
Một số nhà đầu tư lo lắng nếu không có thông tin hỗ trợ đặt biệt, thị trường khó có thể vượt qua ngưỡng cản này trong ngắn hạn. Tuy nhiên, gần đây, giới phân tích đưa ra khá nhiều dữ liệu ngầm cho thấy thị trường đang âm thầm tăng.
Chỉ số VN-Index đã tiếp cận được vùng điểm 630-645, nhưng bất ngờ quay đầu giảm điểm cho đến nay. Một số nhà đầu tư lo lắng nếu không có thông tin hỗ trợ đặt biệt, thị trường khó có thể vượt qua ngưỡng cản này trong ngắn hạn. Tuy nhiên, gần đây, giới phân tích đưa ra khá nhiều dữ liệu ngầm cho thấy thị trường đang âm thầm tăng.
Quan sát diễn biến thị trường trong một tuần trở lại đây, nhà đầu tư có thể nhận thấy VN-Index có xu hướng tăng giảm liên tục. Lý do, các mã trụ cột thị trường vẫn đang giao dịch tăng giảm đan xen. Dòng cổ phiếu ngân hàng, VNM, VIC, BVH, GAS đều đang giao dịch trong kênh giá đi ngang gần tuần nay. Dòng tiền vẫn chưa xuất hiện tại nhóm cổ phiếu này.
Trong tuần qua xu hướng thị trường chưa rõ ràng vì đâu đó có lúc (trước ngày 24/6) thông tin nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) còn có giá trị lợi dụng của giới đầu tư. Làm cho dòng tiền của nhà đầu tư dường như đang ưu tiên giải ngân vào các mã vốn hóa nhỏ có câu chuyện riêng (tăng trưởng tốt về kết quả kinh doanh hoặc các câu chuyện riêng lẻ khác). Từ đây, một số ý kiến cho rằng thị trường sẽ khó vượt qua ngưỡng cản 630-645 điểm, qua đó, cơ hội đầu tư sinh lợi trên thị trường chứng khoán cũng giảm đi.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng thị trường đang có những thông số tốt hơn điều mà nhà đầu tư nhìn thấy được. Cụ thể, thị trường giảm điểm mạnh song có một dòng tiền rất lớn đang tranh thủ mua bán trên sàn Upcom (ngày 22/6) là ví dụ, dòng tiền trên sàn này hơn 300 tỷ đồng, với hơn 60% đến từ VLC. Thực tế, nếu quan sát nhà đầu tư có thể nhìn thấy dòng tiền lớn trên sàn này bắt đầu tăng mạnh trong đầu tuần trước, với lực mua tập trung tại mã GEX, lực mua sau đó đã chuyển mạnh sang VLC.
“Dù rằng chưa nhận thấy dấu hiệu lan tỏa dòng tiền sang phần còn lại của sàn này nhưng nếu các hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề cho vay ký quỹ đối với các mã cổ phiếu trên Upcom được giải quyết, sự sôi động sẽ khó mà đo lường”, một chuyên viên phân tích của sàn chứng khoán KIS Việt Nam chia sẻ.
Cũng thừa nhận thị trường đang có những cơn sóng ngầm tăng trưởng, một chuyên viên phân tích đến từ Công ty Chứng khoán Rồng Việt phân tích, tuần tới đây, thông tin nước Anh ra khỏi EU sẽ phản ánh vào tâm lý nhà đầu tư nên thị trường nhiều khả năng sẽ phá vỡ kênh giá đi ngang hiện tại.
Xét theo diễn biến của thị trường trong nước, VN-Index có thời điểm tái lập đỉnh cũ thiết lập đầu tháng 6 trong khi HN-Index đã vượt đỉnh, bứt ra khỏi vùng 84 điểm là một tín hiệu rất tích cực cho việc phá ngưỡng cản 630-645 điểm. Các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ vẫn duy trì sức hút của mình trong khi một vài cổ phiếu vốn hóa lớn khác quay đầu tăng trở lại như VCB, VIC, VNM… làm “đầu kéo” cho chỉ số.
Một yếu tố cũng khá quan trọng đó là khối ngoại liên tục tích lũy ròng cổ phiếu. Trong đó, khối này mua rải đều trên diện rộng, với gần một nửa số mã có thanh khoản trên 10.000 cổ phiếu/phiên được khối này mua ròng. Tuy nhiên, lực mua ròng diễn ra mạnh tại các mã dẫn dắt thị trường như ngân hàng, dầu khí và một số mã vốn hóa lớn khác như: HPG, SSI, TRA, MSN, VIC, DRC. Đồng thời, hơn 80% số mã được mua ròng đều tăng điểm.
Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư cá nhân trong nước cũng đang tập trung vào các cổ phiếu tăng nóng. Theo đó, dòng tiền khối nội đang tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa trung bình-thấp và có lịch sử tăng giá tốt, tiêu biểu như: CTI, TTF, HHS, GTN, BHS, SBT, LSS… và các cổ phiếu dòng dầu khí và thép.
Các cổ phiếu này đều có đặc điểm chung là có thời gian tăng điểm kéo dài trong nhiều tháng nay. Điều này khẳng định thêm xu thế đầu tư chạy theo cổ phiếu tăng giá đang rất phổ biến trên thị trường. Một đặc điểm thường thấy trong thị trường hưng phấn.
Ngoài ta, dòng tiền margin vào các cổ phiếu nóng vẫn chưa cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt. Nhiều cổ phiếu ưa thích của dòng tiền này vẫn tiếp tục gia tăng lực cầu, như: HAR, BHS, SHN, AAA…
Tất cả những thông số trên cho thấy thị trường đang vận động tích cực, ngược với sự giảm điểm của các chỉ số. Theo đó, nếu tinh ý, nhà đầu tư có thể nhận thấy cơn sóng ngầm tăng trưởng của thị trường luôn lớn và cơ hội mở ra cũng không hề nhỏ, ít nhất là trong ngắn hạn.
KIM
(Thời báo Ngân hàng)