Giá lúa mì thế giới hàng ngày
Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 28-06-2016
- Cập nhật : 28/06/2016
Giá dầu giảm mạnh nhất từ tháng 2 do tác động của Brexit
USD tiếp tục đà tăng, khiến giá dầu đi xuống và dấy lên câu hỏi về nhu cầu dầu thô của Trung Quốc.
Giá dầu phiên 27/6 giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2016 khi USD mạnh lên và giới đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn tiếp tục bán tháo sau khi người dân Anh bất ngờ lựa chọn ủng hộ việc nước này ra khỏi EU (Brexit).
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 8/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,31 USD, tương đương 2,7%, xuống 46,33 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 8/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,25 USD, tương ứng 2,6%, xuống 47,16 USD/thùng, thấp nhất kể từ 10/5/2015.
Giá dầu giảm trong bối cảnh giá hàng hóa, chứng khoán và nhiều đồng tiền đi xuống kể từ khi người dân Anh quyết định bỏ phiếu ra khỏi EU (Brexit), khiến giới đầu tư ngạc nhiên. Lựa chọn này của người Anh cũng làm cho nhà đầu tư mất lòng tin vào sự ổn định của kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu, buộc họ thoát khỏi tài sản rủi ro hơn và đổ tiền vào hầm trú ẩn truyền thống như vàng và USD.
Phiên 27/6, bảng Anh tiếp tục giảm trong khi USD đi lên. Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, tăng 1,1%.
Giá dầu đã có đợt tăng giá mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính, tăng gần gấp đôi kể từ cuối tháng 2/2016 khi giới đầu tư đặt cược rằng gián đoạn nguồn cung tại một số khu vực trên thế giới và sản lượng dầu thô của Mỹ giảm đang kéo giảm tình trạng thừa cung toàn cầu.
Nhưng Golman Sachs và Morgan Stanley lại chỉ ra mối nguy lớn từ Trung Quốc. Khi nhà đầu tư đổ xô vào USD, yên và tài sản trú ẩn an toàn khác, Trung Quốc sẽ cố gắng ngăn chặn việc phá giá đồng nội tệ, theo Goldman. Nhu cầu xăng và diesel của Trung Quốc trong tháng 5 cũng giảm, Morgan Stanley cho hay.(NCĐT)
Giá vàng tiếp tục tăng khi giới đầu tư tìm kiếm hầm trú ẩn sau Brexit
Giá vàng ngày 27/6 tăng phiên thứ 2 khi bất ổn về việc Anh ra khỏi EU khiến giới đầu tư bán tháo cổ phiếu, tìm kiếm tài sản an toàn hơn.
Giá vàng ngày 27/6 tăng phiên thứ 2 khi bất ổn về việc Anh ra khỏi EU khiến giới đầu tư bán tháo cổ phiếu, tìm kiếm tài sản an toàn hơn.
Phiên cuối tuần trước 24/6, giá vàng tăng 4,8%, mức tăng lớn nhất trong một ngày kể từ tháng 1/2009, khi người Anh bỏ phiếu ủng hộ việc rời khỏi EU (Brexit), gây ra tình trạng bán tháo tài sản rủi ro từ hàng hóa công nghiệp đến chứng khoán và bảng Anh.
Lúc 9h59 giờ GMT, giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.325,46 USD/ounce, trong phiên có lúc giá tăng 1,5% lên 1.335,3 USD/ounce. Phiên thứ Sáu tuần trước 24/6, giá vàng tăng 8% lên 1.358,2 USD/ounce, cao nhất kể từ tháng 3/2014.
Giá vàng giao tháng 8/2016 trên sàn Comex tăng 0,2% lên 1.324,7 USD/ounce.
Giá vàng tính bằng bảng Anh hôm 24/6 lên cao nhất kể từ tháng 4/2013 khi đồng tiền này xuống thấp nhất 31 năm.
Giới phân tích cho rằng, những bất ổn xung quanh thời điểm đàm phán việc Anh rời EU đồng nghĩa rằng không chỉ giới đầu tư trở nên cố thủ hơn và mua vào tài sản trú ẩn như vàng và USD mà còn khiến bảng Anh tiếp tục chịu áp lực giảm giá.
Việc Anh ra khỏi EU cũng đồng nghĩa rằng việc nâng lãi suất của Fed trong năm nay sẽ bị trì hoãn.
Goldman Sachs đã nâng dự báo giá vàng và cho rằng Brexit sẽ tác động mạnh đến lộ trình nâng lãi suất của Fed.
Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR hôm thứ Sáu 24/6 tăng 2% lên 934,31 tấn, cao nhất kể từ tháng 7/2013.
Lượng vàng nhập khẩu vào Trung Quốc từ Hong Kong trong tháng 5/2016 tăng gần 68% lên cao nhất kể từ tháng 12/2015.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,2% lên 17,7 USD/ounce, giá bạch kim tăng 0,8% lên 989 USD/ounce trong khi đó, giá palladium giảm 0,6% xuống 546 USD/ounce.(NCĐT)
Giá đồng giảm do gia tăng thận trọng sau Brexit
Giá đồng giảm vào ngày thứ hai (27/6) khi gợn sóng từ việc bỏ phiếu của Anh để rời khỏi Liên minh Châu Âu vào tuần trước và tiếp tục gây rối loạn thị trường.
Giá đồng giảm vào ngày thứ hai (27/6) khi gợn sóng từ việc bỏ phiếu của Anh để rời khỏi Liên minh Châu Âu vào tuần trước và tiếp tục gây rối loạn thị trường.
Các nhà máy Trung Quốc duy trì giá thép tròn đặc cho cuối tháng 6
Thị trường giao ngay cho ống đúc ở miền đông Trung Quốc giảm sâu hơn vào giữa tháng 6 khi mùa mưa ở khu vực miền đông và nam đã làm hạn chế nhu cầu tiêu thụ thép hơn nữa. Hôm 21-22/96, một số nhà sản xuất lớn ở miền đông thông báo họ sẽ duy trì giá thép tròn đặc cho cuối tháng 6.
Theo các thông báo mới, thép tròn đặc 20# 50-130mm được sản xuất từ 2 nhà sản xuất lớn ở tỉnh Giang Tô là Zenith Steel Group và Changqiang Iron & Steel –duy trì lần lượt mức 2.570 NDT/tấn (390 USD/tấn) và 2.520 NDT/tấn cho cuối háng 6, xuất xưởng gồm VAT.
Trong khi đó, Huaigang Special Steel thông báo nâng giá xuất xưởng cho thép tròn đặc thêm 60 NDT/tấn lên 2.410 NDT/tấn gồm VAT. Platts lưu ý Huaigang đã hạ giá bán giữa tháng 6 xuống 30 NDT/tấn khi Zenith và Changqiang duy trì giá ổn định.
Hôm 23/6, chào giá trên thị trường bán lẻ Thượng Hải cho ống đúc 20# 219x6mm (GB/T 8163) được sản xuất từ các nhà máy ở miền đông vào khoảng 2.750-2.800 NDT/tấn, gồm VAT, giảm 100 NDT/tấn so với 10 ngày trước đó.
Gần đây, người bán bị áp lực phải hạ giá để thu hút người mua trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ chậm chạp. Do những biến động trên thị trường thép kể từ tuần trước nên các nhà kinh doanh ống thép sẽ cố gắng giữ giá ổn định và đợi xu hướng thị trường rõ ràng hơn trong ngắn hạn.(ST)
Trung Quốc sắp cắt giảm mạnh sản lượng thép và than
Chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch giảm khoảng 45 triệu tấn sản lượng thép và 280 triệu tấn sản lượng than đá...
Trung Quốc có kế hoạch giảm mạnh sản lượng thép và than đá trong năm nay, theo tuyên bố mới nhất của một quan chức cấp cao trong chính phủ Trung Quốc được Reuters trích đăng.
Cụ thể, theo chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc, ông Xu Shaoshi, chính phủ nước này đã lên kế hoạch giảm khoảng 45 triệu tấn sản lượng thép và 280 triệu tấn sản lượng than đá.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ điều chỉnh công việc của khoảng 700 nghìn công nhân ngành ngành than đá và 180 nghìn công nhân ngành thép. Ông khẳng định rất tự tin rằng tất cả các mục tiêu trên sẽ được hoàn tất trong năm 2016.
Theo lý giải của ông Xu, chính phủ Trung Quốc muốn tình trạng dư thừa nguồn cung trong hai ngành trên được giải quyết càng sớm càng tốt.
Trong những tuyên bố gần đây, chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần nhắc đến việc hạn chế mạnh tay tình trạng dư cung trong rất nhiều ngành công nghiệp chủ chốt, trong từ 3 đến 5 năm tới, sản lượng thép của Trung Quốc sẽ giảm từ 100 đến 150 triệu tấn, sản lượng than đá sẽ giảm đến 500 triệu tấn.
Tuy nhiên, để đảm bảo cho người lao động ngành thép và than đá có cuộc sống và việc làm ổn định sau khi nhiều nhà máy đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã lên chương trình đầu tư khoảng 100 tỷ nhân dân tệ để giúp chính quyền địa phương và các công ty nhà nước giải quyết tốt việc đền bù và sắp xếp việc làm mới cho người lao động. Ước tính sẽ có đến 1,8 triệu công nhân ngành thép và than đá sẽ mất việc.
Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc cũng đang thực hiện nhiều chính sách rất quyết liệt để giảm tình trạng nợ nần chồng chất tại nhiều doanh nghiệp nước này.
Gần đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo Trung Quốc về việc tổng nợ doanh nghiệp quá cao, tương đương đến 250% GDP, sẽ gây ra rất nhiều tác động tiêu cực lên toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc nếu tình trạng này không được sớm giải quyết.
Theo ông Xu, nợ doanh nghiệp của Trung Quốc vẫn trong khả năng kiểm soát của chính phủ và vấn đề này sẽ sớm được giải quyết.
Trong tuần trước, hai tập đoàn thép lớn nhất nhì Trung Quốc là China's Baosteel Group và Wuhan Iron and Steel Group công bố kế hoạch tái cấu trúc tập đoàn để giảm sản lượng dư thừa và hoạt động hiệu quả hơn.(ST)