Ngày 1/12 vừa qua, Câu lạc bộ Chứng khoán (SIC) cùng khoa Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Ngoại thương đã tổ chức hội thảo “Hậu bầu cử tổng thống Mỹ-Hướng đi nào cho nhà đầu tư mới”. Buổi hội thảo đã diễn ra thành công khi thu hút được sự quan tâm, tham gia đông đảo của các bạn sinh viên và những người có niềm đam mê với lĩnh vực Kinh tế - Tài chính - Chứng khoán.
Bức tranh lợi nhuận các công ty trên thị trường chứng khoán năm 2018
- Cập nhật : 04/03/2019
Theo thống kê của SSI Retail Research, ngân hàng là ngành thống trị về lợi nhuận trong năm 2018 với hơn 68 nghìn tỉ đồng tăng hơn 31% so với năm 2017.
Theo thống kê, tính tới hết ngày 25.02.2019, đã có tổng cộng 1.005 doanh nghiệp công bố Báo cáo Tài chính quý IV.2018 (chiếm 98% vốn hóa trên 3 sàn). Tổng lợi nhuận ròng cả năm 2018 các doanh nghiệp công bố đạt khoảng 276,2 nghìn tỉ đồng, tăng trưởng 18,9% so với năm 2017. Tuy nhiên nếu loại trừ lợi nhuận đột biến của VHM (tăng gần 13.000 tỉ đồng lợi nhuận) thì con số này chỉ tăng trưởng 13,3%.
Ngành bất động sản (BĐS), ngân hàng, dịch vụ tài chính, hàng & dịch vụ công nghiệp, điện, nước & xăng dầu khí đốt là những ngành có tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận và đạt tăng trưởng cao trong năm 2018 so với cùng kỳ 2017, chi tiết ở bảng sau:
Ngành Bất động sản dẫn đầu tăng trưởng lợi nhuận với mức tăng 75%, chủ yếu do lợi nhuận đột biến từ VHM. Nếu không tính VHM thì lợi nhuận toàn ngành chỉ tăng trưởng 22,8%. Tổng lợi nhuận trong ngành đạt khoảng 42,6 nghìn tỉ đồng. Riêng trong quý IV.2018, ngành bất động sản duy trì được tốc độ tăng trưởng, trong đó tổng doanh thu đạt 90.358 tỉ đồng (tăng 34% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 12.696 tỷ đồng (tăng 100%).
Ngành ngân hàng mặc dù có dấu hiệu giảm tốc nhưng vẫn tăng trưởng lợi nhuận đạt 31% trong năm 2018. Tổng lợi nhuận toàn ngành đạt 68 nghìn tỉ đồng, với nguồn thu chính vẫn đến từ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ, với đóng góp tích cực của mảng bancassurance.
Ở nhóm ngành dịch vụ tài chính, tổng doanh thu chỉ tăng 5,3% trong QIV.2018 so với cùng kỳ năm năm 2017. Trong khi đó, giá vốn tăng mạnh 40%, và chi phí tài chính tăng 16,3% khiến lợi nhuận trước thuế (LNTT) toàn ngành giảm 13,9% so với quý IV.2017. Nhờ tăng trưởng tốt trong 3 quý đầu năm, ngành dịch vụ tài chính vẫn đạt kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2018 với mức tăng 29% về doanh thu và 25% về lợi nhuận.
Tại nhóm xăng dầu và khí đốt, diễn biến thiếu tích cực trong quý IV.2018 nhưng kết quả cả năm 2018 vẫn khả quan. Theo đó, tổng doanh thu thuần (DTT) 2018 của nhóm ngành này là 289,5 nghìn tỉ đồng (tăng 17,7% so với cùng kỳ), lợi nhuận trước thuế đạt 6.652 tỉ đồng (tăng 7,6% so với năm 2017) trong đó qúy IV.2018 đóng góp 25,2% doanh thu thuần và 21,4% lợi nhuận trước thuế của năm 2018. PLX, OIL và nhóm các công ty có vốn góp của GAS đóng góp tới 95% doanh thu và lợi nhuận của cả ngành thì đều ghi nhận sụt giảm LNTT trong quý IV.2018.
Tại nhóm điện, quý IV.2018, tính riêng 2 sàn HOSE và HNX, các doanh nghiệp điện niêm yết ghi nhận 14,6 nghìn tỉ đồng DTT, giảm nhẹ 3,94% so với cùng kỳ. Tốc độ sụt giảm tăng dần đối với lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế của toàn ngành với tỷ lệ lần lượt là 16,3% và 9,82%, do ảnh hưởng từ doanh nghiệp niêm yết có quy mô lớn nhất là PV POWER.
Về nhóm ngành xây dựng, trong quý IV.2018, tổng doanh thu nhóm ngành xây dựng giảm 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế (LNST) giảm mạnh đến 53,7% yoy, bên cạnh nguyên nhân do sự sụt giảm về doanh thu và lợi nhuận gộp thì còn do VCG và ROS không còn khoản lợi nhuận tài chính bất thường từ việc thoái vốn và hoạt động đầu tư như quý IV.2017 lần lượt là 713 tỉ đồng và 644 tỉ đồng. Nếu loại trừ khoản này, LNST của nhóm xây dựng giảm khoảng 30,6% trong quý IV.2018 so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2018, doanh thu nhóm ngành xây dựng tăng 2,6% nhưng lợi nhuận gộp giảm 6,1% và LNST giảm khoảng 16,7% (loại trừ lợi nhuận tài chính bất thường của VCG, ROS và CII trong năm 2017) so với năm 2017.
Bình Minh
Theo Nhipcaudautu.vn