BVSC cho rằng quá trình xem xét nâng hạng TTCK Việt Nam lên thị trường mới nổi khả năng sẽ kéo dài và còn khá nhiều vấn đề, TTCK Việt Nam cần nỗ lực khắc phục để được MSCI chấp thuận.

Mua bán, sáp nhập (M&A) dưới nhiều hình thức vẫn đang âm thầm diễn ra và một trong những dấu hiệu để nhà đầu tư nhận biết thường là giá cổ phiếu tăng trong khi không có nhiều thông tin hỗ trợ.
Dự báo, các thương vụ M&A sẽ diễn ra sôi động trong nửa cuối năm 2016, từ đó mở ra nhiều cơ hội cho các NĐT bắt đúng nhịp của những cổ phiếu này.
Từ cuối năm 2015, thông tin Vingroup (VIC) trở thành đối tác chiến lược của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) đã được đồn đoán trên thị trường. Cuối tháng 2-2016, thông tin CTCP Đầu tư Xây dựng Tân Liên Phát - công ty con của VIC chi hơn 1.200 tỷ đồng để sở hữu 32,5% vốn tại TTF được công bố chính thức trong tài liệu Đại hội đồng cổ đông của TTF. Điểm bất ngờ hơn cả là Tân Liên Phát nhận chuyển nhượng của các cá nhân, nâng tỷ lệ sở hữu tại TTF lên 69% vốn điều lệ.
Cổ phiếu TTF đã có những đợt tăng giá ấn tượng với thông tin tích cực từ tái cơ cấu và hợp tác với VIC. Sau khi có thông tin chính thức về thương vụ VIC nâng tỷ lệ sở hữu tại TTF nêu trên, cổ phiếu TTF tiếp tục tăng giá. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, Tân Liên Phát sẽ không dừng ở tỷ lệ sở hữu 69% vốn tại TTF.
Một thương vụ khác được nhà đầu tư quan tâm không kém là đối tác mua lại cổ phần do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thoái vốn tại CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB). Sau khi SCIC thoái vốn, tổ chức duy nhất lộ diện là CTCP Đầu tư Căn nhà Mơ ước (DRH) sở hữu gần 10% vốn điều lệ KSB. Sau cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của DRH, công ty này công bố tiếp tục mua thêm cổ phiếu KSB để nâng tỷ lệ sở hữu lên 15%. Ở thời điểm này, Báo Đầu tư Chứng khoán ghi nhận nhiều luồng thông tin, DRH sẽ không dừng ở tỷ lệ 15% nêu trên và với kỳ vọng đó, giá cổ phiếu KSB có mức tăng ngoạn mục, từ lúc SCIC thoái vốn khoảng hơn 37.000 đồng/CP đến nay đã tăng lên 64.000 đồng/CP.
Ngay trong phiên cuối tuần qua, DRH công bố thông tin sẽ mua thêm 1,22 triệu cổ phiếu KSB theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu mua thành công, DRH sẽ sở hữu hơn 20% vốn tại KSB.
Không ít nhà đầu tư nhận định, DRH sẽ còn tăng tỷ lệ sở hữu tại KSB, ít nhất lên mức chi phối 51% vốn. Đây được xem là lý do hợp lý nhất giải thích diễn biến tăng giá chóng mặt của cổ phiếu KSB, dù thị trường chung đang chìm trong “sắc đỏ” do ảnh hưởng tâm lý từ sự kiện Brexit (Anh trưng cầu dân ý về việc rời khỏi Liên minh châu Âu).
Cặp cổ phiếu khoáng sản cùng nhau tăng giá từ đầu năm đến nay là C32 - DHA, trong đó sự tăng giá diễn ra mạnh mẽ trong vài tuần gần đây bởi thông tin CTCP Đầu tư Xây dựng 3-2 (C32) nâng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Đá Hóa An (DHA) lên 9%. Mục tiêu tăng tỷ lệ sở hữu của C32 tại DHA được đa phần nhà đầu tư và chuyên viên phân tích tại các công ty chứng khoán nhận định là hướng đến mỏ đá của DHA. Khả năng C32 sẽ không dừng ở tỷ lệ sở hữu 9% DHA đang là cơ sở để nhiều nhà đầu tư tiếp tục kỳ vọng giá cổ phiếu vẫn còn có đà tăng. Kết thúc phiên cuối tuần, qua, C32 đóng cửa ở mức giá 52.500 đồng/CP. Cổ phiếu DHA đã có vài phiên trần, đóng cửa phiên cuối tuần qua ở mức 33.300 đồng/CP.
Cổ phiếu DMC của CTCP Dược Domesco thời gian qua cũng tăng gia mạnh khi nhà đầu tư dự báo cổ đông ngoại sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại DMC. Tính đến thời điểm hiện tại, không có bất cứ thông tin gì mới về DMC, mà chủ yếu là do nhà đầu tư kỳ vọng vào kết quả kinh doanh quý II/2016 khả quan và khả năng cổ đông ngoại tăng tỷ lệ sở hữu lên trên mức 51% khi DMC đã chính thức thông qua việc nới room ngoại lên 100%. Hiện tại, cổ đông nước ngoài lớn nhất của DMC là CFR International SPA (Chile) - công ty con của Tập đoàn Abbott Hoa Kỳ, sở hữu hơn 99% vốn, cũng đang có mong muốn đầu tư sâu vào DMC. Do vậy, kỳ vọng của nhà đầu tư không phải không có cơ sở.
Tương tự DMC, trông chờ nới room để các cổ đông ngoại hiện hữu gia tăng tỷ lệ sở hữu là CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM), cổ phiếu này cũng đã có giai đoạn tăng giá mạnh. Hiện cổ đông lớn nhất của TCM là Tập đoàn Eland (Hàn Quốc). Nhiều khả năng, nếu TCM tiến hành nới room, thì Eland sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại TCM.
Một doanh nghiệp khác, CTCP Quốc tế Sơn Hà cho biết, Công ty đang tìm hiểu, làm việc với ban lãnh đạo một số công ty nhằm mua chi phối 51% cổ phần trở lên.
Thị trường đang tiếp tục chờ đón những thương vụ M&A chốt vào cuối năm, dựa trên những tín hiệu âm thầm đang diễn ra.
Diễn đàn M&A Việt Nam - sự kiện thường niên lớn nhất Việt Nam về mua bán, sáp nhập và đầu tư chiến lược do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo Đầu tư và AVM Vietnam phối hợp tổ chức từ năm 2009 đến nay.
Với chủ đề “Cơ hội trong không gian kinh tế mở”, Diễn đàn M&A Việt Nam 2016 sẽ được tổ chức vào ngày 18/8/2016 tại TP. HCM, bao gồm các hoạt động hội thảo, phổ biến kiến thức và kết nối đầu tư. Dự kiến, sẽ có khoảng 500 lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản lý, chuyên gia, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham dự sự kiện.
Diễn đàn M&A Việt Nam - sự kiện thường niên lớn nhất Việt Nam về mua bán, sáp nhập và đầu tư chiến lược do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo Đầu tư và AVM Vietnam phối hợp tổ chức từ năm 2009 đến nay.
Với chủ đề “Cơ hội trong không gian kinh tế mở”, Diễn đàn M&A Việt Nam 2016 sẽ được tổ chức vào ngày 18-8-2016 tại TP. HCM, bao gồm các hoạt động hội thảo, phổ biến kiến thức và kết nối đầu tư. Dự kiến, sẽ có khoảng 500 lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản lý, chuyên gia, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham dự sự kiện.
Diễn đàn M&A Việt Nam - sự kiện thường niên lớn nhất Việt Nam về mua bán, sáp nhập và đầu tư chiến lược do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo Đầu tư và AVM Vietnam phối hợp tổ chức từ năm 2009 đến nay.
BVSC cho rằng quá trình xem xét nâng hạng TTCK Việt Nam lên thị trường mới nổi khả năng sẽ kéo dài và còn khá nhiều vấn đề, TTCK Việt Nam cần nỗ lực khắc phục để được MSCI chấp thuận.
Từ đầu năm đến nay, thị trường chứng khoán trong nước chứng kiến nhiều cổ phiếu tăng phi mã nhờ những thông tin xung quanh việc thâu tóm, thay đổi cơ cấu cổ đông lớn của doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh không khả quan, thách thức do Hiệp định TPP mang lại và việc xuất khẩu vào thị trường Anh bị tác động không nhỏ đã khiến cổ phiếu ngành dệt may sẽ không còn duy trì đà tăng mạnh như những năm trước và xu hướng biến động chủ yếu là đi ngang và giảm.
Dự báo thị trường trái phiếu sẽ còn thu hút được sự quan tâm của NĐT với sự hình thành của thị trường trái phiếu phái sinh.
Theo luật, các công ty chứng khoán được phép cấp margin tỷ lệ 5:5 cho nhà đầu tư đối với những cổ phiếu đủ tiêu chuẩn. Tức, nhà đầu tư có một đồng tài sản sẽ được công ty chứng khoán cho vay thêm một đồng để mua cổ phiếu đủ chuẩn.
Chiếm 34% thị phần, ổn định trong nhiều năm nhờ có nhiều thương hiệu mạnh và lâu đời ở ba miền, lỗi hẹn nhiều lần với kế hoạch IPO, không hiểu “bom tấn” Vicem sẽ nổ thế nào trong lịch IPO vào quý IV/2016 tới.
Một số nhà đầu tư lo lắng nếu không có thông tin hỗ trợ đặt biệt, thị trường khó có thể vượt qua ngưỡng cản này trong ngắn hạn. Tuy nhiên, gần đây, giới phân tích đưa ra khá nhiều dữ liệu ngầm cho thấy thị trường đang âm thầm tăng.
Sắp tới, các DN, tổ chức phát hành phải cung cấp đầy đủ, minh bạch các thông tin về nhu cầu vốn, thông tin dự án… mới được phát hành trái phiếu DN. Việc cung cấp và công bố thông tin về DN và dự án sẽ giúp đưa thị trường gần hơn với NĐT mạo hiểm.
Kế hoạch Hành động ngành Ngân hàng giai đoạn tới đây vừa được Thống đốc Lê Minh Hưng ký với nhiều chỉ tiêu, mục đích và phần việc phân công cụ thể.
2,08 nghìn tỷ USD đã bị cuốn phăng khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước, ngày mà cử tri Anh bỏ phiếu chọn rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự