Xảy ra ùn tắc, trạm thu phí giao thông phải mở cửa miễn phí
Giả danh cán bộ Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ
Đầu xuân trên công trường cầu vượt biển dài nhất Việt Nam
Đồng Nai: Chính quyền sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong “cuộc chơi” mới
Hàng ngàn nông dân Tiền Giang bỏ tết lo cứu lúa
Tin trong nước đọc nhanh 20-02-2016
- Cập nhật : 20/02/2016
Quyền nói là quyền của mỗi người dân
Đó là phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi cho ý kiến về những vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật báo chí (sửa đổi) ngày 18-2.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu, quy định thật rõ quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân vào luật này bởi đây là các quyền đã được Hiến pháp quy định.
“Hơn nữa, điều 28 Hiến pháp còn viết rằng công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước; Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Tôi cho rằng báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền này của người dân, do đó đề nghị nghiên cứu quy định rõ ràng trong luật” - ông Hiền nhấn mạnh.
Trong khi Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết “dự thảo luật đã quy định rõ về quyền tự do báo chí của người dân, đó là được cung cấp thông tin, biểu đạt thông tin trên báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của ai cả. Nhà nước phải tạo điều kiện để công dân được tiếp cận thông tin”.
Liên quan đến phạm vi điều chỉnh của luật, dự thảo chỉ quy định điều chỉnh đối với hoạt động báo chí nhà nước, không điều chỉnh các trang thông tin tổng hợp, mạng xã hội...
Giải thích vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói: “Về truyền thông xã hội hiện nay nghị định 72 đang điều chỉnh, có quy định rất chặt chẽ. Nếu đưa trang tin điện tử, trang mạng, blog cá nhân vào đây thì vô hình trung chúng ta thừa nhận tất cả loại hình này là báo chí”.
Tuy vậy, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng một lần nữa nhấn mạnh đến quyền tự do báo chí của công dân theo Hiến pháp và nhắc lại lời Bác Hồ: dân chủ là để người dân được mở miệng ra.
“Bây giờ xu hướng đọc khác xưa rồi, người ta mở cái điện thoại ra là có thông tin. Nếu nói rằng đó (trang tin điện tử, trang mạng, blog cá nhân - PV) không phải báo nên tôi không quản lý thì không được, bởi quyền nói là quyền của mỗi người dân.
Quản lý không có nghĩa là cấm đoán, quản lý mà để hiểu rằng siết lò xo lại, không cho người ta làm cái gì là vi phạm Hiến pháp. Nếu chúng ta đưa ra những điều cấm mà đúng thì tôi tin chắc là nhân dân ủng hộ và cấm cái gì phải đưa vào luật, chứ cấm ở nghị định là không được đâu” - ông Hùng nhấn mạnh.
Công an TP. Hồ Chí Minh lưu ý người dân “tỉnh táo” với các chiêu lừa của tín dụng đen
Công an TP. Hồ Chí Minh nhận định, một số đối tượng cho vay nặng lãi đã tổ chức phát tờ rơi với nội dung “cho vay không tín chấp, nhận tiền ngay” kèm số điện thoại liên lạc nhằm lừa người dân vay tiền với lãi suất cao.
Đến khi nạn nhân không có khả năng chi trả, chúng sẽ điện thoại chửi bới, đe dọa, đánh đập, khủng bố tinh thần, cưỡng đoạt tài sản...
Thông báo từ Công an TP. Hồ Chí Minh (Bộ Công an) cho biết, hoạt động của tội phạm cho vay nặng lãi, tín dụng đen trên địa bàn thành phố ngày càng phức tạp.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, khó khăn về kinh tế của một bộ phận người dân, những đối tượng này đã tổ chức phát, dán tờ rơi ở các khu dân cư nghèo, các chợ với nội dung “cho vay không tín chấp, nhận tiền ngay” kèm theo số điện thoại liên lạc nhằm lừa người dân vay tiền với lãi suất cao. Đến khi nạn nhân không có khả năng chi trả, chúng sẽ điện thoại chửi bới, đe dọa, đánh đập, khủng bố tinh thần, đập phá tài sản, cưỡng đoạt tài sản của nạn nhân.
Cũng theo Công an TP. Hồ Chí Minh, trong thời gian vừa qua, trên địa bàn thành phố đã xảy ra một số vụ điển hình. Vào ngày 16/12/2015, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Công an Quận 8 phát hiện 22 đối tượng gốc Bắc không đăng ký tạm trú và thu giữ 484 hồ sơ cho vay, 49 sổ theo dõi cho vay, 90 giấy thu tiền góp, 1 khẩu súng quân dụng.
Khoảng tháng 10/2015, các đối tượng này vào TP. Hồ Chí Minh để đứng ra cho vay và thu tiền mỗi ngày với lãi suất 15% đóng trong 40 ngày. Người vay thế chấp sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân bản chính hoặc photo.
Trước đó, vào ngày 24/6/2015, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP. Hồ Chí Minh bắt giữ 2 đối tượng cho vay nặng lãi, thu giữ 1 gậy sắt, 1 dao dài 15cm. Từ tháng 4/2014 đến tháng 6/2015, các đối tượng đã tổ chức cho vay lấy lãi với lãi suất 15% - 20% bằng hình thức đóng góp 24 ngày/tháng, số lượng người vay trên 20 người.
Còn vào ngày 9/3/2015, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP. Hồ Chí Minh cũng đã bắt giữ 2 đối tượng cho vay nặng lãi. Khoảng tháng 10/2015, các đối tượng tổ chức cho vay và thu tiền mỗi ngày với lãi suất 15% đóng trong 40 ngày, người vay thế chấp sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân bản chính hoặc bản photo để vay từ 1 đến 10 triệu đồng.
Trước tình hình trên, Ban Giám đốc Công an Thành phố đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ Công an Thành phố triển khai đến cán bộ, đảng viên và nhân dân về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm cho vay nặng lãi, tín dụng đen để người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, ngăn chặn kịp thời thủ đoạn của bọn tội phạm này.
Làm rõ trách nhiệm việc mua toa xe cũ của Trung Quốc
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường vừa quyết định thành lập Tổ công tác của Bộ GTVT để kiểm tra vấn đề mua, nhập khẩu toa xe cũ tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN).
Theo đó, Tổ công tác gồm 6 thành viên do ông Vũ Anh Minh - Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp - làm Tổ trưởng được giao nhiệm vụ kiểm tra các vấn đề về mua, nhập khẩu toa xe đã qua sử dụng thời gian qua tại ĐSVN, xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan thuộc ĐSVN.
Tổ công tác phải báo cáo Bộ GTVT kết quả kiểm tra trước ngày 25-2-2016, trong đó có đề xuất giải quyết, xử lý các vấn đề liên quan.
Trước đó, ngày 29-1-2016, Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội có văn bản đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ GTVT hướng dẫn doanh nghiệp này việc mua, nhập khẩu lô toa xe chở hàng 164 chiếc chạy trên khổ đường sắt 1m đã qua sử dụng có tuổi từ 12 đến 22 năm từ Cục đường sắt Côn Minh (Trung Quốc) để phục vụ sản xuất kinh doanh vận tải.
Theo công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội, việc mua lô toa xe này đã được ĐSVN đồng ý về chủ trương bằng văn bản từ giữa tháng 6-2015, và đã được gửi sang Cục đường sắt Côn Minh, giao cho hai Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty CP Vận tải và Thương mại Đường sắt trực tiếp thương thảo ký hợp đồng, làm các thủ tục cần thiết để mua.
Liên quan đến đề xuất trên, ngày 3-2-2016, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã có văn bản yêu cầu Hội đồng thành viên ĐSVN báo cáo rõ về Công văn số 1442/ĐS-VTĐM ngày 3-6-2015 của ĐSVN gửi Cục Đường sắt Côn Minh - Trung Quốc (trong công văn này ĐSVN giao nhiệm vụ cho Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty CP Vận tải và Thương mại Đường sắt trực tiếp thương thảo ký họp đồng và làm các thủ tục cần thiết để mua các Toa xe đã qua sử dụng khổ đường 1m với Cục Đường sắt Côn Minh); tổ chức kiểm điểm nghiêm, làm rõ trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Ban Lãnh đạo ĐSVN và các cán bộ liên quan thuộc ĐSVN trong việc giao cho các đơn vị đường sắt trực tiếp thương thảo, ký họp đồng và làm thủ tục mua toa xe đã qua sử dụng của Trung Quốc.
Văn bản của Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng yêu cầu cho ông Nguyễn Viết Hiệp thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội; chỉ đạo Người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội.
Được biết, ngoài các văn bản chỉ đạo Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội thương thảo ký họp đồng và làm các thủ tục cần thiết để mua các toa xe cũ từ Cục Đường sắt Côn Minh, ĐSVN còn có những văn bản có bút phê của Chủ tịch HĐTV ĐSVN Trần Ngọc Thành như “tôi nhất trí thực hiện nhanh chủ trương đầu tư toa xe hàng đã qua sử dụng của Trung Quốc” khi Ban kế hoạch Kinh doanh của ĐSVN trình đề xuất chủ trương đầu tư các toa xe cũ của Trung Quốc vào ngày 15-10-2014.
Tuy nhiên, khi trả lời Tuổi Trẻ và báo chí về bút phê ông Thành cho biết đây chỉ là đồng ý về việc cho các đơn vị đi tìm hiểu, khảo sát thực trạng toa xe rồi về báo cáo lại chứ không phải là đồng ý quyết định cho mua các toa xe cũ..
Đà Nẵng ra mắt ứng dụng để dân phản ánh bức xúc
Ngày 19-2, UBND TP Đà Nẵng chính thức đưa vào sử dụng ứng dụng góp ý để tiếp nhận góp ý, phản ánh của người dân và du khách về các vấn đề xã hội liên quan đến TP.
Giao diện của trang gopy.dangnang.gov.vn, địa chỉ để người dân và du khách phản ánh các vấn đề xã hội liên quan đến TP Đà Nẵng.
Theo UBND TP, thông qua địa chỉ gopy.danang.gov.vn người dân và du khách có thể góp ý các vấn đề đến môi trường, an ninh trật tự, giao thông đô thị, an toàn xã hội…
Cũng trên trang này, người phản ánh sẽ theo dõi được kết quả xử lý của các cơ quan chức năng liên quan.
Để đảm bảo việc phản ánh thông tin, góp ý của người dân được diễn ra thông suốt, UBND TP đã ban hành quy chế và giao Trung tâm Thông tin dịch vụ công Đà Nẵng, đơn vị đảm nhận việc vận hành ứng dụng này nhận góp ý của người dân, chuyển các cơ quan liên quan xử lý, theo dõi, đưa kết quả xử lý trên ứng dụng.
Cụ thể, các cơ quan liên quan phải xử lý, góp ý trong thời gian 3 ngày làm việc. Các nội dung góp ý, phản ánh phức tạp hoặc liên quan đến nhiều cơ quan phải báo cáo UBND TP để chỉ đạo xử lý.
Trong năm 2015, Trung tâm Thông tin dịch vụ công Đà Nẵng đã mở kênh góp ý, phản ánh (qua số điện thoại 05113 881 888, 0511 1022).
Tính từ đầu tháng 3-2015 đến hết tháng 12-2015, đã nhận 520 lượt phản ánh, góp ý của người dân (trên 50 lượt/tháng) và đã chuyển tổ liên ngành 43 thành phố, các cơ quan liên quan xử lý kịp thời; đồng thời có phản hồi cho người dân biết kết quả xử lý.
Lắp camera toàn tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Việc lắp đặt camera này được thực hiện sau hàng loạt vụ ôtô chạy qua tuyến cao tốc trên bị ném đá.
Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc VN (VEC E), đơn vị quản lý và khai thác đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, thông tin như trên đến các cơ quan báo chí và các đơn vị vận tải, chủ phương tiện giao thông đường bộ trước tình hình một số xe chạy trên tuyến đường trên bị ném đá thời gian vừa qua.
Theo VEC E, kể từ ngày thông xe đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (2-1-2014), đơn vị này đã ghi nhận tám vụ xe bị ném đá.
Khi nhận được thông tin từ chủ xe qua số điện thoại nóng 08-62529191, VEC E đã thông báo với công an địa phương, tiếp cận hiện trường lấy lời khai của chủ xe và cùng ghi nhận hiện trạng sự việc.
Các phương tiện bị ném đá thường vỡ, nứt kính, nguy hiểm hơn là các tài xế có khả năng bị mất lái do sự việc xảy ra đột ngột với tốc độ lưu thông cao, dẫn đến nguy cơ mất an toàn giao thông và ảnh hưởng đến các phương tiện khác lưu thông trên tuyến.
VEC E nhận định vừa qua là các trường hợp bột phát, không phải các hành động có tổ chức nhằm vào một đối tượng cụ thể nào.
Các xe bị ném đá thuộc nhiều đối tượng khác nhau nên không có nghi vấn về khả năng các hãng xe dịch vụ cạnh tranh không lành mạnh khi lưu thông trên đường cao tốc.