3 cán bộ lập khống 3,4 tỉ đồng tiền bồi thường trong dự án tỉ đô
Đắk Nông chuẩn bị xây dựng nhà máy điện mặt trời
Đường hầm và các nhà ga ngầm metro số 2: Từ 404 triệu USD thành 1,168 tỉ USD
Chi phí giải phóng mặt bằng gấp hơn 3 lần xây lắp
Chính phủ ban hành nghị định về chính sách đối với lao động nữ
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 18-06-2016
- Cập nhật : 18/06/2016
Điệp khúc: Muối thừa, đường thiếu!
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tính đến ngày 20/5/2016, diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 14.839 ha, sản lượng ước khoảng 827.359 tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ 2015.
Trong đó, muối sản xuất thủ công đạt hơn 633 tấn; muối sản xuất công nghiệp 193.795 tấn.
Lượng muối tồn trong diêm dân và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến ước đạt 828.892 tấn, tăng 66% so với cùng kỳ 2015.
Bộ NN&PTNT cho biết đã có công văn ngày 24/5 trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất hỗ trợ mua tạm trữ 200 nghìn tấn.
Trái với dư thừa về muối, tính đến ngày 15/5 đã có 37/41 nhà máy kết thúc vụ sản xuất 2015-2016, ép được 12,6 triệu tấn mía (giảm 1,6 triệu tấn), sản xuất được khoảng 1,2 triệu tấn đường (giảm 172.640 tấn).
Lượng đường tồn kho tại các nhà máy là 486.205 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 10.585 tấn.
Dự kiến vụ mía đường 2015- 2016, sản lượng sẽ thấp hơn khoảng hơn 210 nghìn tấn so với vụ trước. Bộ đã thống nhất với Bộ Công thương trình Thủ tướng Chính phủ cho phép nhập khẩu thêm 200 nghìn tấn, ngoài lượng nhập khẩu theo cam kết với WTO là 85 nghìn tấn nhằm bình ổn thị trường (văn bản số 212/BCT-XNK ngày 18/5/2016).
Tuy nhiên Bộ cũng sẽ cân nhắc đến thời điểm và điều hành việc nhập khẩu cho phù hợp để không ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của người dân.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, trong bối cảnh khó khăn chung nhưng lĩnh vực chăn nuôi lại đang nổi lên như 1 điểm sáng về tăng trưởng sản xuất và thu hút nhiều doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư, xây dựng chuỗi chăn nuôi hiện đại, khép kín.
Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, đàn trâu cả nước giảm 1,5- 2%, đàn bỏ tăng 1- 1,5% so với cùng kỳ năm 2015; đàn lợn và gia cầm tăng mạnh, tăng khoảng 3- 3,5% so với cùng kỳ.
Đáng lưu ý 1 loạt các doanh nghiệp lớn như Công ty Hòa Phát, Hùng Vương bắt đầu đầu tư vào nuôi lợn theo chuỗi khép kín, hiện đại với số lượng rất lớn ntrong bối cảnh thị trường Trung Quốc đang dự báo sẽ thiếu nguồn cung về thịt.
Như vậy đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi.(Infonet)
2017: Xây Bến xe miền Đông mới
Hôm 16-6, Văn phòng UBND TPHCM cho biết, thành phố đã chấp thuận phân kỳ đầu tư dự án xây dựng Bến xe miền Đông mới thành hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 sẽ xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhà ga để sớm di dời bến xe miền Đông hiện tại. Giai đoạn 2 sẽ tiếp tục thực hiện các hạng mục còn lại.
Ông Lê Văn Pha, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (Samco – chủ đầu tư dự án), cho biết việc phân kỳ đầu tư để phù hợp với quy mô và đồng bộ với tuyến metro số 1.
"Hiện tại, những vướng mắc liên quan đến dự án đã được giải quyết và đang trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án. Dự kiến đầu năm 2017 sẽ khởi công", ông Pha nói vớiTBKTSG Online.
Trả lời câu hỏi củaTBKTSG Onlinevề tiến độ của dự án này, năm 2017 mới khởi công thì liệu có kịp hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2018 hay không, ông Pha cho biết, do đã có mặt bằng thi công, hơn nữa nhà ga của bến xe chủ yếu xây dựng bằng khung thép nên tiến độ thi công sẽ nhanh và kịp hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2018.
Theo quy hoạch chi tiết, Bến xe Miền Đông mới gồm bốn khu A, B, C, D; trong đó, khu A là đất bến bãi, công trình công cộng và phụ trợ, với công trình cao nhất có 26 tầng, có diện tích 122.480 mét vuông (chiếm 76,37%,); khu B là trạm xe buýt (cao 2 tầng); khu C là kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa (cao 5 tầng); và khu D là khu thương mại dịch vụ (cao 15 tầng). Theo tính toán của Samco, tổng vốn đầu tư xây dựng Bến xe Miền Đông mới khoảng 4.000 tỉ đồng.
Bến xe này nằm ở phường Long Bình, Quận 9 (TPHCM) và phường Bình Thắng (Thị xã Dĩ An, Bình Dương). Sau khi hoàn thành, đây sẽ là khu vực liên hợp nhiều công trình phục vụ đa chức năng đáp ứng nhu cầu của hành khách và hoạt động dịch vụ của bến xe.
Trong tương lai, tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) sẽ kết nối với bến xe để trung chuyển hành khách đi vào khu trung tâm.
Đừng bội ước với doanh nghiệp
Hai ngày trước đó, một cuộc làm việc đột xuất về nội dung trên đã được Văn phòng Chính phủ triệu tập sau khi có phản ứng không đồng tình từ doanh nghiệp. 93 trang kiến nghị do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổng hợp gấp đã được đặt lên bàn Chính phủ kèm theo rất nhiều lo ngại. Thậm chí, đã có ý kiến rằng, cơ hội cải cách hiếm có của môi trường kinh doanh Việt Nam đang bị bỏ qua.
Nếu mọi việc tuần tự nhi tiến, theo đúng cam kết, quyết tâm và những nỗ lực liên tục của người đứng đầu Chính phủ, thì từ ngày 1/7 tới, môi trường kinh doanh Việt Nam sẽ bước sang một trang mới với những cải cách rất lớn.
.
Trong nỗ lực cải cách lần này không chỉ là các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh, mà quan trọng hơn là tư duy về quản lý nhà nước với các ngành nghềkinh doanh có điều kiện. Bởi chưa bao giờ có đợt ra soát các quy định về điều kiện kinh doanh trên diện rộng như hiện nay. Ít nhất là có 3.299 điều kiện hiện được quy định tại 170 thông tư, quyết định của các bộ, ngành đã được xới xáo trong dịp này. Trước đó, năm 2014, khi tiền hành sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, 6.475 điều kiện thuộc các cấp độ khác nhau tương ứng với 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã được xem xét.
Đặc biệt, ngay sau khi nhậm chức, trong cuộc gặp với cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết sẽ cải cách và nâng cao chất lượng các quy định về điều kiện kinh doanh theo hướng đơn giản hóa, loại bỏ quy định không còn phù hợp, nghiêm cấm ban hành các quy định trái luật, ban hành không đúng thẩm quyền. Người đứng đầu Chính phủ cũng cam kết sẽ đổi mới tư duy cùng phương pháp quản lý nhà nước theo hướng các doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm; bỏ cơ chế xin - cho sang áp dụng cấp phép tự động rồi hậu kiểm…Những thông điệp này đã liên tục được nhắc tới trong các cuộc họp Chính phủ, với các thành viên Chính phủ.
Nhưng những gì doanh nghiệp nhận thấy lại chưa giống như vậy. Họ lo lắng, thậm chí là bức xúc khi gần như không thể tiếp cận được các dự thảo nghị định trên. Họ đã gọi đó là các dự thảo nghị định 8 không: không đăng dự thảo trên mạng; không lấy ý kiến doanh nghiệp; không tổ chức hội thảo; không đánh giá tác động; không tổng kết thi hành; không kiểm soát thủ tục hành chính; không thuyết minh; không bản giải trình ý kiến.
Sự bức xúc còn ở chỗ, nhiều dự thảo nghị mà doanh nghiệp tìm được đã gần như cắt dán toàn bộ các nội dung điều kiện kinh doanh hiện có tại các thông tư, thậm chí nhiều điều kiện mới đã được cài cắm… Tư duy quản doanh nghiệp thay vì hỗ trợ, phục vụ doanh nghiệp vẫn đè nặng trong các văn bản này...
Điều đáng nói là kỳ vọng vào trách nhiệm giải trình của các bộ, ngành trong việc này gần như không đạt được. Chính vì vậy, vào lúc này, cộng đồng doanh nghiệp đang đặt niềm tin lớn vào Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
ADB cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực
Ngày 16/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Takehiko Nakao, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng đánh giá cao những đóng góp của ông Takehiko Nakao đã lãnh đạo ADB đạt được những thành quả quan trọng trong nhiệm kỳ vừa qua; đồng thời bày tỏ ủng hộ và mong muốn ông Takehiko Nakao tiếp tục tái cử làm Chủ tịch ADB nhiệm kỳ 2016-2020.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ với ADB, coi ADB là một trong những nhà tài trợ hàng đầu trong việc cung cấp nguồn vốn, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn. Thủ tướng cảm ơn ADB đã tài trợ cho Việt Nam nhiều chương trình/dự án; khẳng định các chương trình/dự án này đã và đang phát huy hiệu quả.
“Chúng tôi mong muốn thời gian tới, ADB tiếp tục sẽ giành các nguồn vốn ưu đãi để Việt Nam tiếp tục thực hiện mục tiêu cải cách kinh tế và xóa đói, giảm nghèo”, Thủ tướng nêu rõ và cho biết, vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi, đồng thời đang tiếp tục hoàn thiện thiện các văn bản pháp lý, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA và chỉ đạo quyết liệt để các nguồn tài trợ ODA nói chung và của ADB nói riêng phát huy tối đa hiệu quả.
Nêu rõ Việt Nam ủng hộ chiến lược 2030 của ADB, Thủ tướng đề nghị ADB cung cấp nguồn tài chính cho việc ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam, nhất là đối phó tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn; tiếp tục cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho các dự án phát triển hành lang đông tây tại khu vực miền Trung…
Về phần mình, Chủ tịch ADB Takehiko Nakao đánh giá cao sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam trong hợp tác với ADB, bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu kinh tế xã hội của nước ta, nhất là công tác xóa đói giảm nghèo. Chủ tịch ADB cũng đề nghị Việt Nam tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn của ADB, khẳng định ADB sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo… và các lĩnh vực ưu tiên khác (kiểm soát nợ xấu, thu ngân sách hiệu quả, tái cơ cấudoanh nghiệp nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển tài chính ngân hàng và phát triển kinh tế tư nhân), bày tỏ mong muốn phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để tìm ra được những đối tác có thể thực hiện có hiệu quả cơ chế hợp tác công tư.