Mỹ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam
Hết chi phí cao, doanh nghiệp lại kêu trời về thủ tục
Đà Nẵng: 200 tỷ đồng xây nhà máy xử lý nước thải cho Khu công nghệ cao
Ông Phạm Ngọc Minh và ông Dương Trí Thành được bổ nhiệm làm Chủ tịch và Tổng Giám đốc Vietnam Airlines
Đề xuất thành lập Cục Hải quan Thái Bình
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 21-05-2016
- Cập nhật : 21/05/2016
Chuyến thăm Việt Nam của Obama có thể mang lại những gì?
"Việc Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Việt Nam phản ánh tầm quan trọng nhất định của Việt Nam trong bản đồ chiến lược của Mỹ", giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ, trao đổi với P.V.
Theo ông Vuving, nếu so với chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm ngoái thì chuyến đi của ông Obama "không quan trọng bằng, nhưng cho thấy hai nước sẽ tiếp tục đà phát triển tăng tốc trong mấy năm qua".
Chuyến thăm sẽ giúp ông Obama có thông tin trực tiếp và những ấn tượng thực tế để ông cân nhắc về các bước đi mới, chẳng hạn khả năng dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam. Nếu Việt Nam tỏ ra đáp ứng mong mỏi của Mỹ thì việc Washington bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí ngay trong năm nay là gần như chắc chắn, Vuving nhận định.
Ông Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Mỹ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, đánh giá rằng thực tế đang có các điều kiện tích cực cho việc bỏ lệnh cấm.
"Hiện có những tín hiệu Mỹ có thể thực hiện việc này", ông Lợi nói.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine, Mỹ, đánh giá nếu như ông Obama không tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam trong dịp này thì ông cũng sẽ cố gắng tìm một dịp tốt khác để thực hiện, trước khi rời Nhà Trắng. Và để thúc đẩy tiến trình này, Việt Nam cũng cần thể hiện sự năng động của mình.
Trong vấn đề Biển Đông, ông Vuving trông đợi hai nước có các bước đi cụ thể hơn, chẳng hạn Hà Nội tạo điều kiện cho Washington tiếp cận các cơ sở hậu cần, ngược lại Washington để Hà Nội tiếp cận công nghệ quốc phòng.
"Tuy nhiên, kể cả những bước đi như vậy cũng không đủ lớn để lập tức thay đổi tình hình Biển Đông", Vuving nói. "Nếu thiếu một sự răn đe hữu hiệu ở khu vực này, Trung Quốc sẽ tiếp tục các động thái bành trướng lắt léo để biến Biển Đông thành ao nhà của họ".
Ôg Vuving nhận định rằng khi Mỹ có tổng thống mới, với hai ứng viên hàng đầu hiện nay là bà Hillary Clinton và ông Donald Trump, Washington sẽ "kiên quyết hơn" trong vấn đề Biển Đông.
Bà Hillary Clinton là người nhìn thế giới với con mắt chiến lược địa chính trị, vì thế những thoả thuận trong chiều hướng này sẽ có nhiều cơ hội được tiếp tục thực thi. Cựu ngoại trưởng Mỹ chính là kiến trúc sư của Sáng kiến Hạ vùng Mekong (LMI) và khái niệm "xoay trục". Ông Donald Trump là người thực dụng, nếu quan hệ với Việt Nam mang lại lợi ích cho nước Mỹ thì ông cũng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ.
Vuving dự đoán ban lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ tiếp tục xu hướng đẩy mạnh quan hệ chiến lược với Mỹ được gia tăng trong những năm gần đây, với những dấu mốc như thoả thuận quan hệ Đối tác toàn diện trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013 và tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Việt - Mỹ trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm ngoái.
"Cả bốn lãnh đạo cao nhất hiện nay của Việt Nam đều từng sang Mỹ với những ấn tượng khá tốt, đó cũng là một yếu tố tích cực khiến có thể kỳ vọng quan hệ Việt - Mỹ sẽ được nâng lên Đối tác chiến lược trong vòng 5 năm tới", ông Vuving nói.
Đối tác chân thành
Ông Long ở Đại học Maine nhận xét chuyến thăm này của ông Obama là để củng cố quan hệ giữa hai nước trước hàng loạt thách thức đang dồn dập đến. Không còn bị ràng buộc nhiều với đối nội trong năm bầu cử, tổng thống đương nhiệm sẽ có những hành động đặc biệt để củng cố di sản đối ngoại của mình.
Thừa nhận "nếu tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam sớm hơn là điều tốt hơn", ông Lợi của Viện nghiên cứu châu Mỹ nhận xét rằng chuyến thăm của ông Obama cơ bản vẫn nằm trong tổng thể chiến lược hướng sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Trong đó, Washington can dự vào các hoạt động ở khu vực do có những lợi ích chiến lược về chính trị, an ninh và kinh tế, những lợi ích đó là không thể đảo ngược được.
"Trong năm tới Nhà Trắng sẽ có người chủ mới và theo truyền thống thì họ sẽ kế tục các chính sách của người đi trước. Chỉ có những gì đi ngược lại lợi ích của Mỹ thì họ mới có thể thay đổi", ông Lợi nói.
Các chuyên gia cho rằng điều được trông đợi trong chuyến thăm này là Việt - Mỹ xác định với nhau là đối tác chân thành, gia tăng niềm tin.
"Tôi mong Việt Nam coi chuyến thăm của ông Obama là dịp hiếm có để thể hiện định hướng hợp tác của mình, củng cố quan hệ song phương vì lợi ích của hai bên, vì an ninh và phát triển chung. Vị trí địa chính trị của Việt Nam rất đặc biệt. Nếu đi đúng hướng và dùng lợi thế này để vận động thì sẽ có lợi cho chính mình cũng như cho khu vực và thế giới", ông Long nói.
Hà Nội: Hơn 10.500 tỷ đồng đầu tư cho 41 dự án đê điều
Phụ nữ gốc Việt ở Mỹ bị cáo buộc giết chồng
Một phụ nữ gốc Việt ở bang Virginia, Mỹ, bị truy tố tội giết người sau cái chết của chồng cô cách đây gần một năm.
Theo Sở cảnh sát hạt Fairfax, ngày 16/5, Kimhoang Pham LaRocque, 35 tuổi, bị truy tố tội giết người cấp độ hai và sử dụng súng gây tội ác.
"Kết quả điều tra cho thấy gia đình Kimhoang xảy ra xung đột dẫn tới việc người phụ nữ giết chồng 33 tuổi", WRC-TV dẫn lời Tawny Wright, quan chức cảnh sát hạt Fairfax, cho biết.
Các thám tử đã phân tích một khẩu súng ngắn cùng với đạn dược tìm thấy trong ngôi nhà của gia đình cô ở ngoại ô thủ đô Washington, D.C., tịch thu máy tính và điện thoại di động.
Trong khi đó, các nhà giám định pháp y ngày 10/8 năm ngoái xác định, cái chết của Eric LaRocque là do một vụ giết người. Kimhoang bị bắt khi vừa rời chỗ làm tại Fannie Mae và bị tống giam mà không được đóng tiền tại ngoại.
Kimhoang Pham LaRocque và chồng. Ảnh: New York Times
Vài ngày sau khi chồng cô được phát hiện chết tại nhà riêng ở Vienna ngày 31/7/2015, Kimhoang từng đăng một bức ảnh chiếc huy hiệu cùng các chữ cái đầu tên người chồng Eric LaRocque lên Facebook và viết thông điệp "mãi mãi trong tim mọi người".
"Kim, tôi nghe nói về sự mất mát to lớn của bạn. Tôi thậm chí không thể tưởng tượng được những gì bạn đang phải trải qua. Gửi tới bạn và gia đình tình yêu và sức mạnh mà tôi có. Tôi hy vọng bạn cảm nhận được sự đồng cảm của mọi người dành cho bạn và con bạn. Yêu bạn", một người dùng Facebook bình luận trên bài đăng của Kimhoang.
Eric LaRocque, chồng của Kimhoang, là nhà quản lý dự án của công ty kỹ thuật Dewberry. Anh lớn lên ở Plattsburgh, New York. Hai người gặp nhau khi cùng học đại học.
Thông qua luật sư, ngày 17/5, gia đình của nạn nhân đã gửi lời cảm ơn tới sở cảnh sát và luật sư "bởi những nỗ lực tìm lại công lý cho Eric và buộc những người gây ra cái chết của con trai họ chịu trách nhiệm".
Tổng thống Vladimir Putin: Việt Nam là ưu tiên đối ngoại của Nga
“Tôi xin chúc mừng và rất hân hạnh làm quen với ngài tân Thủ tướng” - Tổng thống Nga Vladimir Putin cười thật tươi mở đầu cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chiều 19-5.
Tổng thống Nga đánh giá cao vai trò của Việt Nam ở Đông Nam Á và khẳng định Việt Nam luôn là một trong những ưu tiên đối ngoại của Nga tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nhấn mạnh “quan hệ hai nước chúng ta hết sức đặc biệt”, Tổng thống Putin bày tỏ vui mừng khi kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng khoảng 27% trong quý 1 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến đổi, hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - thương mại, an ninh - quốc phòng, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, văn hóa, du lịch... cũng như tại các diễn đàn quốc tế thời gian qua phát triển tích cực, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân hai nước.
“Người bạn lớn” Nga
Bốn cuộc gặp liên tiếp giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo các nước đã diễn ra ngay sau khi đoàn Việt Nam đặt chân tới Sochi tham dự hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Nga.
Hôm nay (20-5), phiên họp toàn thể Hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Nga diễn ra tại TP Sochi lúc 13g địa phương (17g Việt Nam). Tiếp đó là cuộc ăn trưa làm việc của các trưởng đoàn. Chiều tối cùng ngày, chuyên cơ rời Sochi đưa đoàn Việt Nam về nước.
Cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của Tổng thống Putin, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói Việt Nam luôn coi Nga là “người anh em, người bạn lớn”, là đối tác chiến lược toàn diện, bền chặt thủy chung.
Thủ tướng cho biết ông đã “có cuộc hội đàm rất thành công” với người đồng cấp Dmitry Medvedev. Hai bên ký nhiều văn kiện hợp tác quan trọng. Đặc biệt Tập đoàn TH của Việt Nam đã khởi công đầu tư dự án lớn sản xuất các sản phẩm sữa và rau quả tại Nga.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chân thành cảm ơn tổng thống Nga đã chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan của Nga tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng Việt Nam tại Nga sinh sống và kinh doanh ổn định, phù hợp với luật pháp của Nga và bày tỏ mong muốn phía Nga tiếp tục hỗ trợ cộng đồng Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng chuyển đến Tổng thống Putin lời thăm hỏi và lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị cấp cao APEC năm 2017.
Cũng tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương như Liên Hiệp Quốc, APEC, ASEM, ASEAN...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Nga đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN - Nga và tin tưởng hội nghị sẽ thành công tốt đẹp, đưa quan hệ ASEAN - Nga bước sang giai đoạn phát triển mới, khẳng định tiếp tục tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Nga trong khuôn khổ ASEAN - Nga.
Nga lưu tâm về Biển Đông
Hai nhà lãnh đạo đã rà soát việc thực hiện hợp tác song phương trong các lĩnh vực, nhất trí cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ và chú trọng nâng cao hiệu quả của các chương trình và dự án hợp tác trọng điểm, nhất là trong trao đổi thương mại, dầu khí, điện hạt nhân, du lịch làm cơ sở để tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác.
Tổng thống Liên bang Nga nhất trí sẽ thúc đẩy các nước thành viên còn lại của Liên minh kinh tế Á - Âu là Belarus, Armenia và Kyrgyzstan hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam để triển khai thực hiện, góp phần nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam luôn sẵn sàng làm cầu nối để doanh nghiệp Nga mở rộng hoạt động tại thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã và đang ký kết, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước và tổ chức.
Trao đổi về những diễn biến phức tạp gần đây trên Biển Đông, tổng thống Nga chia sẻ Nga quan tâm theo dõi tình hình ở Đông Nam Á nói chung và ở Biển Đông nói riêng, khẳng định lập trường của Nga là cần giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), ủng hộ việc ASEAN và Trung Quốc phối hợp xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Kết thúc cuộc gặp, Tổng thống Putin và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ trao Huân chương Hữu nghị của Việt Nam cho chủ tịch Tập đoàn Rosneft Igor Sechin và Huân chương Hữu nghị của Nga cho chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam Nguyễn Quốc Khánh.
Quá nhiều “vòng kim cô” làm TP HCM khó cất cánh!
TP HCM dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế nhưng lại nằm ở vị trí thấp nhất so với 12 thành phố trong khu vực (nhóm có thể xem là đối thủ cạnh tranh hay mục tiêu hướng đến), khoảng cách về trình độ phát triển, khả năng cạnh tranh, môi trường sống cũng còn rất xa.
TS Huỳnh Thế Du, Giám đốc đào tạo Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbrigt, nhận xét như trên tại hội thảo “TP HCM - Khát vọng vươn lên” do Báo Tuổi trẻ tổ chức ngày 19-5.
Theo ông Du, dù TP HCM chỉ chiếm khoảng 10% dân số và 0,6% diện tích nhưng đã tạo ra khoảng 20% GDP, 30% số thu ngân sách và thu hút 20% nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên cả nước. Khoảng cách phát triển với địa phương gần nhất là TP Hà Nội cũng rất xa. Việc đạt được kết quả như hiện nay của TP đã là một nỗ lực rất lớn. TP HCM và cả vùng đang là nơi sử dụng nguồn lực hiệu quả, tạo ra giá trị cao nhất tính trên một đồng vốn của cả nước, kể từ khi đổi mới đến nay.
Nhưng, nhìn ra bên ngoài và ở góc độ phát triển hướng tới một đô thị thịnh vượng qua hai tiêu chí cạnh tranh và đáng sống thì TP HCM lại xếp ở vị trí thấp nhất so với 12 thành phố khác trong khu vực như Tokyo (Nhật), Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines)…
“Đang có quá nhiều vòng kim cô khiến TP HCM khó phát triển, cất cánh, từ một TP sáng tạo đã biến thành bình thường như những địa phương khác trên cả nước. Lãnh đạo TP qua các thời kỳ đều nhận thấy vấn đề và đưa ra những giải pháp nhưng cuối cùng bị bó buộc bởi các điều kiện và nguồn lực eo hẹp. Trong suốt 3 thập kỷ, từ một việc rất nhỏ TP cũng phải xin, trình trung ương cuối cùng ra cơ chế “xin - cho” một phần do thể chế của chúng ta” - ông Du dẫn chứng.
Theo phân tích cụ thể từ vị chuyên gia kinh tế này, có 3 trục trặc chính TP HCM đang gặp phải gồm: ngân sách được giữ lại quá ít; đội ngũ công chức thiếu động cơ và công cụ hữu hiệu; TP chưa bao giờ có chiến lược hay tầm nhìn phát triển dài hạn một cách rõ ràng.
Cụ thể của việc thiếu chiến lược hay tầm nhìn phát triển dài hạn do eo hẹp về nguồn lực, thiếu động cơ và quan hệ giằng co trung ương - địa phương, chưa tận dụng được sức mạnh của đội ngũ trí thức và các doanh nhân. Do không gian ngân sách và quyền tự chủ quá hạn hẹp nên TP không thể chủ động hoạch định chiến lược dài hạn mà một thời lượng và nguồn lực rất lớn của cả bộ máy phải dành cho việc “xin” trung ương cho thêm nguồn lực để ứng phó những vấn đề trước mắt.
Vậy phải tháo những “vòng kim cô” này ra sao? Theo ông Huỳnh Thế Du, TP HCM có thể đề xuất với trung ương cho thử nghiệm mô hình đơn vị hành chính đặc biệt cho Thủ Thiêm với mục tiêu thử nghiệm các cách thức cung cấp dịch vụ công hiện đại. Dựa vào đây, TP đề xuất trung ương được cho giữ lại một tỉ lệ nhiều hơn đối với nguồn thu từ các khu hành chính đặc biệt này.
Đồng thời, phát triển vùng kinh tế Nam Sài Gòn thông qua các chính sách thí điểm phân cấp quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền đô thị một cấp và thúc đẩy cải cách hành chính, tăng trách nhiệm giải trình cho chính quyền địa phương.
“Trong 7 chương trình đột phá mà TP HCM đặt ra thì giải quyết nhu cầu hạ tầng giao thông dựa trên hệ thống vận tải công cộng và phát triển gắn với chỉnh trang đô thị là 2 vấn đề then chốt. Nếu được giải quyết sẽ tạo ra nền tảng quan trọng cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh và tính đáng sống của TP.
Đột phá là phát triển khu đô thị Thủ Thiêm với mật độ cao, tích hợp các nhu cầu hoạt động của người dân gồm nơi làm việc, nơi mua sắm, nhà ở dọc các tuyến vận tải hành khách công cộng mà trước mắt là tuyến Metro số 1” - ông Du đề xuất.