tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 07-07-2016

  • Cập nhật : 07/07/2016

Ngân hàng Nhà nước mạnh tay bãi bỏ giấy phép con

Ngay sau khi ban hành kế hoạch hành động để cải thiện môi trường kinh doanh, cuối tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành đồng loạt 9 thông tư, bãi bỏ nhiều điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng.

Cắt bỏ nhiều điều kiện kinh doanh không cần thiết

Hành động nhanh của NHNN ngay trước thềm Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực được các ngân hàng thương mại và chuyên gia kinh tếđánh giá cao. Bởi theo các thông tư vừa ban hành, nhiều điều kiện kinh doanh, hay các giấy phép con đã được bãi bỏ.

Cụ thể, các thông tư như Thông tư số 13/2016/TT-NHNN, Thông tư 14/2016/TT-NHNN, Thông tư 15/2016/TT-NHNN… đều sửa đổi theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, bãi bỏ nhiều quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh, như các quy định liên quan đến điều kiện cho vay ra nước ngoài; một số nội dung về điều kiện thực hiện ủy thác, nhận ủy thác, điều kiện thực hiện hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài…

..

NHNN khẳng định, việc sửa đổi này nhằm đảm bảo phù hợp với hiệu lực thi hành Luật Đầu tư 2014 về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP của Chính phủ.

Động thái tiên phong cắt giảm điều kiện kinh doanh của NHNN được các ngân hàng đánh giá cao. Ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc Ngân hàng VIB cho rằng: “Điều này sẽ giúp các ngân hàng giảm bớt thời gian, chi phí về thủ tục hành chính, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh”.

Đồng tình với ý kiến này, TS. Cấn Văn Lực, Giám đốc Trung tâm Đào tạo BIDV cho rằng, việc cắt giảm các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh không cần thiết cũng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng giảm chi phí hoạt động, từ đó giảm lãi suất.

Trước khi cắt giảm hàng loạt giấy phép con, tuần qua, NHNN đã ban hành Kế hoạch Hành động của ngành ngân hàng nhằm góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020. Theo đó, Thống đốc NHNN đặt mục tiêu toàn ngành phải nâng cao Chỉ số Tiếp cận tín dụng quốc gia, đồng thời hối thúc các tổ chức tín dụng đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật…

Doanh nghiệp vàng chưa vui

Trong khi đó, các doanh nghiệp vàng lại chưa hài lòng vì không có thông tư nào liên quan đến lĩnh vực vàng. Tuần qua, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đã gửi công văn lên Thủ tướng Chính phủ đề nghị loại bỏ nhiều giấy phép con trong lĩnh vực này. Theo Hiệp hội, có rất nhiều hoạt động không bị cấm song thực tế lại giống như cấm do hàng loạt giấy phép con.

Đơn cử, theo quy định hiện hành, hoạt động vay vốn, nhập khẩu vàng, mở chi nhánh… của doanh nghiệp vàng không bị cấm. Tuy nhiên, thực tế, doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ gần như bị chặn do hàng loạt giấy phép con. Vì vậy, hơn 4 năm qua, chưa có doanh nghiệp nào được vay vốn để sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ và cũng gần 5 năm qua, chưa doanh nghiệp vàng nào được nhập khẩu vàng nguyên liệu.

“Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất là yêu cầu chính đáng của bất cứ doanh nghiệp ngành nào, nhưng 5 năm qua, chúng tôi buộc phải mua nguyên liệu trôi nổi, chất lượng kém trên thị trường với giá đắt hơn từ vài trăm đến cả triệu đồng/lượng so với giá vàng nhập khẩu”, Tổng giám đốc một doanh nghiệp vàng cho hay.

Hiện NHNN vẫn chưa có phản hồi về những “tố khổ” của doanh nghiệp kinh doanh vàng, song một nguồn tin cho hay, quan điểm của NHNN vẫn là tiếp tục thận trọng với vàng. NHNN đang chuẩn bị tổng kết lại Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, sau đó mới đề xuất những chính sách tiếp theo. “NHNN là cơ quan duy nhất được quyền nhập khẩu vàng, doanh nghiệp muốn nhập vàng cần có ý kiến của NHNN. Tại thời điểm này, nên tiếp tục duy trì quy định trên để chống vàng hóa”, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng nói.


Đồng Nai loại bỏ hơn 1.000 dự án khỏi quy hoạch

Riêng 6 tháng đầu năm 2016, tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định thu hồi 27 dự án quy hoạch treo, trong đó có 15 dự án quy hoạch khu dân cư.
du an xay dung duong noi huong lo 10, tinh dong nai.

Dự án xây dựng đường nối hương lộ 10, tỉnh Đồng Nai.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh vừa cho biết, trong các năm 2016 - 2020, tỉnh Đồng Nai sẽ đưa ra khỏi quy hoạch hơn 1.000 dự án, với diện tích gần 17.800 ha. Trong đó, xóa quy hoạch 770 dự án phát triển hạ tầng, giao thông có diện tích hơn 3.700 ha; xóa quy hoạch 63 dự án khu dân cư có diện tích hơn 1.400 ha...

Bên cạnh đó, nhiều quy hoạch về dự án sản xuất vật liệu xây dựng, cụm công nghiệp, thương mại dịch vụ… cũng sẽ được tỉnh Đồng Nai xóa quy hoạch.

Địa phương này cũng tiến hành điều chỉnh giảm diện tích quy hoạch của 556 dự án hiện hữu với gần 2.000 ha, giảm diện tích quy hoạch thu hồi đất, trả lại quyền lợi cho người dân có đất trong dự án. Riêng 6 tháng đầu năm 2016, tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định thu hồi 27 dự án quy hoạch treo, trong đó có 15 dự án quy hoạch khu dân cư.


Những loại dự án cần thực hiện "quyền lựa chọn" trong thu hút FDI

GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã chia sẻ với Báo Đầu tư về quyền lựa chọn các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sau vụ việc của Formosa.

Thưa ông, sau vụ việc Formosa, dư luận bắt đầu đặt câu hỏi về việc nên chuyển hướng thu hút FDI như thế nào, cũng như nhắc lại chuyện “quyền lựa chọn” của Việt Nam. Là một trong những người có nhiều kinh nghiệm và đã nhiều lần nhấn mạnh “quyền lựa chọn”, ông nghĩ thế nào về những đòi hỏi này của dư luận xã hội?

Phải nói rằng, Chính phủ vừa rồi xử lý sự cố của Formosa một cách rất khoa học, khách quan. Đây là một sự cố rất nghiêm trọng nên không thể vội vã đưa ra kết luận. Qua vụ việc này, cần phải rút ra nhiều kinh nghiệm trong thu hút không chỉ FDI mà cả đầu tư trong nước.

gs-tskh. nguyen mai, chu tich hiep hoi doanh nghiep dau tu nuoc ngoai 

GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 

Nói về quyền lựa chọn, tôi cho rằng đã đến lúc cần có thái độ nghiêm túc về vấn đề này. Có mấy loại dự án mà chúng ta nên tính đến “quyền lựa chọn” của mình.

Thứ nhất là dự án lọc hóa dầu. Hiện tính cả các dự án đã triển khai hoặc chưa, chúng ta đã có công suất 55-60 triệu tấn, từ Nghi Sơn, Vũng Rô…, chưa nói đến Dự án Nhơn Hội đang tạm hoãn lại. Hóa dầu của mình xuất phát từ khai thác dầu thô, nhưng khai thác của Việt Nam chỉ khoảng 15-16 triệu tấn/năm. Cộng thêm nếu Lọc dầu Dung Quất mở rộng công suất, phải nhập thêm dầu nhẹ của Trung Đông để trộn vào, thì để các nhà máy hoạt động đúng công suất 55-60 triệu tấn, phải nhập 35-40 triệu tấn dầu. Chúng ta tiêu thụ xăng dầu như hiện nay chỉ 20 triệu tấn/năm, có tăng trưởng 10%/năm thì vẫn thừa.

Trong khi đó, nhà máy lọc hóa dầu chiếm đất rất nhiều, giải quyết việc làm cho lao động cũng chỉ 5.000 - 7.000 người, giá trị gia tăng không quá lớn, lợi thì không bao nhiêu, nhưng ô nhiễm môi trường thì nguy cơ rất lớn. Như BP bao nhiêu năm mãi vẫn chưa xử lý xong sự cố ở Mỹ. Các địa phương cứ thích những dự án hàng tỷ, hàng chục tỷ USD, nhưng trong bối cảnh này, tôi cho rằng, cân nhắc lợi ích thì không nên cấp phép bất cứ dự án lọc dầu nào nữa.

Thứ hai là dự án xi măng, hãy thử xem trên thế giới có bao nhiêu nước thực sự xuất khẩu xi măng, rất ít. Xuất khẩu xi măng là xuất khẩu đá vôi, xuất khẩu tài nguyên. Ở Kiên Giang có thị trấn Hà Tiên, người dân đang khốn khổ vì xi măng, vì bụi, vì ô nhiễm. Sản xuất 65-70 triệu tấn xi măng/năm tức là phải khai thác 70-80 triệu tấn đá vôi, 10 năm mất 1 tỷ tấn đá vôi, có nghĩa là chúng ta mất không biết mất bao nhiêu ngọn núi. Trong khi đó, còn chưa biết ảnh hưởng đến khí hậu, môi trường thế nào. Hiện chúng ta đã phải nhập khẩu than, sản xuất xi măng thì cần có than, nếu cứ tiếp tục sản xuất rồi xuất khẩu xi măng như vậy là không ổn, cần xem xét và chấm dứt cấp phép các dự án xi măng.

Vậy còn các dự án sắt thép kiểu như Formosa, thưa ông? Đây cũng là những dự án dễ gây tổn hại môi trường…

Đúng là như vậy, đây là loại dự án thứ ba mà chúng ta nên thực hiện “quyền lựa chọn” của mình. Đáng nói là, cho đến giờ, chúng ta vẫn thực hiện các dự án sắt thép theo công nghệ lò cao, mà nhiều nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc đang khốn khổ vì nó, bởi loại công nghệ này cho ra phế thải, khí thải kinh khủng.

Việt Nam giờ đã ký công ước về biến đổi khí hậu rồi mà vẫn tiếp tục sản xuất xi măng, sắt thép theo công nghệ cũ thì rất nguy hiểm. Nên chuyển hướng sang sản xuất hợp kim cao cấp. Điều này ngay từ thuở sinh thời, ông Nguyễn Cơ Thạch (nguyên Phó chủ tịch HĐBT - pv) đã nói, dại gì mà làm sắt thép lò cao, mà phải là làm hợp kim cao cấp công nghệ hiện đại. Với các dự án sắt thép, chúng ta cũng phải xem xét lại toàn bộ và kiên quyết không cho dùng công nghệ cổ điển nữa. Mình là quốc gia đi sau, có quyền để lựa chọn công nghệ hiện đại hơn.

Tôi cũng muốn nhắc đến một loại dự án thứ tư cần cẩn trọng xem xét, đó là dự án dệt nhuộm. Việt Nam ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), rất nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông đã đăng ký đầu tư vào hàng tỷ USD. Mình cần các dự án này, vì cần thực hiện nguyên tắc từ sợi trong TPP để được hưởng ưu đãi. Nhưng không thể dành toàn bộ dự án dệt nhuộm cho FDI, nếu doanh nghiệp trong nước có khả năng thì dành cơ hội cho họ. Còn với các dự án FDI thì cương quyết bắt họ dành tỷ lệ thỏa đáng vốn đầu tư vào xử lý môi trường, đặc biệt chất thải, nước thải, chỉ khi nào đạt tiêu chuẩn về xử lý chất thải thì mới cho triển khai.

Phải khẳng định rằng, sự cố Formosa chính là cơ hội rất tốt để Việt Nam xem lại toàn bộ dự án đầu tư của mình theo hướng có chọn lọc. Quyền lựa chọn của chúng ta là không phải chọn dự án lớn, mà phải vì những lợi ích đối với kinh tế - xã hội của địa phương, của cả vùng và lợi ích của quốc gia.

Thưa ông, Formosa chỉ là một chuyện, nhìn rộng ra còn rất nhiều dự án khác, ví như Lee&Man mới đây được cảnh báo và cả các dự án sắp tới được cấp phép. Làm thế nào để chúng ta có thể tránh được vết xe đổ Formosa?

Đầu tiên là phải kiểm soát việc thực thi các cam kết của Formosa. Phải nói rằng, nguy cơ tái phạm của Formosa là rất cao, bởi bây giờ họ mới đang trong giai đoạn thử nghiệm, bắt đầu đưa vào vận hành. Họ đã cam kết chuyển công nghệ xử lý nước thải từ qua nước thành khô, do vậy cần lập ra một hội đồng gồm các chuyên gia hàng đầu Việt Nam, yêu cầu Formosa trình bày phương án mới của mình, để từ đó tư vấn cho Hà Tĩnh và Chính phủ rằng công nghệ đó phù hợp hay không. Chúng ta cũng cần đầu tư cho một tổ chuyên môn quan trắc cho môi trường của Formosa nói riêng, cả Vũng Áng nói chung, để giám sát chặt việc xả thải của các dự án này, không để tái phạm.

Còn với các dự án khác, tôi cho rằng, Chính phủ phải nghiên cứu đưa ra được các điều kiện rất cụ thể đối với bảo đảm môi trường của từng loại dự án, những dự án nào dứt khoát không cấp phép, dự án nào phải có điều kiện mới được cấp phép và phải kiên quyết, dứt khoát tuân thủ nghiêm túc các điều kiện này. Như vậy mới hy vọng chúng ta không phải trả giá đắt về môi trường như hiện nay.(BĐT)


Nhà nước giữ quyền chi phối tại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hàng hải

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 70/2016/NĐ-CP về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, trong đó yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này phải do Nhà nước nắm giữ tối thiểu 75% vốn điều lệ.
anh minh hoa: tram hoa tieu vung tau

Ảnh minh họa: Trạm hoa tiêu Vũng Tàu

Nghị định này quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm: Thiết lập, vận hành, bảo trì báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; thông báo hàng hải; khảo sát phục vụ Thông báo hàng hải; điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải; khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải; thông tin điện tử hàng hải; hoa tiêu hàng hải; thanh thải chướng ngại vật; nhập khẩu pháo hiệu hàng hải.

Trong đó, về điều kiện cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải, Nghị định quy định,doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, do Nhà nước nắm giữ tối thiểu 75% vốn điều lệ.

Ngoài ra, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải phải đáp ứng các điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất gồm:

1- Có bộ phận chuyên trách thực hiện dịch vụ hoa tiêu hàng hải. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách bộ phận thực hiện dịch vụ hoa tiêu hàng hải phải có bằng đại học trở lên và là hoa tiêu ngoại hạng.

2- Được Cục Hàng hải Việt Nam giao vùng hoa tiêu bắt buộc và tuyến dẫn tàu. Một tuyến dẫn tàu chỉ do một công ty hoa tiêu đảm nhận cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải.

3- Có đủ số lượng tối thiểu hoa tiêu các hạng có giấy chứng nhận vùng hoạt động phù hợp với tuyến dẫn tàu được giao và bảo đảm đủ phương tiện đưa, đón hoa tiêu tại tuyến dẫn tàu được dẫn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Nghị định cũng quy định điều kiện cung cấp dịch vụ thanh thải chướng ngại vật. Cụ thể, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh thải chướng ngại vật phải được thành lập theo quy định của pháp luật; khi thành lập phải có số vốn tối thiểu từ 5 tỷ đồng và duy trì trong suốt quá trình hoạt động; bảm đảm đủ phương tiện và trang thiết bị phù hợp để thanh thải chướng ngại vật và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục