"Đầu tư của người Trung Quốc vẫn trong kiểm soát"
Chào năm 2016 giá gas giảm 31.000 đồng/bình
Phó chủ tịch Quảng Ninh nói du lịch Việt kém Lào, Campuchia
TP.HCM thu được 7.000 tỉ đồng nợ thuế
Phát hiện gần 50.000 sản phẩm quần áo giả mạo
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 08-07-2016
- Cập nhật : 08/07/2016
Mở đường bay Quảng Châu (Trung Quốc) – Phú Quốc
Theo ông Huỳnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, việc mở đường bay Quảng Châu – Phú Quốc nhằm phát triển ngành du lịch và giao thương giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
Hiện Phú Quốc có hơn 6.000 phòng khách sạn. Hai năm tới, lĩnh vực này sẽ tăng đột biến và tới năm 2020, dự kiến Phú Quốc sẽ có 15.000 phòng, đủ sức đón từ 2,5-3 triệu du khách mỗi năm.
Theo ông Huỳnh Quang Hưng, đến nay, Phú Quốc đang thu hút hơn 200 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn 168.000 tỉ đồng, đa số thuộc lĩnh vực dịch vụ, du lịch, giải trí. Trong đó, có một số dự án lớn như khu vui chơi giải trí và casino (36 ha ở Gành Dầu - Bắc đảo, trị giá 4 tỉ USD), vườn thú Safari Vinpearlland (500 ha), dự án quần thể du lịch giải trí tại đảo Hòn Thơm có cáp treo nối vào An Thới ở Nam đảo (vốn 16.000 tỉ đồng của Tập đoàn Sun Group), dự án Cảng biển quốc tế Dương Đông.
Hàng Thái kỳ vọng ‘mê hoặc’ người tiêu dùng Việt
Hội chợ năm nay có hơn 190 gian hàng của các công ty và nhà nhập khẩu hàng Thái Lan tại TP.HCM tham gia với các ngành hàng chủ yếu như thực phẩm và đồ uống, ẩm thực, hàng gia dụng, dệt may, thời trang… của các nhãn hiệu như Cleo, Up & Go, Sabina, Teen to 1000, Parkorn Leather… Đại diện ban tổ chức cho biết mục tiêu của hội chợ nhằm mở ra một kênh mua sắm hàng Thái Lan chất lượng cho người tiêu dùng TP.HCM.
Bình luận về thời gian gần đây Thái Lan tăng tần suất tổ chức các hội chợ triển lãm để thâm nhập thị trường Việt Nam, ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội DN TP.HCM, đánh giá Thái Lan có lộ trình và kế hoạch rõ ràng. Hàng Thái vào thị trường Việt thông qua các hội chợ lớn, nhỏ khác nhau. Thậm chí phía Thái Lan còn tổ chức cho các công ty, DN Việt sang Thái để tìm hiểu thị trường hàng hóa Thái...
Chợ vẫn là mô hình bán lẻ tốt
Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, cho biết như trên tại tọa đàm nhận diện các rủi ro về chính sách đối với ngành bán lẻ trong bối cảnh hội nhập TPP và EVFTA ngày 6-7.
Theo bà Loan, việc các tập đoàn bán lẻ nước ngoài có mặt tại Việt Nam là cú hích và làn gió mới buộc các DN Việt phải vươn lên cạnh tranh công bằng. Trong số 12 mô hình bán lẻ thông dụng hiện nay, các DN bán lẻ Việt hy vọng bán lẻ online, siêu thị tổng hợp, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện ích… cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội. Tuy nhiên, các mô hình bán lẻ truyền thống không thể thiếu trong những phương án lựa chọn của DN.
Tại tọa đàm, các đại biểu cho rằng Nhà nước cần có chính sách phù hợp đối với DN bán lẻ trong nước. Nhà nước hoàn toàn có thể can thiệp bằng chính sách để thúc đẩy nguồn cung hàng hóa, lao động, mặt bằng và vốn mà không sợ vi phạm các cam kết trong EVFTA và TPP…
Đề nghị cấp chứng nhận thủy sản khai thác nơi DN có nhà máy chế biến
Kiến nghị đưa ra sau bài “Xin chứng nhận thủy sản khai thác: Vướng quy định mới”, phản ánh khó khăn của doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản tại TP.HCM trước quy định của Thông tư 50/2015 của Bộ NN&PTNT.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, cho rằng quy định này sẽ gây khó khăn cho DN, DN phải gánh thêm nhiều chi phí. Đáng lưu ý là thời gian cấp giấy chứng nhận sẽ kéo dài so với trước đây, gây ra những bất cập trong bộ hồ sơ thanh toán quốc tế của DN.
Theo ông Hòe, VASEP đã đề nghị Tổng cục Thủy sản xem xét tiếp tục cho phép DN được làm thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận thủy sản khai thác tại cơ quan có thẩm quyền của địa phương mà DN có nhà máy chế biến.
Như Pháp Luật TP.HCM phản ánh, tại khoản 7 Điều 18 Thông tư 50/2015, quy định “DN lựa chọn một trong số các cơ quan có thẩm quyền đã xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác để nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận thủy sản khai thác” khiến các DN cho rằng họ gặp không ít khó khăn. từ thông tư này, TP.HCM sẽ ngưng cấp giấy chứng nhận khai thác thủy sản đối với các lô hàng có nguyên liệu thủy sản khai thác không phải thuộc địa bàn TP.HCM kể từ 1-8-2016.
Bộ Công Thương chính thức điều tra tôn nhập khẩu
Ngày 7-7, Bộ Công Thương công bố quyết định tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng tôn màu nhập khẩu.
Trước đó, cuối tháng 5, Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc, Công ty Cổ phần Thép Nam Kim và Công ty Cổ phần Tôn Đông Á đã đệ đơn yêu cầu Bộ Công Thương áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng tôn màu nhập khẩu.
Ba công ty này chiếm 25,1% tổng sản lượng sản xuất trong nước.
Sau khi xem xét hồ sơ, Bộ Công Thương đánh giá “có dấu hiệu gia tăng đột biến mặt hàng tôn màu nhập khẩu”, từ gần 130.000 tấn năm 2013 đến trên 200.000 tấn năm 2014 và đạt trên 310.000 tấn năm 2015. Các công ty trong nước đã chịu thiệt hại, cụ thể là giảm lượng sản xuất, thị phần, doanh thu, lợi nhuận, lao động. Có mối quan hệ nhân quả giữa hai việc trên, đủ để Bộ Công Thương chính thức tiến hành điều tra.
Bộ khuyến cáo rằng trong quá trình điều tra, có thể sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, có thể áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu.
Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu tôn màu cần lưu ý về khả năng biện pháp tự vệ tạm thời sẽ được áp dụng.
Trước đó, Việt Nam đã điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với dầu ăn, thép và bột ngọt.