Nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 29-31/5/2017, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam Nguyễn Văn Cẩn và Quyền Cao Ủy Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ Kevin K.McAleean đã ký kết Ý định thư về thúc đẩy và hoàn tất đàm phán Hiệp định hợp tác hải quan tại trụ sở Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ.
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 08-07-2016
- Cập nhật : 08/07/2016
ADB viện trợ 3 triệu USD cho VN khắc phục hạn, mặn
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vừa có chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương tiến hành các thủ tục cần thiết để sớm tiếp nhận khoản hỗ trợ trên.
Đây là hỗ trợ được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam khắc phục hạn hán, xâm nhập mặnkhu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng thời, Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định chủ trương đầu tư khoản hỗ trợ nêu trên theo quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Trung tuần tháng 6 vừa qua, trao đổi với báo giới, Chủ tịch ADB Takehiko Nakao nhận định Việt Nam đang ngày càng chịu tác động của các hiện tượng cực đoan liên quan đến biến đổi khí hậu, như hạn hán và lũ lụt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp.
Để giảm thiểu tác hại của biến đối khí hậu sẽ là lĩnh vực quan trọng để ADB cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và các khoản vay cho Việt Nam
ADB cho biết thêm khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 3 triệu USD được trích từ Quỹ Ứng phó thảm họa Châu Á - Thái Bình Dương của ADB để hỗ trợ các nỗ lực giảm nhẹ thiệt hại do tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn tại các khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, cả nước có 22 địa phương bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, gây tác động tiêu cực đến đời sống của người dân.
Để hỗ trợ người dân và địa phương khắc phục hậu quả do thiên tai, Bộ Tài chính cho biết trong 6 tháng đầu năm đã chi khoảng 2,9 nghìn tỉ đồng nguồn dự phòng ngân sách trung ương.
Qua thanh tra kiến nghị xử lý tài chính gần 7.100 tỷ đồng
6 tháng đầu năm 2016, Thanh tra ngành Tài chính đã triển khai thực hiện 25.376 cuộc thanh tra, kiểm tra; kiến nghị xử lý về tài chính gần 7.100 tỷ đồng.
Nhiều kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý tài chính ngân sách
Ngay từ những ngày đầu năm 2016, Thanh tra Bộ Tài chính đã đôn đốc, phối hợp với Thanh tra các Tổng cục lựa chọn các đối tượng có rủi ro cao để tập trung thanh tra, kiểm tra, do đó các cuộc thanh tra đã có trọng tâm, trọng điểm và phát huy hiệu quả cao hơn.
6 tháng qua, Thanh tra ngành Tài chính đã triển khai thực hiện 25.376 cuộc thanh tra, kiểm tra; kiểm tra 316.690 hồ sơ khai thuế tại cơ quan Thuế; thực hiện kiểm tra nội bộ 943 cuộc.
Kết quả thanh tra, kiểm tra của các kết luận đã lưu hành đã phát hiện và kiến nghị xử lý về tài chính gần 7.100 tỷ đồng. Trong đó kiến nghị nộp ngân sách Nhà nước 5.300 tỷ đồng; giảm trừ dự toán kinh phí, giảm trừ cấp phát kinh phí hơn 2 tỷ đồng; giảm trừ thanh quyết toán, không thanh toán kinh phí 146 tỷ đồng; kiến nghị tài chính khác gần 1.600 tỷ đồng.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai:
Thanh tra Bộ Tài chính cần đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai thực hiện kế hoạch đã đề ra, đảm bảo cả về tiến độ thời gian và chất lượng thanh tra.
Cùng với đó là phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong Ngành trong công tác thanh, kiểm tra đảm bảo thời gian hoàn thành các báo cáo đúng tiến độ đề ra, chủ động hơn nữa trong công tác thanh, kiểm tra; phấn đấu hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt phát huy vai trò là công cụ phát hiện và xử lý truy thu những khoản sai phạm về thuế, góp phần tăng thu, đảm bảo chi tiêu đúng chế độ quy định, từ đó góp phần vào hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của ngành Tài chính.
Trong các kết luận thanh tra có nhiều kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý tài chính ngân sách, tiền, tài sản Nhà nước và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách liên quan đến công tác quản lý, điều hành tài chính ngân sách của đất nước.
Riêng Tổng cục Hải quan trong 6 tháng đầu năm đã thực hiện thanh tra, kiểm tra nội bộ 183 cuộc, kiến nghị truy thu là gần 22 tỷ đồng; truy hoàn 887,7 triệu đồng và xử phạt vi phạm hành chính 2,4 tỷ đồng. Số tiền thanh tra ngành Hải quan thực hiện kiến nghị đã nộp vào ngân sách 14 tỷ đồng.
Lực lượng Hải quan cũng đã thực hiện 3.224 cuộc kiểm tra sau thông quan, quyết định truy thu gần 815 tỷ đồng, thực thu vào ngân sách 766,8 tỷ đồng.
Các đơn vị chống buôn lậu trong toàn ngành Hải quan đã chủ trì bắt giữ 8.126 vụ, với trị giá hàng hoá vi phạm khoảng 373 tỷ đồng; thu nộp ngân sách 169 tỷ đồng.
Hạn chế kéo dài lưu hành kết luận thanh tra
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, ông Trần Văn Vượng - Chánh Thanh tra Bộ Tài chính cho biết đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Cụ thể: Tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Tài chính, nhiệm vụ của Ngành trong quản lý và điều hành tài chính - ngân sách để tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính 2016 đã được Bộ Tài chính phê duyệt và những nhiệm vụ đột xuất được giao.
Bên cạnh đó, các đơn vị thanh tra sẽ tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp thanh tra, kiểm tra để nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra; tổ chức thực hiện tốt các quy định pháp luật về hoạt động thanh tra, kiểm tra; hạn chế tình trạng kéo dài thời gian lưu hành kết luận thanh tra do những nguyên nhân chủ quan; tăng cường theo dõi, đôn đốc thực hiện kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra; làm rõ nguyên nhân việc thực hiện chậm hoặc thực hiện thiếu triệt để những kiến nghị, đề xuất biện pháp khắc phục.
Đặc biệt, theo ông Vượng, Thanh tra Bộ Tài chính sẽ chú trọng, tổ chức thực hiện để công khai, minh bạch về kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; công khai từ chương trình, kế hoạch và kết quả.(HQ)
5.700 tỷ đồng xây cầu Cát Lái nối TP HCM với Đồng Nai
UBND TP HCM vừa kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương bổ sung quy hoạch xây dựng cầu thay thế phà Cát Lái trongQuy hoạch phát triển giao thông vận tải TP HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.
Việc này sẽ giao cho một công ty xây dựng tự thu xếp toàn bộ kinh phí để nghiên cứu bổ sung quy hoạch, làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo.
Theo đề xuất, cầu Cát Lái có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 4 km (riêng cầu khoảng 3,4 km), thiết kế là loại cầu dây văng có tĩnh không 55 m, tối thiểu 4 làn xe. Điểm đầu dự án kết nối với nút giao thông Mỹ Thủy (quận 2, TP HCM) và điểm cuối cách bến phà hiện hữu khoảng 1,2 km thuộc xã Phú Hữu, đô thị Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai).
Về hướng tuyến, công trình chạy dọc theo đường Nguyễn Thị Định đến khoảng đầu đường nội bộ số 21 rẽ phải vượt sông Đồng Nai, hướng về đường Lý Thái Tổ - đô thị Nhơn Trạch, sau đó rẽ trái kết nối với đường Lý Thái Tổ.
Dự án có tổng kinh phí đầu tư tạm tính hơn 5.700 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay và lợi nhuận đầu tư). Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 1.225 tỷ đồng.
Theo UBND TP HCM, việc sớm đầu tư xây dựng hoàn chỉnh công trình cầu thay phà Cát Lái sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng gia tăng theo tác động tương hỗ với sự phát triển kinh tế xã hội tại khu vực, kéo giảm ùn tắc giao thông (tạo sự thông thoáng cho luồng xe container ra vào cảng Cát Lái), rút ngắn thời gian đi lại, từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông của khu vực nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
Trước đó, hồi tháng 4, trong công văn gửi UBND TP HCM, UBND tỉnh Đồng Nai cho biếtủng hộ chủ trương đầu tư dự án xây cầu thay phà Cát Lái theo hình thức Hợp đồng BOT. Sau đó, một công ty xây dựng cũngcó tờ trình Thành ủy và UBND thành phố đề xuất thực hiện dự án xây dựng cầu thay phà Cát Lái theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Phà Cát Láinối quận 2 (TP HCM) và huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) được nhiều người lựa chọn để đi từ TP HCM về Vũng Tàu, Đồng Nai... vì đoạn đường rút ngắn hơn so với đi Quốc lộ 51 hơn 10 km. Mỗi ngày có hơn 45.000 phương tiện và hành khách qua lại nút giao thông này. Cao điểm, vào các dịp lễ, Tết số phương tiện qua phà lên đến 80-90.000 lượt, khiến dòng xe phải xếp hàng dài chờ qua phà.
Nâng hạn mức rút tiền ATM tối đa lên 3 triệu đồng/lượt
Theo đó, từ ngày 1-7, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không được áp đặt hạn mức cho một lần rút tiền tại ATM thấp hơn 5 triệu đồng đối với giao dịch nội mạng và 3 triệu đồng đối với giao dịch liên ngân hàng (theo quy định hiện nay chỉ 2 triệu đồng).
Tại nơi đặt ATM phải niêm yết số điện thoại và địa chỉ liên hệ của đơn vị quản lý vận hành ATM để khách biết liên hệ khi gặp sự cố trong giao dịch; thủ tục, thời hạn tra soát, khiếu nại; đồng thời, phải có hướng dẫn hoặc biểu tượng để khách hàng nhận biết các loại thẻ được chấp nhận thanh toán; bản hướng dẫn khách hàng sử dụng ATM; các dịch vụ cung cấp tại ATM và các loại phí liên quan - những nội dung này phải thể hiện dưới dạng bản in hoặc trên màn hình ATM.
Hệ thống ATM phải hoạt động 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần; riêng máy ATM lắp đặt tại những địa điểm khách hàng chỉ có thể tiếp cận ATM trong những thời gian nhất định thì thời gian phục vụ tùy thuộc vào địa điểm lắp đặt nhưng phải được niêm yết tại nơi đặt ATM cũng như trên trang thông tin điện tử chính thức của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.