Hiện tại, TP.HCM không thể sánh kịp với Bangkok, Singapore. Tuy nhiên, cũng không nên quá lo lắng, bi quan khi khởi động sau người khác. Muốn có kết quả phải có đầu tư, không chỉ là nguồn lực kinh tế mà quan trọng hơn là đầu tư những ý tưởng sáng tạo.
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 02-05-2016
- Cập nhật : 02/05/2016
WB phê duyệt khoản vốn trên 500 triệu USD cho Việt Nam
Ách tắc lớn trong lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở
Trong bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ tại buổi đối thoại Thủ tướng với doanh nghiệp mới được tổ chức, đại diện Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng, hiện nay việc lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở còn ách tắc lớn.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, từ ngày Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực cho đến nay thì cũng là khoảng thời gian nhiều DN gặp trở ngại rất lớn do Sở Xây dựng không thể trình UBND TP. để xét duyệt hồ sơ lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở. Lý do vì khoản 4 điều 23 Luật Nhà ở và khoản 2 điều 18 Nghị định 99/2015/NĐ-CP đã quy định DN khi đã nhận chuyển quyền sử dụng "đất ở" thì mới được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại.
Quy định này theo ông Châu vừa không phù hợp với thực tế vừa xung đột với Luật Đất đai 2013 vì tại khoản (1.b) điều 169 của Luật Đất đai đã quy định: Tổ chức kinh tế được nhận chuyển quyền sử dụng "đất" bao gồm cả đất ở, đất nông nghiệp...
“Nghiên cứu kỹ thì thấy Luật Đất đai đã quy định hợp lý hơn, vì trên thực tế khi DN thực hiện giải phóng mặt bằng dự án nhà ở thì phần lớn là đất nông nghiệp, đất chuyên dùng. Do vậy, cần phải sửa đổi ngay khoản 4 điều 23 Luật Nhà ở bằng cách thay thế từ "đất ở" thành từ "đất" để phù hợp với khoản (1.b) điều 169 Luật Đất đai 2013 đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tháo gỡ được ách tắc hiện nay trong thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở”, ông Châu kiến nghị.
Liên quan đến hoạt động của các DN BĐS, lãnh đạo Hiệp hội BĐS TP.HCM cũng cho biết, theo quy định hiện hành, hầu hết các ngành nghề đều được Nhà nước cho phép hạch toán bù trừ trong quá trình kinh doanh để xác định lợi nhuận và nghĩa vụ nộp thuế thu nhập DN. Nhưng cơ chế này lại không được áp dụng đầy đủ cho hoạt động kinh doanh BĐS, vì theo quy định thì kinh doanh BĐS phải được hạch toán riêng.
Cụ thể, DN được lấy lợi nhuận trong hoạt động ở các lĩnh vực khác để bù trừ cho kinh doanh BĐS bị thua lỗ nhưng không được lấy lợi nhuận từ kinh doanh BĐS để bù trừ cho các hoạt động khác bị thua lỗ. Theo ông Châu, đây là quy định bất hợp lý và không còn phù hợp với tinh thần đổi mới khi xây dựng Luật Đầu tư 2014 đã quy định nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Hơn nữa, trong cùng một DN thì các hoạt động đầu tư, kinh doanh đều được đầu tư từ nguồn vốn của DN, có vai trò hỗ trợ lẫn nhau và hiệu quả sản xuất, kinh doanh chính là kết quả tổng hợp của các hoạt động trên. Do vậy, đại diện Hiệp hội BĐS TP.HCM kiến nghị cần công bằng với DN BĐS, theo đó cần bãi bỏ quy định lỗi thời này và cho phép được bù trừ lỗ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác với lợi nhuận từ kinh doanh BĐS để phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết.(BHQ)
Pháp cho Việt Nam vay 85 triệu USD làm đường sắt đô thị ở Hà Nội
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nội dung Thỏa ước vay áp dụng Nghị định thư tài chính Việt - Pháp cho Dự án “Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội".
Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung thay mặt Chính phủ Việt Nam ký Thỏa ước vay nêu trên với Đại diện có thẩm quyền của Ngân hàng Natixis. Giao Bộ Ngoại giao làm thủ tục ủy quyền cho việc ký Thỏa ước trên theo quy định hiện hành. Giao Bộ Tư pháp cấp Ý kiến pháp lý cho Thỏa ước nêu trên.
Giao Bộ Tài chính thực hiện các thủ tục cho vay lại Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội với điều kiện cho vay lại được chuyển ngang từ điều kiện vay Chính phủ Pháp, cụ thể: Trị giá cho vay lại 85 triệu euro; đồng tiền cho vay lại là đồng Euro; lãi suất cho vay lại bằng lãi suất vay nước ngoài 0,17%/năm; thời gian cho vay lại 20 năm gồm 6 năm ân hạn tính từ ngày cuối cùng của quý phát sinh lần rút vốn đầu tiên.
Bộ Tài nguyên - Môi trường mời chuyên gia nước ngoài kiểm tra nguồn thải ra biển miền Trung
Liên quan đến hiện tượng cá chết hàng loạt ở biển miền Trung, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đã chỉ đạo thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành độc lập kiểm tra nguồn xả thải xuống biển của các doanh nghiệp.
Việc kiểm tra thực hiện toàn diện, từ khâu báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), việc xây dựng các trạm xử lý nước thải rác thải ra sao..., cho đến công tác vận hành, giám sát môi trường đối với các trạm này.
Giật mình với chiêu “phù phép” bánh kẹo nhập khẩu hết hạn
Hiện tại, cơ quan chức năng đã tạm giữ hàng tấn bánh kẹo có bao bì, nhãn mác vi phạm để tiếp tục quá trình điều tra. Trong đó, ở Hà Nội, Công ty Cổ phần đầu tư thương mại sản xuất và dịch vụ HD tại quận Cầu Giấy đã bị Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra và phát hiện ra hành vi sai phạm.
Tại đây, máy dập đát là công cụ giúp “hô biến” nhiều gói bánh kẹo hết hạn sử dụng thành những gói bánh kẹo “mới ra lò”. Nhân viên công ty thừa nhận, cơ sở này đã thay đổi nhãn mác sản phẩm, thậm chí có sản phẩm còn được làm mới cả bao bì.
Trên giấy tờ, Công ty Cổ phần đầu tư thương mại sản xuất và dịch vụ HD cũng xuất trình được tờ khai hải quan, công bố chất lượng cho nhiều loại bánh kẹo nhập khẩu. Nhưng thực chất đây chỉ là bình phong để cơ sở này tiêu thụ bánh kẹo hết hạn sử dụng, được nhập khẩu từ nước ngoài nhằm đánh lừa người tiêu dùng.
Trong khi đó, nhiều người tiêu dùng luôn tin tưởng vào sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu với bao bì "hút" mắt và thông tin trên nhãn mác về nơi sản xuất, hạn sử dụng đầy đủ. Tuy nhiên, trong đó có những sản phẩm đã hết hạn được "phù phép" vẫn ngang nhiên được bày bán trên thị trường, thậm chí xuất hiện trong các cửa hàng tiện lợi, siêu thị