Đề nghị giảm thuế ngay trong năm 2016
VietinBank chưa dừng "chinh phạt" M&A
Kiểm toán Nhà nước nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng
VEC làm chủ đầu tư cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn trị giá 388 triệu USD
Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu kêu lỗ 700-1.000 đồng/lít
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 03-05-2016
- Cập nhật : 03/05/2016
Công ty đa cấp bán hàng gấp 82 lần giá đầu vào
Thủ tướng làm việc với 5 tỉnh về việc cá chết bất thường
Ngày 1/5, tại tỉnh Hà Tĩnh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với các địa phương bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, Thủ tướng Chính phủ đã khẩn trương, quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu xác định nguyên nhân và thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và một số Bộ trưởng đã đến làm việc, kiểm tra trực tiếp vùng bị ảnh hưởng.
Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ đã có 8 văn bản chỉ đạo, giao nhiệm vụ, trong đó có 17 đầu việc chính tập trung vào 4 nhóm vấn đề là: xác minh, làm rõ nguyên nhân; hỗ trợ, khắc phục hậu quả, ổn định đời sống; khôi phục, ổn định sản xuất; giữ gìn trật tự an ninh xã hội và công tác bảo vệ môi trường.
Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo các bộ và địa phương về biện pháp, hành động và một số kết quả kiểm tra, giám sát hiện tượng này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đây là sự cố nghiêm trọng về môi trường ở 4 tỉnh miền Trung, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân ven biển.
Thủ tướng chỉ ra một số bất cập như một số địa phương còn chậm trễ trong đề xuất giải pháp xử lý; công tác quản lý môi trường còn nhiều bất cập; chưa có sự phối hợp tốt giữa các bộ, ngành; chưa kịp thời quan trắc nước thải ở một số nhà máy liên quan.
Cho rằng các bộ, ngành chưa kịp thời xác định, công bố nguyên nhân, Thủ tướng nhìn nhận, đây là sự việc bất thường, lần đầu tiên xảy ra tại nước ta trên vùng biển rộng, nên cần thận trọng, chắc chắn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các ngành, địa phương không để sự cố môi trường tương tự xảy ra. Các ngành, địa phương phải đảm bảo đời sống của người dân, không để người dân đói, rơi vào tình cảnh quá khó khăn, bảo đảm cho ngư dân ra khơi đánh bắt bình thường.
Thủ tướng tiếp tục yêu cầu các bộ, ngành thực hiện các nhiệm cụ thể như Bộ Khoa học công nghệ chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các ngành chức năng, kể cả mời các nhà khoa học nước ngoài để kết luận, làm rõ nguyên nhân. Xác định đến cùng thủ phạm chính là gì trên tinh thần khách quan, trung thực, thận trọng và khẩn trương, Thủ tướng nhấn mạnh.
Bộ Công an khẩn trương thu thập toàn bộ chứng cứ, nếu phát hiện vi phạm có dấu hiệu hình sự thì kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật, không phân biệt tổ chức, cơ quan hay cá nhân nào.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và các địa phương, theo quy định pháp luật, tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất gần biển, không để xảy ra tình trạng xả chất thải vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Bộ TN&MT cần có biện pháp quan trắc chủ động, hiện đại hơn để giám sát môi trường. Bộ phải báo cáo kiểm điểm việc đúng sai ống xả thải của Formusa, báo cáo đánh giá tác động môi trường của việc xả thải này.
Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan sớm kết luận xem cá và các loại thuỷ hải sản khác có độc tố hay không, nếu có thì có tác động đến sức khỏe con người hay không để khuyến cáo người dân sử dụng thực phẩm bảo đảm an toàn.
Bộ Công Thương tiếp tục triển khai đồng loạt các giải pháp huy động các doanh nghiệp chế biến trong hệ thống, tiêu thụ kịp thời thu mua hải sản đánh bắt xa bờ; đồng thời phối hợp với Bộ NN&PTNT hình thành khu hỗ trợ cho việc lưu trữ và tiêu thụ hải sản của bà con ngư dân tại tất cả các địa phương trong vùng.
Về một số đề xuất của bộ, ngành, địa phương về các biện pháp hỗ trợ người dân, Thủ tướng đồng ý cấp 4.500 tấn gạo cho ngư dân đánh bắt xa bờ với mức 15 kg/người trong 1 tháng rưỡi; miễn lãi suất 6 tháng đối với ngư dân vay vốn đóng tàu đánh bắt xa bờ theo Nghị định 67.
Chiến hạm hàng đầu của Pháp đến Việt Nam
Đầu tư 2.100 tỷ đồng xây 72 km đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa
Việc đầu tư đoạn Chơn Thành – Đức Hòa kết nối Quốc lộ 14 với đường N2 đang được đầu tư sẽ tạo thành 1 trục giao thông mới từ vùng lõi Đồng bằng sông Cửu Long với khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Dự án có điểm đầu km10+000, thuộc huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương và điểm cuối tại km82+574, giao với đường tỉnh ĐT825 và tuyến tránh Hậu Nghĩa tại phía nam thị trấn Hậu Nghĩa, thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Đây là dự án đi qua các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An đã được triển khai từ năm 2009 nhưng bị đình hoãn, giãn tiến độ do thiếu vốn. Để hoàn thiện tuyến đường đang dang dở dài 72,5 km đạt tiểu chuẩn đường cấp III 2 làn xe, rộng 12,25m, vận tốc 100 km/h cần 2.107,8 tỷ đồng, trong đó chi phú xây dựng ước khoảng 1.600 tỷ đồng.
Nhà đầu tư được đặt 1 trạm thu phí chính tại Km44+500 (Tây Ninh) và 1 trạm phụ tại Km75+500 (Long An) trong thời gian 22 năm 1 tháng, mức phí theo Thông tư số 159 của Bộ Tài chính. Dự án dự kiến khởi công trong quý IV/2016 và hoàn thành năm 2018.
Việc đầu tư đoạn Chơn Thành – Đức Hòa kết nối Quốc lộ 14 với đường N2 đang được đầu tư sẽ tạo thành 1 trục giao thông mới từ vùng lõi Đồng bằng sông Cửu Long với khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa là một dự án thành phần của Dự án đường Hồ Chí Minh, với tổng chiều dài toàn tuyến 83km, đi qua các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An. Năm 2009 dự án này bắt đầu được triển khai thi công, nhưng đến tháng 3/2011 thì phải tạm dừng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
Đến thời điểm này, dự án nói trên đã đầu tư hoàn chỉnh 10/83km bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; 73km còn lại mới xong phần nền đường, nhiều cầu trên tuyến đang dở dang. Chẳng hạn đoạn qua tỉnh Tây Ninh (dài hơn 21km) mới thực hiện được 14km, nhưng phần đường chưa hoàn chỉnh (mới rải đá dăm) và mới chỉ thi công được 25% khối lượng mố của bốn cây cầu. Với thực tế dự án chưa kết thúc nhưng đã “cạn” vốn nên hiện tại các hạng mục trên địa bàn tỉnh này đã, đang xuống cấp nghiêm trọng, cỏ mọc um tùm, gây lãng phí và dư luận không tốt về hiệu quả đầu tư.
Tổng cục Môi trường: Nước biển ven bờ 4 tỉnh miền Trung đều đạt chuẩn
Nhằm đánh giá chất lượng nước biển ven bờ tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, Tổng cục Môi trường đã chủ trì, chỉ đạo Trung tâm Quan trắc môi trường thuộc Bộ cùng các địa phương đo đạc, lấy mẫu và phân tích nhằm đánh giá diễn biến chất lượng nước biển ven bờ (phục vụ tắm biển và các hoạt động thể thao dưới nước) tại các bãi biển 4 tỉnh trên.
Ngày 29/4, Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường các tỉnh trên đã lấy mẫu nước ven bờ để xem xét các chỉ số như: pH, DO, N-NH4, CN, Cr, Cr tổng, TSS, Pb, Fe, Cu, Zn...
Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ ngày 29/4 tại các bãi tắm 4 tỉnh trên cho thấy đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển, phục vụ mục đích thể thao, giải trí dưới nước.
Trước đó 28/4, Tổng cục Môi trường đã tham mưu cho Bộ Tài nguyên và môi trường gửi công văn hỏa tốc về việc đánh giá chất lượng nước biển ven bờ tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.
Trong đó, Bộ Tài nguyên và môi trường yêu cầu các địa phương thường xuyên quan trắc, lấy mẫu và phân tích nước biển ven bờ với tần suất 2 lần/ngày (buổi sáng và buổi chiều). Tại mỗi vị trí cần lấy 2 mẫu, một mẫu do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện, một mẫu gửi về Tổng cục Môi trường.
Từ đầu tháng 4, cá biển ở 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế đồng loạt chết, khối lượng khoảng 70 tấn. Ngày 27/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra hai nhóm nguyên nhân chính có thể khiến cá chết hàng loạt là thủy triều đỏ và hóa chất do con người xả thải. Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ ngành khẩn trương tìm nguyên nhân chính xác khiến cá chết, đồng thời có chính sách hỗ trợ, giúp ngư dân tiêu thụ cá; giám sát các nguồn xả thải ra biển...