Những vấn nạn lớn nào đang thách thức tân Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng?
Philippines trao trả 8 ngư dân Việt Nam
Trung Quốc đáp máy bay chở khách phi pháp xuống đảo Phú Lâm
Vườn chuối công nghệ cao hàng chục tỷ đồng của nông dân miền Tây
TP.HCM rất cần nhà cho thuê ở mức 500.000 - 1.000.000 đồng/tháng
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 25-07-2016
- Cập nhật : 25/07/2016
Chính phủ lo nợ công vượt trần
Cơ quan điều hành cũng lần đầu tiên thừa nhận, tăng trưởng năm 2016 khó đạt mục tiêu 6,7% đề ra.
Bản báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2016 vừa được Chính phủ gửi tới Quốc hội tại kỳ họp đầu tiên của khoá mới. Cơ quan điều hành dự báo nợ công, nợ Chính phủ tới cuối năm 2016 có thể vượt trần cho phép.
Quan điểm này đưa ra dựa trên sự phân tích những dữ liệu vĩ mô gần đây, đặc biệt là sự sụt giảm về tốc độ tăng trưởng GDP nửa đầu năm 2016 chỉ đạt 5,52%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước là 6,32% và thấp hơn mục tiêu cả năm 6,7%.
Tăng trưởng 6 tháng giả được lý giải do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là giảm sút tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (giảm 0,18%) và công nghiệp… Ba lĩnh vực trọng yếu đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế giảm tốc trong nửa đầu năm đã khiến tăng trưởng GDP giảm 0,8% so với mức tăng cùng kỳ năm trước.“Và để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã được Quốc hội đề ra là 6,7%, thì 6 tháng cuối năm tăng trưởng GDP phải đạt 7,6%, cao hơn trên 2 điểm phần trăm so với 6 tháng đầu năm”, Chính phủ dự báo.
Sau những khẳng định “giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng” tại nhiều cuộc họp Chính phủ gần đây, tại báo cáo lần này, quyết tâm đạt mục tiêu vẫn còn, nhưng cách thức và quan điểm của nhà điều hành dường như “mềm” và linh hoạt hơn. Bản báo cáo cũng dự báo mức lạm phát có thể vượt 5% so với mục tiêu đề ra từ đầu năm.
Không mấy hài lòng khi tốc độ tăng trưởng GDP đạt thấp, nhưng đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) cho rằng điều ông quan tâm không phải là con số cao hay thấp, mà chính là tính bền vững của tốc độ tăng trưởng. “Năm nay có thể chúng ta đạt mức tăng trưởng thấp, nên chấp nhận điều đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững hơn trong những năm tiếp theo”, vị chuyên gia này bình luận.
Dù vậy thì tăng trưởng đạt thấp trong 6 tháng đầu năm sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về bội chi ngân sách Nhà nước trên GDP, nợ công và nợ Chính phủ. Và điều lo ngại này được nêu rõ trong báo cáo của Chính phủ lần này.
Theo đánh giá trên cơ sở phân tích số liệu vĩ mô nửa đầu năm 2016, nhất là con số về tăng trưởng GDP, bội chi ngân sách sẽ cao hơn mức Quốc hội đề ra, nợ công và nợ Chính phủ dự báo tới cuối năm 2016 cũng có thể vượt trần cho phép.
Thực tế trong một báo cáo hồi cuối năm 2015, dữ liệu của Chính phủ cũng đã cho thấy nợ công so với GDP đã ở mức 62,2%, áp sát ngưỡng kiểm soát. Trong khi đó, nợ Chính phủ thực tế đã vượt trần 0,3% (ở mức 50,3% GDP).
Bản tin nợ công vừa được Bộ Tài chính công bố cũng cho thấy, dư nợ Chính phủ đến hết năm 2014 đã lên 1,826 triệu tỷ đồng (gần 86 tỷ USD), tăng mạnh so với 1,5 triệu tỷ đồng hồi năm 2013 và gấp đôi so với năm 2010. Với số nợ này, chỉ riêng năm 2014, chi phí trả là hơn 260.000 tỷ đồng.
Lo lắng này của Chính phủ nhận được sự chia sẻ của Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội – ông Nguyễn Đức Hải. “Đúng là tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm chậm lại đã phần nào ảnh hưởng tới các nguồn thu ngân sách và đặc biệt thu từ doanh nghiệp Nhà nước. Thu giảm trong khi chi không ngừng tăng khiến bội chi ngày càng cao”, ông Hải chia sẻ với VnExpress. Dẫn lại báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội, vị này cho hay 6 tháng đầu năm 2016, tổng thu ngân sách đạt gần 477.000 tỷ đồng.
Con số thu thấp nhưng cơ cấu thu cũng có sự thay đổi. Trong khi tiến độ thu ngân sách trung ương đạt rất thấp, chỉ khoảng 42% dự toán, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước đạt 46,3%, thì thu ngân sách địa phương tăng khá so dự toán (đạt 56%) và tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Điều này sẽ gây khó khăn bị động cho việc cân đối ngân sách Trung ương.
Còn xét về tổng chi ngân sách Nhà nước, 6 tháng đầu năm đạt gần 563.000 tỷ đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2015 (cùng kỳ tăng 8,2%). Trong đó, chi trả nợ và viện trợ tăng 5,2%; chi thường xuyên (bao gồm chi cải cách tiền lương) tăng 5%.
Từ phân tích của mình, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - ngân sách cũng thừa nhận, “bối cảnh hiện tại khó hy vọng giảm ngay được nợ công”. Vì thế, trong lúc túi tiền quốc gia đang eo hẹp, thu ngân sách giảm trong khi các khoản chi thì vẫn tăng, ông Nguyễn Đức Hải nhìn nhận, không còn cách nào khác là phải thắt chặt chi tiêu và cơ cấu lại nguồn chi.
“Phải kiên quyết tiết kiệm chi, cắt giảm những khoản chi chưa cần thiết, chi thường xuyên và cơ cấu lại đầu tư công thì mới có thể dần dần cân bằng… Tức là phải quản lý cả thu và chi để giảm dần áp lực, giảm bội chi”, ông Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh.
Còn theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, khi đã đề ra mục tiêu thì Quốc hội sẽ giám sát việc này để bội chi hay nợ công không vượt qua mức trần cho phép. “Quốc hội giám sát kỹ và các thành viên Chính phủ phải ý thức rằng khi đụng đến đây thì tất cả các khoản chi phải dừng lại. Chúng ta phải mạnh mẽ như vậy trong việc quyết định mức chi ngân sách Nhà nước và tôi cũng tự tin bội chi sẽ nằm trong giới hạn và nợ công không vượt quá 65% GDP”, ông Ngân bày tỏ.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - ngân sách Nguyễn Đức Hải cũng quả quyết: “Trong lúc ngân khố hạn hẹp, quan trọng nhất là phải sử dụng có hiệu quả nguồn tiền quốc gia”. Ông cũng kỳ vọng Chính phủ sẽ “dốc mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển sản xuất của doanh nghiệp”, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển thì nửa cuối năm 2016, nguồn thu ngân sách sẽ được cải thiện.(Vnexpress)
Bình Định ra "tối hậu thư" đối với Tổ hợp dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội
Tại phiên giải trình ở kỳ họp thứ 2 - khóa 12 HĐND tỉnh (nhiệm kỳ 2016-2021) ngày 22/7, ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định xác nhận, Ban thường vụ Tỉnh uỷ đồng ý chấm dứt thu hút dự án Tổ hợp dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội.
Ông Dũng lý giải, sở dĩ tỉnh ngừng thu hút dự án này là do không đảm bảo tính khả thi, chậm trễ kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến tình hình thu hút doanh nghiệp khác đầu tư vào khu kinh tế Nhơn Hội.
Năm 2009, Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Bình Định. Đầu năm 2013, PTT chính thức đăng ký đầu tư dự án Tổ hợp lọc hóa dầu ASEAN tại Khu Kinh tế (KKT) Nhơn Hội với tổng vốn đầu tư 28,7 tỉ USD. Dự án này dự kiến được xây dựng trên diện tích 2.000 ha, công suất 660.000 thùng/ngày (tương đương 30 triệu tấn dầu thô/năm).
Sau nhiều lần điều chỉnh, tháng 9/2014, UBND tỉnh Bình Định, PTT và Saudi Aramco nộp báo cáo khả thi chi tiết về dự án lên Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngày 19/12/2014, dự án được đổi tên thành Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội, được Thủ tướng phê duyệt bổ sung vào quy hoạch chung phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025.
Theo kế hoạch, dự án được khởi công vào quý I/2017 và có sản phẩm đầu tiên vào quý I/2021. Mục tiêu mà PTT hướng tới là tiêu thụ trong nước 50% sản phẩm, số còn lại xuất khẩu.
Năm ngoái, PTT và Saudi Aramco lý giải, sở dĩ họ chưa thực hiện các thủ tục đầu tư cần thiết là vì họ muốn tìm một đối tác trong nước để triển khai dự án. Lãnh đạo tỉnh Bình Định cùng với chủ đầu tư làm việc với đại diện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrolimex) bàn về vấn đề này nhưng bất thành.
Tháng 2/2016, trước bối cảnh kinh tế khó khăn, chủ đầu tư dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội đề xuất đánh giá lại toàn bộ dự án. Theo đó, PTT cùng với đối tác Saudi Aramco (Saudi Arabia) có thể sẽ thay đổi quy mô, giảm công suất và lùi tiến độ đầu tư dự án so với kế hoạch ban đầu.
Vốn đầu tư của dự án nhiều khả năng sẽ được điều chỉnh giảm dưới mức 22 tỷ USD, và công suất chế biến dự án lọc dầu này dự kiến sẽ giảm xuống mức 400.000 thùng dầu mỗi ngày.
Tháng 6/2016, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã ra "tối hậu thư" cho PTT về tiến độ dự án tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội (còn gọi là tổ hợp lọc hóa dầu Victory), đến cuối tháng 6 nếu không có hướng chuyển biến tích cực thì buộc rút lui.(CafeF)
Nhiều doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng kinh doanh kém
Đây là thông tin được Bộ Xây dựng công bố tại Hội nghị Sơ kết thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch 6 tháng cuối năm 2016 tổ chức ngày 21/7.
Theo số lượng của Bộ Xây dựng, nhiều chỉ số sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng ước đạt 76.130 tỉ đồng, bằng 47,2% kế hoạch, tương đương cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng vẫn đánh giá doanh nghiệp thuộc Bộ vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định.
Trong đó, giá trị xây lắp ước đạt 28.505, chỉ bằng 46,6% kế hoạch, thấp hơn giá trị cùng kỳ 2015. Nguyên nhân hoạt động kém của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng hoạt động trong lĩnh vực này được Bộ Xây dựng giải thích do thoái vốn tại các công ty con, công ty liên kết. Bên cạnh đó, tại một số doanh nghiệp trọng điểm, các hợp đồng lớn sắp kết thúc, một số hợp đồng mới đang được triển khai và đàm phán dẫn đến sản lượng đạt được 6 tháng đầu năm giảm.
Về giá trị công nghiệp, vật liệu xây dựng ước đạt 31.611 tỉ đồng, chỉ bằng 48,5% so với kế hoạch. Giá trị tư vấn ước đạt 1.044 tỉ đồng, cũng chỉ bằng 46,9% so với kế hoạch đề ra. Giá trị kinh doanh khác ước đạt 14.970 tỉ đồng, chỉ bằng 45,9% so với kế hoạch...
Một số tổng công ty bị Bộ Xây dựng điểm danh làm ăn kém là Tổng công ty Sông Hồng, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Đầu tư nước và môi trường Việt Nam (Viwaseen)... Những doanh nghiệp thuộc Bộ này hoạt động kém góp phần làm mức độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch 6 tháng đầu năm không tốt. Bên cạnh đó, các Tổng công ty Sông Hồng, Tổng công ty cơ khí xây dựng Coma, Tổng công ty Đầu tư nước và môi trường Việt Nam (Viwaseen)...rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, dư nợ nhiều.Bộ Xây dựng cũng thừa nhận, việc cổ phần hóa tại một số tổng công ty thuộc Bộ còn chậm.
Bộ Xây dựng cũng cho hay, một số chỉ tiêu tăng trưởng được nhưng khiêm tốn. Cụ thể, tỉ lệ dân số đô thị được cấp nước qua hệ thống cấp nước tập trung đạt khoảng 83% (tăng 1% so với 2015); tỉ lệ thất thoát, thất thu nước sạch giảm xuống còn 24,5% (giảm 0,5% so với cuối năm 2015); tỉ lệ thu gom xử lý nước thải mới đạt 12-13% lượng nước thải sinh hoạt ở các đô thị. Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt 22,3m2 sàn/người (tăng 0,3m2 sàn so với cuối 2015)...
Về tình hình giao dịch nhà ở, Bộ Xây dựng cho biết không có nhiều biến động so với 2015. Tồn kho bất động sản tiếp tục giảm nhưng tốc độ chậm lại. Lượng tồn kho chủ yếu ở đất nền tại các dự án xa trung tâm chưa có hạ tầng đầy đủ. Kết quả giải ngân gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng tính đến tháng 5/2016 được Bộ Xây dựng công bố, tổng số tiền cam kết là 34.475 tỉ đồng, đã giải ngân 24.243 tỉ đồng. Dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản đến 31.4 đạt 415.443 tỉ đồng, tăng 5,76% so với thời điểm cuối 2015.
Hàng trăm tỉ đồng tiền phạt chưa được hải quan nộp vào ngân sách
Trong báo cáo kiểm toán 2015 vừa được trình lên Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra việc xử lý tài khoản tạm thu, tạm giữ của ngành hải quan "chưa kịp thời, đầy đủ".
Cụ thể, số dư tài khoản tạm thu đến hết năm 2014 của ngành hải quan là 2.163 tỉ đồng, trong đó số đến hạn nộp ngân sách Nhà nước nhưng chưa nộp 638 tỉ đồng.
Số dư tài khoản tạm giữ đến cuối năm 2014 của ngành hải quan là 441,6 tỉ đồng, 520.260 USD, 11.409 đôla Hong Kong, 8.345 bảng Anh, 13.375 baht Thái Lan, 14.755 euro, 2.493.734 Yen, 2.229 đôla Singapore, 32.790 đôla Úc.
Đáng chú ý, qua kiểm toán tại Cục Hải quan TP.HCM còn cho thấy đến thời điểm kiểm toán vào năm 2015, có 10 quyết định xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực hải quan từ năm 2000 nhưng chưa nộp ngân sách nhà nước 77.000 USD, 2.000 EUR và 260.000 Yen.