Dỡ bỏ cấm vận vũ khí Việt Nam: Lời nhắn của Mỹ cho Trung Quốc?
Phân công lĩnh vực phụ trách của Chủ tịch và 5 Phó chủ tịch UBND TP.HCM
Hiệp hội Dệt may: “Đề nghị không tăng lương liên tục, giảm mức đóng bảo hiểm xã hội”
Bình Phước: Phát hiện gần 10.000 ha đất bị lấn chiếm trái phép
Phát hiện hàng nghìn tờ tiền giả tại sân bay Nội Bài
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 19-05-2016
- Cập nhật : 19/05/2016
Cơ quan điều tra cấp tỉnh có quyền nghe lén điện thoại
Tiếp tục giới thiệu điểm mới của Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 tại Học viện Tư pháp, sáng 18/5, TS. Đỗ Văn Đương - Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết, thẩm quyền cho phép áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt như ghi âm ghi hình, nghe lén điện thoại và thu giữ nén dữ liệu điện tử của đối tượng, thuộc Cơ quan điều tra cấp tỉnh.
“Việc áp dụng điều tra đặc biệt phải được phê chuẩn của Viện Kiểm sát cùng cấp và chỉ được thực hiện sau khi khởi tố vụ án”, ông Đương nói.
Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/7 này, ngoài án tham nhũng, các loại tội phạm an ninh quốc gia, ma túy, khủng bố, rửa tiền và những loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác (có khung hình phạt từ trên 15 năm tù trở lên) đều có thể được áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt kể trên nếu cơ quan điều tra thấy cần thiết.
TS. Đỗ Văn Đương, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
Cũng theo ông Đương, để đảm bảo quyền con người như Hiến pháp quy định, tinh thần Bộ luật tố tụng hình sự 2015 là việc bắt người dứt khoát phải có lệnh và được Viện kiểm sát phê chuẩn.
“Nếu không chỉ được tạm giữ họ mà việc giữ này phải có căn cứ và có lệnh của người có thẩm quyền”, ông Đương cho biết.
Đối với vai trò của Viện kiểm sát trong các vụ án hình sự, ông Đương cho hay luật mới quy định kiểm sát viên sẽ vào cuộc ngay từ khi có tin tố giác tội phạm, tức thời điểm trước khi khởi tố vụ án thay vì như quy định hiện nay kiểm sát viên chỉ tham gia sau khi có quyết định khởi tố.
“Điều này sẽ góp phần giải quyết đúng đắn vụ án ngay từ giai đoạn đầu, tránh làm oan hoặc bỏ lọt tội phạm bởi nếu cơ quan điều tra không thực hiện theo yêu cầu của Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát sẽ thực hiện quyền năng của mình theo quy định.Nói cách khác là nếu “ anh không làm thì tôi sẽ làm đấy”, ông Đương nhấn mạnh.
“Ăn bớt” gạo của ngư dân được hỗ trợ vì cá chết
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh vừa yêu cầu các địa phương chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong việc cấp gạo hỗ trợ ngư dân vùng bị ảnh hưởng bởi hiện tượng cá biển chết hàng loạt.
Mới chỉ cổ phần hóa 5% vốn trong khối doanh nghiệp Nhà nước
Đây là thông tin được ông ông Bùi Quang Vinh, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tại buổi hội thảo “Triển vọng kinh tế Việt Nam - Cơ hội nào cho doanh nghiệp?” diễn ra tại TP.HCM ngày 17/5/
Theo ông Vinh, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một trong những vấn đề lớn mà các nhà kinh tế quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm tới Việt Nam. Vì doanh nghiệp Nhà nước vẫn là chủ đạo trong nền kinh tế, các nhà đầu tư mong muốn Việt Nam có một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa.
Hiện nay, chúng ta đã cổ phần hóa được hàng chục nghìn doanh nghiệp nhà nước, nhưng số vốn cổ phần hóa mới chỉ không quá 5% vốn pháp định, quá bé nhỏ nên không thể thay đổi vấn đề quản trị của doanh nghiệp.
Cái chính là nguồn vốn nằm ở 04 tập đoàn lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 90% vốn trong tổng các doanh nghiệp Nhà nước: điện lực, dầu khí, than khoáng sản, đường sắt.
Trong khi đó, sự bất bình đẳng trong cạnh tranh, tiếp cận các nguồn lực khiến các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam rất khó để phát triển mạnh mẽ một cách thực lực. Mặc dù, sự bình đẳng trong kinh doanh mà Nghị quyết nào cũng nói tới nhưng trong thực tế phân bổ lại vướng cơ chế nên không thể khác được (thực hiện bình đẳng).
Chẳng hạn, tài nguyên khoáng sản là than của tập đoàn Than và Khoáng sản, dầu khí của tập đoàn Dầu khí… Nếu có những doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sẵn sàng bỏ tiền, có công nghệ hiện đại khai thác dầu khí, than có hiệu quả cao hơn, nhưng quyền sử dụng khối tài nguyên này là của các tập đoàn trên thì không doanh nghiệp tư nhân nào đụng chạm đến được.
Chúng ta không có thể chế tốt để cho các doanh nghiệp được tiếp cận và cạnh tranh bình đẳng. Đây là vấn đề rất lớn, chúng ta đổi mới nền kinh tế một cách toàn diện. Do vậy, vấn đề đầu tiên phải thực hiện cổ phần hóa thật mạnh mẽ, quyết liệt, chỉ giữ lại vốn trong những lĩnh vực quan trọng. Đây là con đường phải đi.
Ông Vinh cũng cho biết thêm, cùng với việc đổi mới cơ chế thì tự bản thân các doanh nghiệp Việt cũng phải thay đổi tư duy, hành động.
Tôi đã nói rất nhiều về việc Việt Nam đã tham gia Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cơ hội và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp là không giống nhau.
Cơ hội lớn nhất cho tất cả các doanh nghiệp là được hưởng nhiều ưu đãi trong các FTA, TPP, mở ra thị trường rộng lớn cho nhiều ngành hàng với nhiề ưu đãi đặc biệt.
Có được ưu đãi không còn phải phụ thuộc vào vấn đề doanh nghiệp Việt có đủ sức làm ra những sản phẩm đủ tiêu chuẩn, có sức cạnh tranh hay không.
Bên cạnh đó, nhân lực Việt nên dù được đánh giá là dân tộc thông minh thì cũng không thể cạnh tranh với nhân lực trong khu vực khi không có tiếng Anh tốt.
TP.HCM điều chỉnh phân công nhiệm vụ các lãnh đạo chủ chốt
Ông Trần Vĩnh Tuyến và ông Huỳnh Cách Mạng (cầm hoa), hai tân Phó chủ tịch UBND TP.HCM vừa được bầu vào ngày 21/4. Ảnh: TNO.
Ngân hàng lo “thắt lưng buộc bụng”
Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2016, đạt 921 tỷ đồng thu nhập từ lãi thuần, tăng 3%, nhưng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 337 tỷ trong kỳ khiến lợi nhuận sau thuế chỉ còn 24 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức lãi 415 tỷ của cùng kỳ năm trước. Do đó, mục tiêu có lợi nhuận để đưa cổ phiếu ra khỏi danh mục cảnh báo đang là thách thức.
"Ông lớn" BIDV trong ba tháng đầu năm ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng hợp nhất đạt 4.068 tỷ đồng, nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lên đến 1.991 tỷ đồng, tăng hơn 100% so với cùng kỳ trước cũng khiến cho lợi nhuận trước thuế chỉ còn 2.077 tỷ, giảm 8,6% so với quý I/2015.
Tương tự, SHB trích lập dự phòng 168 tỷ đồng trong quý I/2016, gấp 20 lần so với cùng kỳ năm 2015. Vì vậy, dù ngân hàng ghi nhận 473 tỷ đồng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng kéo lợi nhuận xuống còn 244 tỷ. So với kế hoạch năm 2016, SHB mới thực hiện được gần 23% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế.
Với tình hình trên, để có thể đạt được kết quả lợi nhuận như cổ đông kỳ vọng, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển tín dụng, dịch vụ nhằm tăng doanh thu thì các ngân hàng chỉ còn một cách duy nhất là "thắt lưng buộc bụng", tức tìm cách tiết giảm tối đa chi phí hoạt động như chi phí nhân viên, ban lãnh đạo, hội đồng quản trị...
Điển hình như Ngân hàng Sài Gòn - SCB, trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên mới đây, ban lãnh đạo bị chất vấn bởi tỷ suất lợi nhuận hiện vẫn ở mức thấp, trong khi chi phí nhân viên cao. Lợi nhuận đạt 117 tỷ trong khi trích quỹ khen thưởng phúc lợi 57 tỷ (chiếm 40%), đó là chưa kể sự bất hợp lý về cơ chế thù lao Hội đồng quản trị là tính tỷ lệ được hưởng trên tổng chi phí, thay vì tỷ lệ phần trăm trên tổng lợi nhuận sau thuế.
Chia sẻ vấn đề này, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB cho biết, ban lãnh đạo đã tiếp nhận ý kiến của cổ đông nên năm nay xin mức thù lao thấp hơn năm trước (năm 2015 thù lao hội đồng quản trị là 12 tỷ đồng, năm nay 11 tỷ).
Ngoài ra, ông Văn lý giải do ngân hàng đã trải qua việc tái cơ cấu 3 năm nên những việc cần thiết như mạng lưới, hình ảnh, công nghệ thông tin... đều cần phải có khoản chi phí. "Mọi chi phí phát sinh không phải từ lương bổng, mà tất cả đều là đầu tư cho hoạt động của ngân hàng", ông nói và hứa ban lãnh đạo sẽ tiết giảm tối đa chi phí hoạt động để tăng lợi nhuận cho nhà băng.
Thực tế là trong quý I/2016, chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro của SCB đã giảm mạnh, còn lần lượt 492 tỷ và 186 tỷ đồng (cùng kỳ ở mức 832,5 tỷ và 400 tỷ đồng).
Các ông lớn như BIDV, Vietcombank... cũng cho hay, để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận nhưng vẫn có dư địa giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp, ban lãnh đạo sẽ cố gắng tiết giảm hàng trăm tỷ đồng chi phí quản lý. Theo đó, thông tin từ BIDV cho biết, từ nay đến cuối 2016, ngân hàng này sẽ nỗ lực tiết giảm 500-600 tỷ đồng chi phí hoạt động, tăng thu dịch vụ ròng, cải tiến qui trình nghiệp vụ,...
Các ngân hàng khác như Techcombank, Maritime Bank, Sacombank cũng cho biết đang tìm cách tăng tổng thu nhập trong khi kiểm soát chi phí hoạt động ở mức hợp lý. "Đây là bài toán khó, nhưng nếu quyết tâm thì chúng tôi sẽ làm được", một lãnh đạo Techcombank chia sẻ.
Lãnh đạo của Sacombank cũng nhìn nhận, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay thì việc tiết giảm chi phí hoạt động là một trong những giải pháp trọng yếu, có tính thiết thực và khả thi cao.
Trong quý I vừa qua, Ngân hàng Quốc Dân thuộc diện nhà băng vừa tự tái cơ cấu nhưng chi phí hoạt động trong kỳ cũng đã tiết giảm 2,6% còn 148 tỷ đồng. Kết thúc ba tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng là 10 tỷ đồng.