Cơ quan điều tra cấp tỉnh có quyền nghe lén điện thoại
“Ăn bớt” gạo của ngư dân được hỗ trợ vì cá chết
Mới chỉ cổ phần hóa 5% vốn trong khối doanh nghiệp Nhà nước
TP.HCM điều chỉnh phân công nhiệm vụ các lãnh đạo chủ chốt
Ngân hàng lo “thắt lưng buộc bụng”
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 19-05-2016
- Cập nhật : 19/05/2016
Thành lập Đại học Fulbright Việt Nam
Đại học Fulbright Việt Nam là cơ sở giáo dục 100% vốn đầu tư nước ngoài, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng, hoạt động không vì lợi nhuận. Trường có trụ sở tại TP HCM, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự quản lý Nhà nước về lãnh thổ của UBND TP HCM.
Trước đó vào tháng 7/2015, nhân chuyến thăm chính thức Mỹ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chứng kiến lễ trao giấy chứng nhận đầu tư cho Đại học Fulbright Việt Nam tại New York."Tôi rất tán thành quan điểm của các bạn, rằng phát triển FUV là vì con người, vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Nếu làm tốt dự án này chúng ta góp phần tăng cường khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Mỹ", Tổng bí thư nói.Ông Thomas Vallely, Chủ tịch Quỹ TUIV, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard cho biết FUV sẽ hoạt động theo các nguyên tắc quản trị thiết yếu của nền giáo dục ưu tú, đó là minh bạch và trách nhiệm giải trình, tự chủ, trọng dụng nhân tài, tôn trọng lẫn nhau và giảng dạy gợi mở.
Ông Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại họcHarvard cùngcộng sựnhận giấy chứng nhận đầu tư. Ảnh:TTXVN
Theo kế hoạch, trong 5 năm đầu tiên, trường sẽ tập trung xây dựng ba cơ sở đào tạo tích hợp: Trường Quản lý và Chính sách công Fulbright (đào tạo sau đại học trong lĩnh vực chính sách công, luật, tài chính và quản lý, các nghiên cứu và đối thoại chính sách); Trường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng Fulbright (cung cấp các chương trình đào tạo cử nhân và sau đại học trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học ứng dụng, toán học và khoa học máy tính); Đại học Fulbright (cung cấp các chương trình đào tạo cử nhân trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn).
Trong Tuyên bố chung về tầm nhìn Việt - Mỹ ngày 1/7/2015, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Barrack Obama đã cùng ghi nhận nỗ lực thúc đẩy hợp tác giáo dục của hai nước thông qua sáng kiến FUV.
Hồi tháng 6/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý chủ trương đầu tư dự án FUV. Tháng 12/2014, Quốc hội Mỹ phê chuẩn thành luật cho phép chính phủ Mỹ tài trợ khoảng 20 triệu USD cho dự án FUV trong giai đoạn đầu tiên.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khởi công Dự án 2,7 tỷ USD của TH True Milk
Đánh giá cao nỗ lực của Tập đoàn TH True Milk với tinh thần “dám nghĩ, dám làm”, đưa sản phẩm, thương hiệu “Made in Việt Nam” ra nước ngoài, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện để hỗ trợ triển khai dự án và tin tưởng rằng dự án sẽ hoàn thành đúng thời gian dự kiến, trở thành công trình hợp tác nông nghiệp tiêu biểu, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, phù hợp với xu hướng phát triển năng động, góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác song phương Việt Nam - LB Nga.
Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn Chính phủ LB Nga cũng như chính quyền tỉnhMoscow tạo mọi điều kiện thuận lợi để dự án thành công.
Đây là dự án đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, chế biến sữa tại Nga và là dự án của Việt Nam có vốn đầu tư lớn nhất tính tới thời điểm hiện tại. Vốn đầu tư giai đoạn 1 của dự án là 500 triệu USD và dự kiến đến giữa năm 2017, sản phẩm sữa TH đầu tiên ra mắt tại Nga. Tổng vốn đầu tư trong vòng 10 năm, qua 3 giai đoạn, lên tới 2,7 tỷ USD. Khi hoàn thành giai đoạn 3, tổng số đàn bò dự kiến là 350.000 con, tổng công suất chế biến sữa là 5.900 tấn/ngày, tương đương gần 1.800.000 tấn/năm, tổng diện tích vùng nguyên liệu tập trung là 140.000 ha. Tập đoàn TH True Milk cũng dự kiến thành lập chuỗi phân phối với 300 cửa hàng True Mart trên toàn nước Nga.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Nga đang đứng thứ 17/112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 114 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,08 tỷ USD trong các lĩnh vực như năng lượng, khai khoáng, chế tạo máy, dịch vụ du lịch… Việt Nam có 20 dự án đầu tư sang Nga với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn là 2,93 tỷ USD trong các lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, dịch vụ.
Hà Nội chỉ tên 8 doanh nghiệp hết hạn hoạt động bán hàng đa cấp
Sở Công thương Hà Nội vừa có văn bản gửi Công an TP, Cục Thuế TP, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng UBND các quận huyện đề nghị kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với hoạt động bán hàng đa cấp của 21 doanh nghiệp.
Sở Công thương Hà Nội cho biết, hiện nay trên địa bàn có 21 doanh nghiệp có giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp tại Hà Nội đã hết hiệu lực từ 1/1/2015. 21 doanh nghiệp này đã được Sở Công thương Hà Nội cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo quy định tại nghị định 110/2015/NĐ-CP.
Trong số 21 doanh nghiệp trên, tính đến cuối tháng 4 vừa qua có 13 doanh nghiệp thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp với Sở Công thương Hà Nội, còn 8 doanh nghiệp chưa thông báo chấm dứt hoạt động với Sở Công thương theo quy định tại khoảng 2 điều 19 thông tư 24, tuy nhiên 8 doanh nghiệp này chưa được Cục Quản lý cạnh tranh cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
Vì vậy, Sở Công thương Hà Nội đề nghị các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát 21 doanh nghiệp này. Nếu phát hiện các doanh nghiệp vẫn triển khai hoạt động bán hàng đa cấp, Sở Công thương Hà Nội đề nghị đơn vị liên quan xử lý theo pháp luật.
Tính đến cuối tháng 4 vừa qua, 8 doanh nghiệp đã hết hạn hoạt động bán hàng đa cấp song chưa thông báo tới Sở Công Thương Hà Nội bao gồm: Công ty TNHH Thương mại và đầu tư UFC Việt Nam; Công ty TNHH Trung bảo Anh quốc Việt Nam; Công ty TNHH World Nets Việt Nam; Công ty TNHH JM Ocean Avenue; Công ty cổ phần đầu tư LVI Quốc tế; Công ty TNHH Thương mại AKUNA Việt Nam; Công ty TNHH Thiên Phương Việt Nam; Công ty TNHH MELILEA Quốc tế Việt Nam.
Bộ Tài chính e ngại việc giao địa phương làm chủ dự án sân bay Lào Cai
Cảng Hàng không Lào Cai là cảng hàng không nội địa dùng chung giữa dân dụng và quân sự đạt tiêu chuẩn 4C và sân bay quân sự cấp II có khả năng đón các loại máy bay A320, A321 và tương đương.
Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ GTVT phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai cần đánh giá những lợi thế, thuận lợi trong trường hợp giao địa phương này là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện Dự án cảng hàng không quốc tế Lào Cai theo hình thức BOT.
Bộ Tài chính cho rằng, theo quy định hiện hành, việc quản lý quy hoạch và thực hiện dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Lào Cai thuộc trách nhiệm của Bộ GTVT. Vì vậy, việc quyết định chủ trương đầu tư dự án theo hình thức PPP thuộc thẩm quyền của Bộ GTVT.
Cũng theo Bộ Tài chính, hiện Nghị định 15/2015/NĐ – CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư không quy định việc chuyển giao trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ bộ, ngành cho các địa phương.
Bộ Giao thông vận tải đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Lào Cai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức lập đề xuất dự án làm cơ sở lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện đầu tư xây dựng Dự án Cảng hàng không Lào Cai.
Trong văn gửi gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải cho biết, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển cho các dự án thuộc nguồn ngân sách Trung ương.
Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn ngân sách Trung ương hạn hẹp, việc thu hút các nguồn lực xã hội để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông là cần thiết.
Do vậy, căn cứ trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương và để tạo thuận lợi trong việc phát triển kinh tế tại địa phương, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Lào Cai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức lập đề xuất dự án làm cơ sở lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện đầu tư xây dựng Dự án Cảng hàng không Lào Cai theo quy định hiện hành.
Chỉ ít ngày sau khi quy hoạch điều chỉnh Cảng hàng không Lào Cai được công bố, UBND tỉnh Lào Cai vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện Dự án xây dựng sân bay Lào Cai theo hình thức đối tác công - tư (PPP); đồng thời giao địa phương này là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập đề xuất dự án làm cơ sở lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ – CP.
Ông Đặng Xuân Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết đề xuất này sẽ giải quyết bài toán khó khăn về vốn đầu tư Dự án được dự báo có chi phí lên tới 3.500 tỷ đồng.
Hiện Sungroup là một trong số những nhà đầu tư đệ đơn sớm nhất lên Bộ Giao thông - Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam xin tham gia đầu tư Dự án cảng hàng không Lào Cai theo hình thức xã hội hóa.
Được biết, cảng Hàng không Lào Cai là cảng hàng không nội địa dùng chung giữa dân dụng và quân sự đạt tiêu chuẩn 4C và sân bay quân sự cấp II có khả năng đón các loại máy bay A320, A321 và tương đương. Sân bay có 2 vị trí đỗ tàu bay, sân bay Lào Cai có có công suất 560.000 hành khách/năm và 600 tấn hàng hóa/năm.
Phương thức tiếp cận hạ cánh tại sân bay Lào Cai được thiết kế có thiết bị tinh chỉnh. Trong giai đoạn tiếp theo (đến 2030), Cảng Hàng không Lào Cai nâng công suất lên 1.585.000 hành khách/năm và 2.880 tấn hàng hóa/năm với 5 vị trí đỗ tàu bay.
Tại khu vực xây dựng Cảng Hàng không Lào Cai sẽ được xây dựng một nhà ga hành khách trên khu đất 10.000 m2 với công suất thiết kế 308 hành khách/giờ cao điểm và trong giai đoạn tiếp theo là 634 hành khách/giờ cao điểm.
RMIT Việt Nam thành lập Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số
Không gian học tập kỹ thuật số cho phép sinh viên tìm hiểu, thực hành và mô phỏng môi trường làm việc kỹ thuật số như thế giới thực
Ngày 16/5, Ngài Steven Herbert - Bộ trưởng Bộ Đào tạo và Kỹ năng, Nghị sĩ bang Victoria (Australia) đã tuyên bố thành lập Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số Đại học RMIT Việt Nam dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Hội đồng kiêm Giám đốc Đại học RMIT Úc Martin Bean, đại diện một số cơ quan ban ngành tại TP. Hồ Chí Minh, cùng đông đảo nhân viên và sinh viên trường.
Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số (Centre of Digital Excellence - CODE) là sáng kiến của RMIT với mục tiêu xây dựng năng lực giáo dục cho Việt Nam. Sáng kiến này đã nhận được sự ủng hộ của các lãnh đạo nhà nước, và Bộ Giáo dục và Đào tạo. CODE sẽ là kênh hợp tác giữa Đại học RMIT, Chính phủ Việt Nam, doanh nghiệp và các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam.
Mục tiêu của CODE là phát triển năng lực của đội ngũ giảng viên Việt Nam, chia sẻ các sáng kiến ứng dụng công nghệ số trong dạy và học, tạo nguồn học bổng cho giảng viên Việt Nam thực hiện nghiên cứu về công nghệ số tại Đại học RMIT Việt Nam, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Trung tâm cũng sẽ khởi xướng các hoạt động như đào tạo Chứng chỉ/Chương trình liên thông lên đại học có giá trị quốc tế về Dạy và học bằng công nghệ số, quản lý trong lĩnh vực giáo dục, và trong giảng dạy song ngữ; tổ chức hàng loạt buổi diễn thuyết mở với chuyên gia khách mời quốc tế; tổ chức hội thảo về phương pháp giảng dạy tiếng Anh bằng kỹ thuật số cho khối Tiểu học và Trung học - TESOL Talks; cũng như thiết lập quan hệ đối tác giữa các học giả và chính phủ.