Truy bắt tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Ông Nguyễn Hữu Vạn thôi giữ chức Tổng Kiểm toán Nhà nước
1.000 tỷ đồng xây dựng dự án Safari gần 500ha tại Lâm Đồng
Điều chỉnh quy hoạch 3 tuyến đường đẹp nhất TP HCM
Phạt thủy điện Đắk Mi 810 triệu đồng
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 15-03-2016
- Cập nhật : 15/03/2016
Số người Việt cư trú ở Nhật Bản tăng mạnh
Các sinh viên, thanh niên Việt dự tiệc Tết âm lịch 2016 do Hội Sinh viên - Thanh niên Việt Nam tại Osaka (VYSA Osaka) tổ chức - Ảnh: VYSA Osaka cung cấp
Malaysia bắt giữ 42 ngư dân Việt Nam
Trung Quốc lại đưa tàu du lịch trái phép đến Hoàng Sa
Bắc Kinh lại có động thái gây căng thẳng trong khu vực khi ngày 13-3, nước này đưa một tàu du lịch với độ giãn nước lên đến 10.000 tấn, đến khai thác trái phép tuyến du lịch ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trung Quốc đưa tàu "Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ" đến khai thác du lịch trái phép ở quần đảo Hoàng Sa từ ngày 13-3 - Ảnh:hinews.cn
Mạng tin tức Hải Nam cho biết chiếc tàu có tên “Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ” đã khởi hành chuyến đầu tiên đến quần đảo Hoàng Sa.
Tàu này sẽ chạy tuyến Tam Á (Hải Nam) đến đảo Ốc Hoa thuộc cụm Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tần suất khai thác tuyên đường này sẽ từ 4 đến 5 lần trong một tháng.
Tàu “Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ” sẽ thay thế tàu “Công chúa Gia Hương” do công ty cổ phần hàng hải Eo biển Hải Nam quản lý, cũng khai thác tuyến đường du lịch nói trên. Giới chức tỉnh Hải Nam cho biết chiếc tàu trên có sức chứa khoảng 300 người.
Trước đó, ngày 2-9-2014, bất chấp phản ứng của các nước trong khu vực, Bắc Kinh vẫn ngang nhiên đưa tàu du lịch “Công chúa Gia Hương” vào khai thác du lịch trái phép từ đảo Hải Nam của Trung Quốc đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Song, ban đầu con tàu này xuất phát từ thành phố Hải Khẩu chứ không phải Tam Á. Khi đó, chiếc tàu này đã chạy bốn ngày, ba đêm và đi qua hơn bốn mươi bãi đá và đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trong đó, tàu “Công chúa Gia Hương” đi theo lộ trình Cồn Quan sát, đảo Toàn Phú, đảo Áp Công thuộc cụm đảo tất cả đều nằm trong nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa.
Hãng tin Tân Hoa xã còn cho biết thực chất Trung Quốc đã mở hoạt động du lịch trái phép đến quần đảo Hoàng Sa từ tháng 4-2013 thông qua công ty hàng hải eo biển Hải Nam. Công ty này đã đưa khoảng 3.000 người du lịch trái phép từ Tam Á đến Hoàng Sa.
Bộ Công Thương: Quản lý giá xăng là chức năng của Bộ Tài chính
Câu chuyện người tiêu dùng mất 'oan' hàng trăm tỷ đồng mỗi tháng vì cách tính giá xăng dầu một lần nữa được chú ý sau khi Bộ Công Thương có văn bản nêu quan điểm gửi tới các cơ quan báo chí ngày 14/3. Trước đó, việc doanh nghiệp được hưởng thuế thấp khi nhập khẩu từ một số thị trường (do ưu đãi theo quy định của các hiệp định thương mại tự do) nhưng vẫn tính giá bán cho người tiêu dùng với thuế suất cao đã khiến dư luận bức xúc, bởi việc thay đổi cách tính giá nằm trong tay cơ quan quản lý.
Câu chuyện phối hợp giữa các cơ quan điều hành trong lĩnh vực xăng dầu đã nhiều lần được đặt ra. Ảnh: Q.Đ
Tại văn bản phát đi chiều nay, Bộ Công Thương - một trong 2 đơn vị được Chính phủ giao điều hành kinh doanh xăng dầu - cho rằng trách nhiệm chủ trì quản lý về giá thuộc về đơn vị còn lại là Bộ Tài chính, với căn cứ là Nghị định 83. Do vậy, trách nhiệm của Bộ Công Thương là "tiếp tục đề nghị và phối hợp với Bộ Tài chính" để sớm có giải pháp tài chính tổng thể, xử lý hài hòa việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo lộ trình của các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Trao đổi với VnExpress sau thông tin này, một lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết vẫn trong quá trình nghiên cứu giải pháp nên hiện chưa đưa ra quan điểm cụ thể.
Tuy nhiên, đây không phải lần đầu người tiêu dùng chịu thiệt trong các cuộc phối hợp và điều chỉnh chính sách của các cơ quan điều hành.
Sau khi ký kết Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), tháng 11/2014, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 165 về biểu thuế nhập khẩu để doanh nghiệp thực hiện với thuế nhập xăng là 20% (thay vì 35% trước đó), dầu diesel, madút về 5%. Thông tư này có hiệu lực từ 1/1/2015, song thực tế doanh nghiệp bắt đầu được hưởng từ 10/3, sau khi có giấy chứng nhận xuất xứ theo quy định.
Trong khi đó, phải đến ngày 14/4, cơ quan quản lý mới tiếp tục ban hành Thông tư 48, giảm thuế suất nhập khẩu với xăng dầu từ Dung Quất và các thị trường ngoài ASEAN về bằng ATIGA. Cách tính giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng từ đó mới được điều chỉnh giảm theo. Như vậy, trong hơn một tháng, doanh nghiệp nhập khẩu đã được hưởng chênh lệch lên tới 15% với xăng, 25% với diesel và 30% đối với dầu ma dút, dầu hoả. Với giá nhập cảng (CIF) xăng RON 92 tại thời điểm này là 75,4 USD một thùng (10.019 đồng một lít), người tiêu dùng đã phải "trả thêm" khoảng 1.500 đồng cho khi tiêu thụ một lít xăng.
Cùng với doanh nghiệp, ngân sách cũng không chịu thiệt trong lần điều chỉnh chính sách nêu trên, khi thuế bảo vệ môi trường lúc này lại tăng từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng mỗi lít xăng. Bộ Công Thương và Bộ Tài chính khi đó đều khẳng định việc này không làm tăng giá bán, song cũng thừa nhận một trong những lý do dẫn đến quyết định tăng thuế là nhằm bù đắp hụt thu cho ngân sách Nhà nước.
Trong khi đó, khi soạn thảo và thực hiện Nghị định 83 về điều hành xăng dầu, cơ quan điều hành luôn khẳng định các động thái đưa ra đều nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
96% người Việt tự nhận mình thuộc tầng lớp trung lưu
Nếu so với mức thu nhập thực tế hộ gia đình được lấy làm chuẩn cho tầng lớp này, số người trung lưu của Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ 50%.
Số liệu vừa được Viện nghiên cứu về đời sống và con người khu vực Đông Nam Á Hakuhodo (Hill ASEAN), một tổ chức nghiên cứu độc lập được thành lập bởi Tập đoàn Hakuhodo (Nhật Bản) nghiên cứu và công bố. Theo báo cáo này, số người Việt Nam tự nhận mình thuộc tầng lớp trung lưu cao nhất khu vực Đông Nam Á. Nếu Singapore có số người tự nhận mình ở tầng lớp trung lưu là 83%, Malaysia là 72%, Thái Lan 80% thì con số này ở Việt Nam lên tới 96%. Chỉ có 2% người Việt Nam tự nhận mình nghèo, 2% còn lại thừa nhận thuộc tầng lớp thượng lưu.
Theo Hill ASEAN, tầng lớp trung lưu được xác định dựa vào thu nhập. Nếu so với thu nhập thực tế hộ gia đình với chuẩn 3.000-15.000 USD/năm để xác định tầng lớp này thì số người Việt Nam đủ chuẩn chỉ chiếm 50%. Nhưng nghiên cứu cho thấy, một phân khúc lớn những người xác định mình thuộc tầng lớp trung lưu bất kể thu nhập thực tế. Những người này khéo léo tìm ra cách để sống mơ ước bằng việc không ngừng cân bằng thu nhập và chi tiêu, để không bị ràng buộc bởi mức thu nhập hiện có. Họ thực hiện bằng cách làm thêm nghề tay trái để tăng thu nhập, kiểm soát chi phí (nhu mua hàng khuyến mại dự trữ) hoặc chuyển đổi chi phí vào thu nhập tương lai.
Hill ASEAN cũng khảo sát và công bố nhiều khác biệt thú vị về tầng lớp trung lưu tại Hà Nội và TP HCM. Trong 2.500 phiếu khảo sát tại 2 thành phố lớn nhất này, có 92% người TP HCM tự nhận mình thuộc tầng lớp trung lưu, con số tại Hà Nội là 83%.
Tại TP HCM, những người thuộc tầng lớp này cho biết, họ đang cố gắng tiến vào tầng lợp thượng lưu bằng các phương thức riêng của cá nhân mình, không phụ thuộc vào ý kiến của cộng đồng. Người TP HCM luôn tìm mọi cơ hội để thúc đẩy bản thân, chấp nhận rủi ro tìm kiếm cơ hội đầu tư. Trái lại, tầng lớp trung lưu ở Hà Nội bày tỏ thái độ cố gắng bằng mọi cách giữ vị trí hiện tại để không bị rơi xuống tầng lớp thấp hơn. Mọi người đều cố tìm kiếm sự ổn định và không mạo hiểm, hài lòng với công việc hiện tại, thay vì đầu tư thì họ dồn tiền kiếm được vào tiết kiệm. Khi quyết định các vấn đề của bản thân, người Hà Nội đều phải dựa vào thái độ cộng đồng.
Cuối năm 2014, Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) cũng đưa ra dự báo tầng lớp trung lưu ở khu vực ASEAN sẽ tăng rất mạnh khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành, với khoảng 110 triệu người vào năm 2015. Trong số này có khoảng 14,7 triệu người Việt Nam, chiếm gần 26,6% lực lượng lao động.
Theo ILO, lực lượng trung lưu khu vực ASEAN sẽ đạt gần 130 triệu người trong năm 2018. Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng tầng lớp trung lưu nhanh nhất khu vực kể từ năm 1991 tới nay, chỉ sau Indonesia. Năm 2018, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 17,7 triệu người, chiếm hơn 30% lực lượng lao động.
Trong khi đó, con số của Hill ASEAN, tầng lớp trung lưu của khu vực Đông Nam Á sẽ đạt khoảng 300 triệu người vào năm 2020.