Chuyên gia quân sự: Việt Nam có thể mua vũ khí Mỹ từ châu Âu
Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với vũ khí, công nghệ hiện đại không chỉ từ Mỹ mà từ các nước châu Âu sau khi lệnh cấm vận vũ khí được Washington dỡ bỏ.
Các nước sẽ gia tăng cạnh tranh chào hàng bán thiết bị quân sự cho Việt Nam. Ảnh minh họa: Aviation Spectator
Ông Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao, Chương trình Chi tiêu quân sự và vũ khí, Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trao đổi với VnExpress về triển vọng của thị trường và cả tác động ở Biển Đông sau quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam của Mỹ.
- Ông đánh giá thế nào về chuyến thăm Việt Nam của ông Obama?
- Về hợp tác song phương, chuyến thăm cho thấy sau nhiều năm nỗ lực vượt qua những hệ lụy của chiến tranh, khi chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí thì Việt - Mỹ đã bắt đầu một mối quan hệ bình thường, cả về khía cạnh gia tăng thương mại và hợp tác kinh tế.
Với các nước, chuyến đi của tổng thống Obama cũng phản ánh mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc, với các đồng minh như Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Indonesia và các nước Đông Nam Á khác. Trong khi Mỹ rõ ràng coi Trung Quốc là một "vấn đề tiềm ẩn", các đồng minh của Washington lo ngại Bắc Kinh sẽ đẩy những yêu sách chủ quyền tới mức họ không muốn. Chuyến thăm Việt Nam của ông Obama cho thấy Washington muốn "lôi kéo" Hà Nội về phía mình.
- Các bước tiếp theo của việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí?
- Việt Nam có thể xem xét một số thiết bị nhất định của Mỹ, chẳng hạn như máy bay tuần tra trên biển mà hai bên từng đề cập. Đầu tiên công ty quốc phòng Mỹ sẽ đưa ra lời chào hàng, để chính phủ xem xét có muốn bán một loại cụ thể nào không. Có thể Mỹ sẽ nói rằng "đúng là chính quyền Obama đã bỏ lệnh cấm và chúng tôi sẽ xem xét". Tất nhiên tình hình vẫn đang trong trạng thái chờ.
Việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận không có nghĩa là họ sẽ bán ngay vũ khí cho Việt Nam. Việt Nam đã mua vũ khí từ Nga, Ukraine, Israel nhưng để mua được của Mỹ, Hà Nội cần phải trải qua một quá trình xem xét ra quyết định của Washington, có thể một số vũ khí mà họ không bán với một số lý do nào đó và đây là điều bình thường với giao dịch vũ khí của Mỹ. Ngoài ra, Việt Nam cần xem xét khả năng tài chính của mình.
Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý là việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí của Mỹ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Hà Nội có thể tiếp cận công nghệ quân sự của Mỹ mà không cần nhập trực tiếp từ nước này. Chẳng hạn như Việt Nam có thể mua máy bay quân sự của Tây Ban Nha dùng động cơ Mỹ. Điều đó có nghĩa Việt Nam sẽ có nhiều lựa chọn để mua vũ khí ở nhiều nơi, không chỉ từ thị trường truyền thống như Nga. Có thể nói thị trường vũ khí dành cho Việt Nam sẽ có sự cạnh tranh cao.
Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cũng mở ra cơ hội để Mỹ có một số hỗ trợ quân sự cho Việt Nam. Washington có thể cung cấp một số thiết bị, phụ tùng trang bị mới cho Hà Nội. Tuy nhiên việc này cần thực hiện theo các điều kiện của chính phủ Mỹ đưa ra, dù Quốc hội Mỹ đã ngụ ý là không ngăn chặn.
- Tân tổng thống Mỹ sẽ duy trì chính sách với Việt Nam như thế nào?
- Bất kể ai chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng sắp tới thì chính sách chung vẫn là coi Trung Quốc là một "vấn đề tiềm ẩn", coi các nước có tranh chấp với Bắc Kinh là bạn bè tiềm năng. Chắc chắn một số người ở Mỹ sẽ nói không thể "bỏ qua chiến tranh" nhưng tôi nghĩ hầu hết mọi người ở Mỹ đều nhận thức rõ chiến tranh đã trôi qua hơn 40 năm, điển hình như Thượng nghị sĩ John McCain, từng là tù binh ở Việt Nam. Mặc dù hai nước còn có những khác biệt, trong đó có vấn đề nhân quyền, nhưng nhiều người Mỹ coi Việt Nam là một nước có thể trở thành đồng minh trong tương lai.
- Đánh giá của ông về khả năng Mỹ tiếp cận cảng Cam Ranh của Việt Nam?
- Đó là một bước đi khác, có thể là thỏa thuận khác giữa hai nước về việc Mỹ được phép vào đây hay không. Washington có thể đến thăm Cam Ranh nếu được Hà Nội mời, nhưng chỉ là chuyến thăm hữu nghị và đã có chuyến thăm tương tự của các nước khác. Song việc lực lượng Mỹ đặt cơ sở lâu dài thì lại là chuyện hoàn toàn khác. Chính phủ Việt Nam có chấp thuận về lâu dài hay tạm thời, Mỹ cần một số bảo đảm cho lực lượng của mình hay không, đó là cả một quá trình. Có thể Washington không thực sự cần đến Cam Ranh nhưng nhìn từ khía cạnh tạo ra "mặt trận liên kết" giữa Mỹ cùng bạn bè, đồng minh và đối tác trong khu vực thì điều này có thể xảy ra.
- Ông đánh giá thế nào khi Tổng thống Obama khẳng định việc dỡ bỏ lệnh cấm không bị ảnh hưởng bởi yếu tố Trung Quốc?
- Có hai điều mà ông Obama muốn nói: thứ nhất là Mỹ có mối quan hệ bình thường với Việt Nam, và để xử lý những vấn đề tiềm ẩn với Trung Quốc, Washington cần hợp tác với các nước đối tác trong khu vực. Thứ hai: bỏ lệnh cấm vũ khí nhằm tạo điều kiện để Việt Nam sở hữu các thiết bị như máy bay tuần tra ở Biển Đông, khi Hà Nội đang xử lý tranh chấp với Bắc Kinh ở khu vực này.
- Ông dự đoán tình hình Biển Đông sau sự kiện này?
- Chúng ta có thể đoán được Trung Quốc sẽ "kêu la", mình bị đẩy vào thế khó, không thể bị "hăm dọa, bị gây áp lực". Tuy nhiên cũng có một khả năng khác mà nhiều người đồng tình với tôi, là khi Trung Quốc nhìn ra "tất cả mọi người đều chống lại mình", họ sẽ "nới lỏng ra", quay lại bàn đàm phán và giảm bớt thái độ tiêu cực.
Tổng thống Obama đã có tuyên bố khá cứng rắn tại Hà Nội, khi nói tàu Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra Biển Đông. Tuyên bố cảnh báo Trung Quốc rằng "anh có thể đến gần nhưng không thể chiếm giữ Biển Đông". Rõ ràng Mỹ không chấp nhận bất cứ quyết định đơn phương nào của Trung Quốc ở vùng biển này. Các nước tuân thủ theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) và Mỹ sẽ vẫn duy trì vị trí đã có nhiều thập kỷ nay, là tuần tra ở những khu vực luật pháp quốc tế cho phép.
Tàu chiến Ấn Độ ghé cảng Cam Ranh
Hai chiến hạm Ấn Độ đã cập cảng Cam Ranh, Việt Nam hôm 30/05/2016. Hải Quân Ấn Độ dự kiến có nhiều hoạt động chung với Hải Quân Việt Nam.
Chiến hạm INS Satpura của Ấn Độ cùng với chiến hạm Mỹ USS Carl Vinson tập trận chung vào năm 2012 - usnavy
Hai chiến hạm Ấn Độ đã cập cảng Cam Ranh, Việt Nam hôm 30/05/2016. Hải Quân Ấn Độ dự kiến có nhiều hoạt động chung với Hải Quân Việt Nam. Song song với chuyến thăm Việt Nam, Ấn Độ cũng cử hai tàu chiến khác tới cảng Subic Bay, Philippines, RFI đưa tin.
Hoạt động của tàu chiến Ấn Độ tại Việt Nam và Philippines nằm trong khuôn khổ chiến dịch của New Delhi triển khai Hải Quân tại Biển Đông và vùng tây bắc Thái Bình Dương trong vòng hơn hai tháng.
Chiến hạm tàng hình INS Satpura và tàu hộ vệ trang bị tên lửa INS Kirch, thuộc hạm đội Đông Ấn Độ, đều do Ấn Độ tự chế, sẽ tham gia vào nhiều cuộc tập huấn phối hợp với Hải Quân Việt Nam tại Biển Đông, trong vòng bốn ngày, đặc biệt về truyền thông và cứu nạn.
Theo báo chí Ấn Độ, New Delhi hy vọng chuyến đi này sẽ tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai nước và đóng góp cho an ninh và sự ổn định tại khu vực hết sức quan trọng này của thế giới .
Cam Ranh là một cảng quân sự mang tính chiến lược trong việc kiểm soát Biển Đông. Kể từ tháng 3/2016, đã có các tàu chiến Singapore, Pháp, Nhật Bản ghé thăm cảng này.
Khách thăm cảng Subic Bay, Phillippines, là chiếm hạm INS Sahyadri, được trang bị tên lửa hành trình, cũng do Ấn Độ chế tạo và tàu tiếp dầu INS Shakti, do Ý sản xuất, có thể cùng một lúc tiếp nhiên liệu cho bốn tàu chiến, với tốc độ 1.300 tấn/giờ.
Sau các hoạt động tại Việt Nam và Philippines, đội tàu Ấn Độ gồm bốn chiến hạm nói trên sẽ tới Nhật Bản để tham dự cuộc tập trận hải quân thường niên Malabar-16 với Hải Quân Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Hai chiến hạm Ấn Độ đến Cam Ranh chỉ một ngày sau khi quân cảng Việt Nam đón hai tàu rà mìn Nhật Bản.
Thủ tướng bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH
Ngày 31/5/2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 979/QĐ-TTg về việc bổ nhiệm ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thay ông Nguyễn Văn Bình.
Ông Lê Minh Hưng, Thống đốc NHNN kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, ngày 9/4, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã bầu ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, kế nhiệm nguyên Thống đốc Nguyễn Văn Bình.
Ông Lê Minh Hưng, sinh năm 1970, quê quán xã Sơn Tân, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
Việt Nam-Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác trong chế biến thực phẩm
Lễ ký Bản ghi nhớ giữa Cục Xúc tiến thương mại-Bộ Công Thương Việt Nam và Cục Hỗ trợ doanh nghiệp sau FTA-Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc. (Ảnh: Vũ Toàn-Phạm Duy/Vietnam+)
Ngày 1/6, tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Công Thương Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm ASEAN-Hàn Quốc (AKC) tổ chức hội thảo “Môi trường đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam” nhằm giúp doanh nghiệp hai nước tìm kiếm các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực này thời gian tới.
Tham dự hội thảo có Phó Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Trần Anh Vũ, Phó Tổng Thư ký AKC Kim Ki-hong, đoàn công tác xúc tiến đầu tư thương mại với đại diện nhiều bộ, ngành liên quan của Việt Nam và lãnh đạo hai tỉnh Vĩnh Long, An Giang, cùng khoảng 100 doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Kim Ki-hong cho biết đây là một trong những hoạt động trọng tâm của AKC trong năm nay nhằm hỗ trợ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đồng thời là cơ hội giúp doanh nghiệp hai nước tìm kiếm và đẩy mạnh các cơ hội hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm.
Trong bài phát biểu chào mừng, Phó Đại sứ Trần Anh Vũ nhấn mạnh quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc phát triển ngày càng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế với việc Hàn Quốc luôn là nước đầu tư hàng đầu vào Việt Nam và kim ngạch thương mại song phương liên tục tăng trong những năm qua.
Ông Trần Anh Vũ cho rằng hội thảo lần này là cơ hội để các nhà đầu tư Hàn Quốc nắm bắt thông tin về thị trường thực phẩm và đồ uống đầy tiềm năng của Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam-Hàn Quốc để từng bước tiếp cận thị trường này tại Hàn Quốc.
Về phần mình, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương Tạ Hoàng Linh tái khẳng định FTA Việt Nam-Hàn Quốc đã mở ra một thời kỳ phát triển mới trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Hai bên cũng đã đẩy mạnh hợp tác, tuyên truyền và thành lập các bộ phận chuyên trách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt nhất các ưu đãi của hiệp định này trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chế biến thực phẩm.
Theo ông Tạ Hoàng Linh, các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú tại Việt Nam, kết hợp với công nghệ của mình để đầu tư sản xuất thực phẩm chế biến, cung cấp cho thị trường Việt Nam và các thị trường mà Việt Nam đã ký kết FTA.
Ngoài ra, các ngành công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam như đóng gói, bao bì... đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ cũng là những lĩnh vực đầu tư đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Tại hội thảo, đoàn công tác đã giới thiệu về môi trường, chính sách ưu đãi đầu tư và lợi thế phát triển ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam. Đại diện Ủy ban Nhân dân và doanh nghiệp các địa phương có tiềm năng trong lĩnh vực chế biến thực phẩm đã cung cấp các thông tin về môi trường đầu tư và các dự án kêu gọi đầu tư cụ thể của địa phương mình.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã nghe Tập đoàn CJ của Hàn Quốc chia sẻ các kinh nghiệm và thành công trong quá trình đầu tư vào lĩnh vực chế biến thực phẩm tại Việt Nam, công ty Luật Logos trình bày về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc đầu tư theo hình thức Mua lại và Sáp nhập (M&A)...
Thành viên đoàn công tác và các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đã gặp gỡ trao đổi, tìm hiểu về các cơ hội hợp tác đầu tư và thương mại.
Trong khuôn khổ hội thảo, Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công Thương Việt Nam và Cục Hỗ trợ doanh nghiệp sau FTA thuộc Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đã ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước thực thi FTA Việt Nam-Hàn Quốc.
Việc ký kết MOU này sẽ là cơ sở để hai bên tiếp tục thúc đẩy các hoạt động hợp tác thương mại, thiết lập kênh trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp hai nước tận dụng tốt những lợi thế cũng như vượt qua những khó khăn, trở ngại trong quá trình thực thi hiệp định này.
Cục triển lãm Thái Lan "trải thảm đỏ" đón doanh nghiệp Việt
Trong khi các doanh nghiệp Thái Lan đã thâm nhập khá bài bản vào thị trường Việt Nam trong khuôn khổ Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thì những nhà tổ chức triển lãm của đất nước Chùa Vàng cũng rất ráo riết với mục tiêu thu hút doanh nghiệp Việt tham gia các triển lãm quốc tế tại Thái Lan.
Cũng với mục đích khai thác kinh nghiệm lâu năm của ngành triển lãm Thái Lan, ngày 30/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (Viettrade) phối hợp với Cục Triển lãm và Hội nghị Thái Lan (TCEB) đã tổ chức buổi đào tạo và chia sẻ kiến thức về triển lãm thương mại quốc tế.
Tăng cường kết nối thương mại song phương và tận dụng tối đa cơ hội từ thị trường chung trị giá 2.400 tỷ USD của Cộng đồng kinh tế ASEAN là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp Việt Nam và Thái Lan.
Theo đại diện TCEB, trong năm 2016, các triển lãm quốc tế tại Thái Lan dự kiến đón 191.000 khách triển lãm quốc tế, tạo ra số doanh thu khoảng 447 triệu USD.
Tại buổi đào tạo và chia sẻ này, các chuyên gia Thái Lan đã giới thiệu cụ thể các chương trình hỗ trợ "Thailand Extra Exhibition," đặc biệt là việc đáp ứng, hỗ trợ mọi nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam, những cá nhân đang tìm kiếm cơ hội và phát triển kinh doanh thông qua các triển lãm tại Thái Lan.
Nói về kế hoạch thu hút các doanh nhân Việt, Phó Chủ tịch phụ trách phát triển chiến lược và kinh doanh của TCEB, bà Supawan Teerarat nhấn mạnh: "Chúng tôi mong đợi tiếp đón ngày càng nhiều các doanh nghiệp Việt Nam đến với các triển lãm quốc tế tại Thái Lan, từ đó mang lại lợi ích cho tất cả các bên trong khối AEC.”
Theo số liệu của TCEB, các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia rất tích cực các triển lãm thương mại tại Thái Lan, đóng góp 6,63% vào tổng số khách nước ngoài trong giai đoạn 210-2015. Khách Việt Nam quan tâm nhất đến các triển lãm ngành thực phẩm và nông nghiệp (48%), tự động hóa (24.8%), y tế và sức khỏe (10,35%).
Các triển lãm tại Thái Lan được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm hàng đầu, tính theo số lượng khách tham gia, hiện đang là VIV Asia, Food Ingredients Asia, T-PLAS and ProPak Asia, chiếm 51% tổng số khách Việt Nam trong năm 2015.
(
Tinkinhte
tổng hợp)