Công văn số 409 của Văn phòng Đăng ký đất đai làm cho nhiều hộ dân, doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng.
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 22-08-2016
- Cập nhật : 22/08/2016
Khẩn trương hoàn thiện Chiến lược phát triển ngành Điện lực đến năm 2025
Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương cần bổ sung, hoàn thiện Đề án một số nội dung sau:
Về khung thời gian của Chiến lược phát triển ngành Điện lực giai đoạn tới, Bộ Công Thương đề xuất khung thời gian phù hợp để Chiến lược sau khi được phê duyệt sẽ làm cơ sở để triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 có xét đến năm 2040.
Về đánh giá hiện trạng ngành Điện và thực hiện Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến năm 2020, Bộ Công Thương cần cập nhật số liệu chính thức ngành Điện năm 2015; bổ sung đánh giá kỹ hơn về thực hiện chiến lược phát triển lưới điện trong đó chú trọng đánh giá phát triển lưới điện đồng bộ với tiêu chí phát triển nhằm nâng cao độ tin cậy gắn với hiệu quả đầu tư và vận hành; đánh giá nội dung thực hiện giảm bớt cấp điện áp trung thế của lưới điện phân phối và tiến độ thực hiện; Chiến lược tài chính và huy động vốn đầu tư vào ngành Điện giai đoạn vừa qua, trong đó bổ sung số liệu cụ thể về tài chính và các cơ chế hoạt động của ngành Điện (cho tất cả các khâu sản xuất - truyền tải - phân phối và kinh doanh điện), thu hút vốn ODA, vốn đầu tư tư nhân trong nước, vốn FDI (chủ yếu theo hình thức Hợp đồng BOT), cổ phần hóa các đơn vị phát điện...
Về quan điểm phát triển ngành Điện, Phó Thủ tướng yêu cầu bổ sung, nhấn mạnh quan điểm phát triển bền vững ngành Điện; đa dạng hóa nguồn cung cấp điện cả trong nước và nhập khẩu, liên kết lưới điện với các nước láng giềng, trong đó chú trọng đến hợp tác mua bán điện với Lào nhằm bù đắp những thiếu hụt về điện khi phải giảm phát triển một số nguồn điện không đảm bảo an toàn và môi trường.
Về các chiến lược phát triển cụ thể cho các lĩnh vực, cụ thể về chiến lược phát triển nguồn điện, Phó Thủ tướng yêu cầu cập nhật các chỉ đạo hiện nay về phát triển điện hạt nhân để hiệu chỉnh các nội dung có liên quan. Trên cơ sở đó, cân đối lại chiến lược phát triển nguồn nhiệt điện than một cách hợp lý, đồng thời đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo theo Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015; bổ sung, làm rõ định hướng áp dụng công nghệ đối với phát triển nguồn nhiệt điện than (siêu tới hạn, trên siêu tới hạn, khí hóa than, công nghệ xử lý nhiên liệu và trộn than v.v…), gắn với vấn đề bảo vệ môi trường trong bối cảnh nước ta đã tham gia và cam kết tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21). Bổ sung tính toán và đề xuất định hướng phát triển hạ tầng phục vụ nhập khẩu than cũng như vận chuyển than hợp lý theo vùng miền trong toàn quốc; bổ sung, làm rõ định hướng phát triển các nguồn điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), phát triển hệ thống liên kết khí, thị trường khí…
Về chiến lược phát triển lưới điện, bổ sung các định hướng cụ thể về phát triển lưới điện đồng bộ theo hướng thông minh, hiện đại, trong đó có các nội dung về tự động hóa lưới điện, phát triển trạm biến áp không/bán người trực, đo đếm thông minh… Ngoài ra, cần rà soát và có kiến nghị cụ thể việc tiếp tục triển khai thực hiện giảm bớt cấp điện áp trung thế của lưới điện phân phối...(Chinhphu)
Thủy điện Lai Châu sản xuất được 1,9 tỷ kWh điện
Ông Đức cho biết thêm, hiện tại đang là mùa lũ nên lưu lượng nước về hồ thủy điện Lai Châu tương đối tốt khoảng 2.000 m3/s, trong khi đó lưu lượng nước phát điện qua 2 tổ máy khoảng 1.000 m3/s, vì thế Nhà máy đang thực hiện xả tràn khoảng 1.000 m3/s để đảm bảo an toàn công trình cũng như cung cấp lượng nước cho Nhà máy Thủy điện Sơn La (bậc thang dưới của Thủy điện Lai Châu).
Để chuẩn bị cho mùa mưa bão năm nay, ngay từ tháng 4, Công ty đã lập phương án phòng chống lụt bão trình các cấp thẩm quyền phê duyệt; Phối hợp với Ban QLDA Nhà máy Thủy điện Sơn La, với các nhà thầu tham gia xây dựng tại công trình tổ chức diễn tập PCTT&TKCN; Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tuyên truyền đảm bảo an toàn hạ du đập; Thực hiện nghiêm Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng trong mùa lũ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nhà máy Thủy điện Lai Châu được xây dựng tại huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, có công suất 1.200 MW gồm 3 tổ máy với sản lượng điện bình quân 4,69 tỷ kWh/năm. Tổ máy 1 hòa lưới điện quốc gia tháng 12/2015, tổ máy 2 hòa lưới điện quốc gia tháng 6/2016.
Ngày mua sắm trực tuyến 2016 thu hút 3.000 doanh nghiệp tham gia
Đây là thông tin được bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) đưa ra tại buổi họp báo công bố Ngày mua sắm trực tuyến do Bộ Công Thương tổ chức sáng 18/8, tại Hà Nội.
Bà Oanh cho biết, đây là sự kiện mua sắm trực tuyến lớn nhất trong năm và doanh thu dự kiến đạt 1.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2015, do vậy để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã đưa ra cơ chế minh bạch về sản phẩm và thỏa thuận khuyến mại của các doanh nghiệp tham gia nhằm kiểm soát chất lượng của toàn bộ giao dịch trong ngày mua sắm trực tuyến.
Cụ thể, cơ chế này yêu cầu sản phẩm tham gia phải đưa đúng giá gốc, sản phẩm không hết hạn sử dụng, có chứng nhận xuất xứ sản phẩm, cũng như phải thực hiện đúng mức khuyến mại, giảm giá như đăng ký.
"Bất kỳ doanh nghiệp nào vi phạm sẽ bị tước quyền tham gia Online Friday ngay lập tức và phải thực hiện bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng đồng thời bị phạt hành chính 300 triệu đồng," bà Oanh nói.
Ngày mua sắm trực tuyến 2016 sẽ diễn ra vào thứ Sáu ngày 2/12, dự kiến sẽ mang đến cho người tiêu dùng nhiều cơ hội mua hàng khuyến mãi lớn nhất trong năm.
Các ngành hàng chính sẽ góp mặt tại Online Friday 2016 là điện tử, đồ gia dụng, thời trang, du lịch… với các tên tuổi lớn tham gia như Adayroi, Tiki, Lazada, Sendo, DKT, Hotdeal (trang TMĐT), Viettel Post, VNPost (logistic), Nguyễn Kim, Thế giới di động (Omni Channel), Samsung, OPPO (OEM), Napas (thanh toán)...
Trong khuôn khổ Online Friday 2016, từ nay đến cuối năm, Bộ Công Thương sẽ liên tục tổ chức các sự kiện nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng, tạo đà cho chương trình chính thức, gồm “Ngày mua sắm trực tuyến Mùa Thu 2016” vào 30/9 và sự kiện BigOff vào ngày 1-3/12.
Năm 2015, chương trình thu hút 2.500 doanh nghiệp, với khoảng 15.000 lượt khuyến mãi đăng ký và tổng doanh số giao dịch trong ngày lên tới khoảng 500 tỷ đồng, lớn gấp 3 lần năm 2014.( Vietnamplus)
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thay đổi chính sách tín dụng, thuế
Những năm gần đây, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã nhận được nhiều sự hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên, để loại hình DN này phát triển bền vững, vẫn cần thêm các chính sách hữu hiệu.
Tạo điều kiện tiếp cận vốn
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Tô Hoài Nam cho biết, so với thời điểm tháng 6/2015, tỷ lệ DNNVV khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng nay đã giảm 10 điểm %, từ 40% xuống 30%. Ông Nam đánh giá, khó khăn trong tiếp cận vốn của khối DN này vẫn là một trong những hạn chế lớn hiện nay. “30% DN chưa thể tiếp cận vốn hiện nay hầu như “hết cửa” đến với ngân hàng” - ông Nam khẳng định.
Qua khảo sát của Hiệp hội DNNVV, 2/3 trong 30% DN nói trên gặp khó do vướng quy định riêng của các tổ chức tín dụng và quy định của cơ quan quản lý về chuẩn mực tài chính, buộc ngân hàng phải tuân thủ.
Chia sẻ khó khăn này, ông Jinchang Lai - Trưởng nhóm Cơ sở hạ tầng tài chính khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) - khẳng định, việc tiếp cận vốn khó khăn do Việt Nam chưa phát triển được thị trường động sản (quyền của DN đối với các khoản thu trong tương lai; các khoản thanh toán từ hợp đồng bảo hiểm, chứng khoán, trái phiếu, tài sản sở hữu trí tuệ…) để làm tài sản thế chấp thay cho bất động sản. Trên thế giới, khoảng 80% khoản vay của DN đều có sự tham gia của động sản.
Để giải quyết vấn đề, ông Jinchang Lai đề xuất, các bộ, ngành, cơ quan quản lý xây dựng hệ thống chính sách theo hướng cho phép DN được sử dụng động sản khi vay vốn; hình thành hệ thống thông tin hiệu quả để DN minh bạch thông tin, tránh rủi ro cho hoạt động của tổ chức tín dụng, giúp DNNVV tăng cơ hội tiếp cận vốn bằng hình thức tín chấp thay vì thế chấp hiện nay.
Ưu đãi về thuế
Cùng với việc rút ngắn khoảng cách DN - ngân hàng, GS-TS. Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài (VAFIE) - cần thay đổi chính sách thuế theo hướng khuyến khích DN. Theo đó, nhà nước ban hành chính sách ưu đãi thuế mở rộng hơn, ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), còn bao gồm thuế liên quan đến chi phí, giá thành và lợi nhuận của DN trong ít nhất 5 năm.
Phân tích sâu hơn, ông Mại khẳng định, theo Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020, nếu chỉ giảm 50% thuế TNCN cho một số lĩnh vực nhất định thì DNNVV sẽ không có cơ hội thụ hưởng chính sách này, bởi đa số người lao động tại các DN này có thu nhập thấp hơn mức phải chịu thuế TNCN. Cùng với đó, việc giảm thuế TNDN đối với DNNVV xuống 15-17% cũng tương tự vì chỉ có DN kinh doanh có lãi mới được thụ hưởng.
Cũng theo GS-TS. Nguyễn Mại, bên cạnh việc giảm các khoản đóng vào ngân sách, cũng cần có chính sách thuế thiết kế theo “gói” đối với một số dự án đầu tư quy mô lớn trong ngành và lĩnh vực được khuyến khích. Như vậy, sẽ kích thích người dân bỏ vốn kinh doanh, thành lập DN. Từ đó, nhà nước sẽ gia tăng nguồn thu hàng năm.(BCT)