Việt Nam đứng đầu danh sách quốc gia thu hút vốn FDI
Chuyên gia Việt cảnh báo tác hại khi Trung Quốc 'giữ lũ' Mekong
Tổng bí thư: 'Cần tăng dự báo quan hệ giữa các nước lớn để tránh bị động'
Bác kiến nghị giảm thuế trứng Artemia hỗ trợ ngành tôm
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 19-08-2016
- Cập nhật : 19/08/2016
Forbes: Việt Nam đầu tư quá ít vào du lịch
Khoản đầu tư vào du lịch của Việt Nam chỉ bằng 2% so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore và Malaysia.
Mặc dù mới đây Việt Nam đã chú trọng hơn trong phát triển du lịch để hút khách du lịch quốc tế, nhưng khoản đầu tư vào lĩnh vực này vẫn kém xa so với các nước khác trong khu vực.
Forbes cho hay, khoản đầu tư 2 triệu USD của Việt Nam dành cho du lịch vẫn còn là quá nhỏ, chỉ bằng 2% so với các nước trong cùng khu vực như Thái Lan, Singapore và Malaysia.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất khoản đầu tư cho ngành du lịch trong nước là 5,25 triệu USD, và 13 triệu USD để thành lập quỹ xúc tiến du lịch.
Theo đánh giá của Forbes, khoản đầu tư “khiêm tốn” trên là quá nhỏ bé so với tiềm năng tham vọng của ngành du lịch Việt Nam khi muốn tăng doanh thu và lượng khách du lịch quốc tế lên gấp đôi vào năm 2020 so với con số 15,1 tỷ USD và 7,9 triệu lượt khách của năm 2015. Nếu đạt được con số ấn tượng như kỳ vọng, ngành du lịch sẽ giúp tăng trưởng GDP của Việt Nam chạm mức 10% trong 5 năm tới.
Forbes cho biết, có khoảng 70% vốn đầu tư vào du lịch do các đơn vị được hưởng lợi trong ngành đóng góp, trong đó có các hãng lữ hành, khách sạn và dịch vụ vận tải…
Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức trong việc tối ưu hóa ngành du lịch, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng, nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch nước ngoài.
Forbes dẫn đánh giá của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại một cuộc họp về xúc tiến du lịch được tổ chức mới đây tại Quảng Nam cho biết, vấn đề nan giải của ngành du lịch Việt Nam không chỉ nằm ở vấn đề đầu tư, mà còn cả vấn đề sáng tạo. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, cách thức quảng bá du lịch trong nước rất quan trọng, đồng thời đưa ra ví dụ về một video dài 9 phút giới thiệu du lịch Việt Nam bằng 9 ngôn ngữ khác nhau do Tổng Cục Du lịch (VNAT) thực hiện đã góp phần mang hình ảnh của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Phiên bản tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Trung của video này khi được VNAT đăng tải lên Youtube đã thu hút lượng truy cập lớn.
Theo số liệu thống kê, trên 70% du khách quốc tế không quay trở lại Việt Nam với nhiều lý do, trong đó có vấn đề an ninh cá nhân, tắc nghẽn giao thông, tai nạn, ô nhiễm, dịch vụ nghèo nàn.../.(VOV)
Đề nghị xóa nợ, khoanh nợ cho nông dân gánh chịu thảm họa
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và 9 bộ ngành về những giải pháp cụ thể để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm 2016, trong đó đáng chú ý là kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoãn nợ, giãn nợ, xóa nợ đối với nông dân bị ảnh hưởng nặng bởi hiện tượng El Nino (khô hạn), xâm ngập mặn.
Cụ thể, trong văn bản kiến nghị Thủ tướng, Bộ Công Thương nêu rất chi tiết các kiến nghị gửi từng Bộ để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp (DN) Việt Nam trong 6 tháng cuối năm. Trong đó, đáng chú ý là việc Bộ Công Thương đề nghị NHNN xem xét có chính sách giãn nợ, xóa nợ đối với các hộ nông dân và doanh nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu cà phê, hồ tiêu, cao su, thủy sản nợ quá hạn do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, khô hạn, xâm ngập mặn và mất mùa.
Đặc biệt, do hạn hán xảy ra diện rộng, thời gian kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến diện tích cây công nghiệp lâu năm của các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, vì vậy, Bộ Công Thương khẳng định: "NHNN cần xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay phục vụ tái canh cây cà phê theo hướng ưu đãi hơn, đơn giản hóa các thủ tục tiếp cận tín dụng".
Thời gian vừa qua, ngành nông nghiệp lần đầu sau 15 năm ghi nhận có tăng trưởng âm, trong đó có sự sụt giảm nghiêm lớn của ngành nông nghiệp vào GDP cả nước. Theo Tổng cục Thống kê, sở dĩ tăng trưởng của ngành nông nghiệp sụt giảm là do những điều kiện khí hậu thất thường, đầu năm miền Bắc có đợt lạnh kéo dài xen mưa diện rộng phá hủy rau mầu và gây thiệt hại vụ lúa xuân hè.
Trung tuần tháng 3 đến tháng 5/2016, các sự kiện xâm ngập mặn nghiêm trọng diễn ra ở Đồng bằng Sông Cửu Long, hạn hán cục bộ ở nhiều tỉnh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên đã phá hủy diện tích lúa, cây rau mầu, cây công nghiệp như tiêu, điều, cà phê và cao su, thậm chí ngành chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng.
Chưa dừng lại, thảm họa môi trường biển 4 tỉnh miền Trung do công ty Formosa gây ra từ Hà Tĩnh đổ vào các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, khiến các địa phương có kinh tế biển hầu như tê liệt, các hoạt động đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản bị thiệt hại nghiêm trọng, trong khi đó du lịch biển ở dải đất miền Trung mới được tạo đà đã bị dội gáo nước lạnh, nhiều DN, chủ khách sạn, nhà nghỉ đang gánh khoản nợ lớn từ xây dựng nhưng không có khách, không thể có lãi trả ngân hàng.
Chính vì những nguyên nhân trên, Bộ Công Thương đã đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và 9 Bộ, ngành có liên quan các biện pháp để vực dậy ngành nông nghiệp, cũng như thúc đẩy hoạt động xuất khẩu để giúp người dân, cộng đồng DN trong nước có điểm tựa để tiếp tục phát triển.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 82,13 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ, trong đó nhóm nông, lâm thủy sản đạt 13,6 tỷ USD, tăng 4,1%, nhóm nhiên liệu, khoáng sản đạt 1,65 tỷ USD, giảm 39,4%, nhóm công nghiệp chế biến đạt hơ 62,5 tỷ USD, tăng 8,7%.
Theo yếu tố chu kỳ, xuất khẩu 6 tháng cuối năm luôn cao hơn so với 6 tháng đầu năm 10%, cùng với việc gia nhập vào các Hiệp định tự do thương mại song và đa phương (FTA), xuất khẩu của Việt Nam sẽ... Tuy nhiên, bối cảnh được dự báo sẽ có nhiều thách thức... trong đó là sự suy yếu và bất ổn của nhiều thị trường, tỷ giá tiền tệ nhiều nước có biến động thất thường. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp - một trong những ngành đang thu hút hơn 60% lao động và hộ dân vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, từ quy mô nhỏ, năng suất thấp đến là đối tượng chịu tác động chính của biến đổi khí hậu và các thảm họa.
Trong khi đó, động lực đóng góp tăng thu ngân sách là dầu thô đã giảm mạnh do giá dầu suy giảm và mục tiêu giảm đóng góp từ dầu thô. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực phụ thuộc lớn vào nhập khẩu linh kiện, phụ kiện như điện tử, tin học, lắp ráp thiết bị vô tuyến nên giá trị gia tăng thấp, trong khi nhập khẩu vẫn lớn, đe dọa sự quay trở lại chu kỳ nhập siêu của Việt Nam
Miền Trung: Du lịch 'hấp hối' sau thảm họa cá chết
Sự cố môi trường Formosa khiến cá chết hàng loạt dọc bờ biển các tỉnh Bắc miền Trung giữa tháng 4, kéo theo hàng loạt hệ lụy nghiêm trọng, trong đó bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ngư dân và những người làm du lịch.
Vắng lặng như thời chiến!
Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch Quảng Bình, Quảng Bình hiện có 286 khách sạn, nhà nghỉ; hơn 3.200 nhà hàng, với tổng mức đầu tư khoảng 16.000 tỷ đồng; thu hút trên 10.000 lao động chuyên nghiệp tại các nhà hàng, khách sạn và 36.000 lao động ăn theo. Năm 2015, du lịch Quảng Bình thu hút hơn 3 triệu lượt khách trong nước và quốc tế, doanh thu đạt trên 3.000 tỷ đồng.
Năm 2016, du lịch Quảng Bình hứa hẹn một năm bùng nổ và bội thu. Điều này căn cứ vào thực tế khách du lịch đến Quảng Bình trong quý I và kế hoạch đặt trước trong quý II, III. Tuy nhiên, hiện tượng cá chết hàng loạt dọc bờ biển đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch.
Ngay trong tháng 4/2016, lượng khách du lịch đến Quảng Bình đã giảm bất thường, các đơn vị đối tác liên tục hủy các tour và dịch vụ đặt trước, trong nửa cuối tháng 4 chỉ còn 50%, trung bình 4 tháng cao điểm chỉ đạt 10-20% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Trần Hoàng Giang, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Quảng Bình cho biết, tại hội nghị giữa nhiệm kỳ vừa mới diễn ra của hội, hầu hết các báo cáo đều ảm đạm do liên quan đến cá chết, không một ngành nghề kinh doanh nào là không bị ảnh hưởng. Đặc biệt, những doanh nghiệp làm du lịch, họ gần như kiệt sức, nhưng cho đến nay chưa hề nhận được sự hỗ trợ nào từ Chính phủ.
“Tôi vẫn thường xuyên đạp xe lòng vòng dọc biển vào buổi tối, thấy mà xót xa. Dọc biển, một thời nhộn nhịp, sầm uất là thế, nay không khí vắng lặng như thời chiến, thi thoảng mới bắt gặp một hai phòng của các khách sạn sáng đèn. Nếu tình trạng này kéo dài một hai năm nữa thì không ít doanh nghiệp du lịch phá sản” – ông Giang nói.
Những khoảng trống khó lấp đầy
Bà Võ Phương Anh, Giám đốc Cty Du lịch Trường Thịnh, sở hữu nhiều resort, hang động nổi tiếng, là cánh chim đầu đàn của ngành du lịch Quảng Bình, xót xa nói: “Sự cố môi trường vừa qua thực sự quá bất ngờ, đã giáng một đòn chí tử vào những người làm du lịch. Không chỉ chúng tôi mà các đơn vị làm du lịch khác cũng đang kiệt quệ. Hàng trăm, hàng nghìn lao động trong ngành du lịch và gia đình của họ bị đảo lộn cuộc sống”.
Ông Nguyễn Văn Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Bình nói: “Lâu nay, du khách vẫn thường khen ngợi Quảng Bình, chỉ cần nửa bước lên rừng, nửa bước xuống biển. Đến Quảng Bình, trong một ngày họ có thể thăm thú, trải nghiệm cả hai loại hình du lịch rừng và biển.
Nói về hang động của Quảng Bình thì độc nhất vô nhị không chỉ ở Việt Nam; nói về biển thì sạch, đẹp, hoang sơ; còn hải sản thì ngon nức tiếng. Nhưng nay, rừng còn đó, mà biển thì đã “chết”, nói nôm na là du lịch Quảng Bình đã bị cụt mất một chân”.
Theo ông Kỳ, thông thường du khách đến Quảng Bình, ngày thăm thú hang động, chiều về tắm biển, thưởng thức hải sản, đêm nghỉ ngơi ở các khách sạn ven biển. Nay lợi thế “hai trong một” đó không còn, tạo ra những khoảng trống khó lấp đầy. Đơn cử, lâu nay cơ sở hạ tầng như nhà hàng, khách sạn hầu hết tập trung ở vùng ven biển, vùng rừng thưa thớt.
Sau thảm họa cá chết, du khách không muốn về biển, các nhà hàng khách sạn ven biển ế ẩm, còn vùng rừng thì thiếu thốn, quá tải, không đủ đáp ứng nhu cầu du khách. Hơn 2/3 du khách đến Quảng Bình thời gian gần đây, sau khi tham quan hang động, họ chạy thẳng về các địa phương khác.
“Một trong những khoảng trống nguy hiểm đối với du lịch Quảng Bình, là hơn 50% lao động được đào tạo bài bản, có tay nghề, có kinh nghiệm trong ngành du lịch đã bị mất việc làm. Họ phải vào các tỉnh miền Nam tìm việc, hay đi làm phụ nề kiếm ăn. Nếu sau này, môi trường biển sạch trở lại, du lịch biển ấm lên thì nhân lực du lịch thiếu trầm trọng, lại phải tốn công, tốn của đào tạo lại từ đầu” – ông Kỳ nói.
Ông Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Cty TNHH DV- DL OSAKA cho biết: Thấy du lịch Quảng Bình khởi sắc, bao nhiêu vốn liếng chắt chiu lâu nay, cùng vốn vay ngân hàng, Cty dồn hết xây dựng khách sạn để đón khách về tắm biển. Ngày khai trương khách sạn cũng là ngày cá chết dạt vào bờ biển Quảng Bình. “35 tỷ đồng vứt vào đó, giờ không biết làm sao. Anh em đã nỗ lức hết mình nhưng chẳng có khách, ngân hàng cứ đến tháng là thu tiền lãi. Thật sự là một thảm họa” – ông Hùng nói.(VnMedia)
“Chiêu trò” trục lợi quỹ BHYT ngày càng tinh vi
BHXH Việt Nam đã đưa ra cảnh báo về tình trạng lạm dụng, trục lợi Quỹ khám chữa bệnh BHYT đang diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) trong 6 tháng đầu năm nay đã tăng khá cao, tăng tới 40% so với cùng kỳ năm 2015, tương đương 8.500 tỷ đồng.
BHXH Việt Nam đã đưa ra bản báo cáo liệt kê vô số biểu hiện lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế mà BHXH Việt Nam gọi là ngày càng tinh vi. Từ việc chỉ định sử dụng thuốc đắt tiền, làm các xét nghiệm quá mức cần thiết đến thủ thuật tách một dịch vụ kỹ thuật thành nhiều dịch vụ để thanh toán hưởng lợi…
Thậm chí, theo ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, việc trục lợi còn không chừa cả đến ống nước cất. Cũng theo ông Sơn, việc trục lợi còn diễn ra trong quá trình lắp đặt máy móc xã hội hóa tại một số bệnh viện với chiêu thức mới.
Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ khám chữa bệnh BHYT , theo ông Sơn, BHXH Việt Nam đang rất đau đầu. Có một giải pháp được kỳ vọng là tăng cường liên thông dữ liệu giữa các cơ sở y tế và cơ quan bảo hiểm xã hội để giám định thanh toán bảo hiểm y tế. Nhưng đến nay, việc kết nối giữa hai bên vẫn diễn ra chậm chạp.(VTV)