Mỗi nhà lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ phải xử lý những thách thức khác nhau, và phải ứng phó linh hoạt với các thay đổi của bối cảnh, Giáo sư Carl Thayer nhận xét.
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh tối 10-04-2016
- Cập nhật : 10/04/2016
Đến năm 2020, cả nước có trên 27 triệu ha đất nông nghiệp
Theo đó, Nghị quyết xác định mục tiêu của việc điểu chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm đáp ứng yêu cầu về đất đai cho các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả; duy trì quỹ đất trồng lúa hợp lý nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang diễn biến nhanh hơn dự báo; tăng cường, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai.
Trên cơ sở đó, được điều chỉnh như sau: Nhóm đất nông nghiệp (gồm đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối) điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 là 27.038,09 nghìn ha tăng 306,33 nghìn ha so với quy hoạch đến năm 2020 theo Nghị quyết số 17/2011/QH13.
Đối với nhóm đất phi nông nghiệp (gồm đất quốc phòng, đất an ninh, đất khu công nghiệp và đất phát triển hạ tầng) điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 là 4.780,24 nghìn ha giảm 100,08 nghìn ha so với quy hoạch đến năm 2020 theo Nghị quyết số 17/2011/QH13.
Đối với đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế và đất đô thị được quy hoạch sử dụng đến năm 2020 lần lượt là 3,63 nghìn ha, 1.582,96 nghìn ha, và 1.941,74 nghìn ha.
Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết ngày 24/3 và ngày 01/4, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ và Hội trường về Tờ trình của Chính phủ về điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) cấp quốc gia.
Trong đó, có ý kiến tán thành việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang đất rừng sản xuất nhưng không chuyển đất rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng chắn cát, chắn sóng ven biển sang đất rừng sản xuất; tăng diện tích rừng phòng hộ ven biển, ven sông để bảo vệ nguồn nước; có ý kiến đề nghị không chuyển đổi 1.100 nghìn ha đất rừng phòng hộ sang đất rừng sản xuất để bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giai đoạn 2016 - 2020 vẫn bảo vệ khoảng 4.400 nghìn ha rừng phòng hộ hiện có, phục hồi và trồng mới khoảng 240 nghìn ha tại các khu vực đầu nguồn xung yếu, các lưu vực sông, khu vực ven biển, khu vực biên giới và rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. Trong đó, bảo vệ 310 nghìn ha hiện hữu, phục hồi 9,6 nghìn ha và trồng mới 46 nghìn ha rừng phòng hộ ven biển để chắn sóng, chống cát bay, lấn biển và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đối với 1,1 triệu ha chuyển sang rừng sản xuất chủ yếu là diện tích đất quy hoạch để trồng rừng, đất khoanh nuôi tại các khu vực ít xung yếu thuộc các vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, các tỉnh Tây Nguyên nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng một cách bền vững, góp phần cải thiện môi trường và giải quyết việc thiếu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc tại chỗ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đồng thời từng bước khắc phục tình trạng di cư không theo quy hoạch như hiện nay. Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ xây dựng quy chế riêng với các tiêu chí cụ thể để quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt phần diện tích chuyển đổi này.
Đồng thời, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Nghị quyết quy định không cho phép chuyển đất rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng chắn cát, chắn sóng ven biển sang đất rừng sản xuất.
Một số ý kiến đề nghị giữ diện tích đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và rà soát làm rõ tác động của biến đổi khí hậu tới diện tích đất trồng lúa cũng như có ý kiến băn khoăn về tính khả thi khi chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây hàng năm khác sẽ khó khăn khi trở lại trồng lúa.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, hiện nay, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn xuất hiện với tần suất ngày càng tăng tại các vùng ven biển miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long dẫn đến một số diện tích không còn phù hợp với điều kiện canh tác sản xuất lúa. Thực tế đòi hỏi phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang cây trồng khác hoặc nuôi trồng thủy sản.
Diện tích đất lúa còn lại đã được tính toán trên cơ sở khoa học để bảo đảm an ninh lương thực với tầm nhìn dài hạn. Cùng với điều chỉnh này và diễn biến thực tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý, sử dụng đất lúa. Dự kiến có 400 nghìn ha đất trồng lúa được chuyển đổi sang trồng cây hàng năm như: Ngô, lạc, đậu tương, rau, hoa… khi cần thiết diện tích này có thể quay lại trồng lúa được. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho điều chỉnh diện tích đất trồng lúa như dự thảo Nghị quyết.
Khu vực ga Hà Nội sẽ thành khu trung tâm công cộng dịch vụ - văn hóa?
Mục tiêu của đồ án quy hoạch nhằm khớp nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông trong khu vực, giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, kiến trúc công trình ga Hà Nội.
Quy hoạch sẽ định hình khu vực mang tính biểu tượng về kiến trúc, hình thành một khu trung tâm công cộng dịch vụ - văn hóa năng động, tạo sức hút và cấu trúc hiện đại với chức năng đầu mối giao thông, trung tâm thương mại - văn phòng và đầu mối giao lưu cấp vùng; làm cơ sở để triển khai lập quy hoạch chi tiết các dự án đầu tư xây dựng với sự đồng bộ không gian ngầm, cầu đi bộ trên cao và quảng trường trước Ga Hà Nội.
Theo ông Lê Vinh - Giám đốc Sở QHKT Hà Nội, các công trình trong quy hoạch phân khu đô thị này có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của khu vực trung tâm TP. Tạo một điển hình tiên tiến của mô hình phát triển đô thị theo hướng giao thông công cộng (TOD), lấy nhà ga đường sắt làm trung tâm, đồng bộ với quy hoạch toàn phân khu.
Việc lập quy hoạch phân khu này cần nghiên cứu, tiếp thu, kế thừa kinh nghiệm cũng như các dự án TOD tương tự để có giải pháp thích hợp, giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông. Đặc biệt, đồ án sẽ nghiên cứu phát triển đô thị theo nhiều tầng để tạo ra không gian hiệu quả như phát triển không gian ngầm, kết nối các trung tâm mua sắm với nhà ga, phát triển các khu dân cư xung quanh điểm kết nối thông qua việc tăng cường hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là sự kết nối các khu dân cư với các nhà ga metro.
Cùng với việc nghiên cứu quy hoạch, TP sẽ có các quy định và sự hỗ trợ về chính sách để khuyến khích sự phát triển đô thị, góp phần tạo nên thành công trong việc thực hiện mô hình TOD.
Nghịch lý tăng phí quốc lộ 5 và đường cao tốc Hà Nội – Sài gòn: Biện pháp cực đoan?
Lừa đảo, một giám đốc quỹ nhân ái bị khởi tố
Giám đốc quỹ nhân ái người cao tuổi, chi nhánh tỉnh Quảng Trị sử dụng "chiêu thức" tuyển dụng nhân sự và kêu gọi đầu tư để lừa đảo, chiếm đoạt khoảng 2 tỉ đồng của nhiều người.
Ngày 9-4, Công an tỉnh Quảng Trị xác nhận, đơn vị này vừa quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Quang Vũ (34 tuổi, trú tại Lệ Thủy, Quảng Bình).
Vũ bị khởi tố về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” khi đang đương chức Giám đốc quỹ nhân ái người cao tuổi, chi nhánh tỉnh Quảng Trị từ năm 2014 đến 2016.
Cụ thể, trong khoảng thời gian nói trên, Vũ thường sử dụng hai “chiêu thức” là tuyển dụng nhân sự vào quỹ Nhân ái người cao tuổi chi nhánh Quảng Trị và kêu gọi đầu tư vào dự án xây dựng viện dưỡng lão để lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều người.
Những cá nhân này đã tố cáo đến cơ quan công an sau khi nhận thấy dấu hiệu lừa đảo của Vũ.
Cho đến khi bị bắt, Vũ chiếm đoạt được khoảng hai tỉ đồng.
Được biết, quỹ Nhân ái người cao tuổi Quảng Trị chính thức đi vào hoạt động tại địa bàn này vào tháng 7-2014, hoạt động theo quy định của quỹ Nhân ái người cao tuổi do Bộ Nội vụ công nhận.
Vụ 3.600 sổ đỏ của dân bị "giam": Sẽ cấp phát sổ cho dân trong quý II
UBND huyện Đại Lộc (Quảng Nam) vừa cho biết, vụ hàng ngàn sổ đất lâm nghiệp của các hộ dân huyện Đại Lộc sẽ được xử lý dứt điểm trong quý II năm 2016.
Theo đó, Báo NTNN-Dân Việt số ra ngày 9.3 có bài viết “3.600 sổ đỏ bị giam, dân mất cơ hội làm ăn” phản ánh việc chính quyền tỉnh Quảng Nam đã bỏ nhiều tỷ đồng để đo đạc và làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp (sổ đỏ) cho hàng ngàn hộ dân huyện Đại Lộc (Quảng Nam). Tuy nhiên, do sai sót nên hàng ngàn sổ đỏ vẫn bị “giam” 3 - 4 năm nay…làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của ngưởi dân.
Sau khi báo phản ảnh, UBND huyện Đại Lộc đã họp và ra có kết luận số 112/TB-UBND để giải quyết vấn đề báo NTNN-Dân Việt đã nêu.
Theo kết luận do Phó Chủ tịch tịch UBND huyện Đại Lộc - Hồ Ngọc Mẫn chủ trì, “Sau khi báo Dân Việt đăng, chính quyền huyện Đại Lộc đã triệu tập cuộc họp khẩn với các UBND xã, phòng ban liên quan. Nguyên nhân được chỉ ra là do các địa phương vẫn chưa thực hiện tốt việc cấp, phát sổ lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân.
Một số hồ sơ cấp sổ lâm nghiệp còn sai sót, chồng lấn với rừng phòng hộ, rừng dự án 661, 327…, đất mồ mả, chồng lấn đất rừng của tổ chức nhưng chưa được kiểm tra, giải quyết dứt điểm. UBND huyện Đại Lộc yêu cầu các UBND xã khẩn trương rà soát, đẩy nhanh việc cấp, phát sổ cho nhân dân. Đồng thời tham mưu UBND huyện hướng xử lý đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy, phấn đấu hoàn thành việc cấp sổ lâm nghiệp trong quý 2 này.”