Hà Nội : Hơn 316 nghìn tỷ xây dựng lại 10 khu tập thể
Bộ Giao thông vận tải đưa Vinawaco khỏi “danh sách đen”
Lạng Sơn: Dân khốn khổ vì lợn xuất khẩu chết bị vứt dọc đường
Động lực cho nghề cá phát triển
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 05-06-2016
- Cập nhật : 05/06/2016
Hà Nội công khai danh sách 95 dự án đầu tư với số vốn lên tới 710.000 tỷ đồng
Thứ nhất, danh mục các dự án dự kiến kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công tư) giai đoạn 2016 - 2020 (Đợt 1): Tập trung trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung, y tế, khu công nghệ cao...
95 dự án có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 710.000 tỷ đồng thuộc các danh mục như sau:
Thành phố đầu tư:
(1) Lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật: 35 Dự án về đường sắt đô thị, các dự án giao thông trọng điểm, Dự án cầu qua sông Hồng và sông Đuống và các hạ tầng kỹ thuật khác. Tổng mức đầu tư là 331.955 tỷ đồng.
(2) Lĩnh vực hạ tầng xã hội: 5 dự án thuộc lĩnh vực y tế. Tổng mức đầu tư là 4.947 tỷ đồng.
(3) Lĩnh vực nước sạch nông thôn: 12 dự án. Tổng mức đầu tư là 1.823 tỷ đồng.
Kêu gọi xã hội hóa:
(1) Lĩnh vực công nghiệp thương mại dịch vụ: 15 dự án. Tổng mức đầu tư: 15.150 tỷ đồng. Tập trung vào các dự án khu, cụm công nghiệp; dịch vụ, thương mại; xây dựng hệ thống trung tâm thương mại tập trung).
(2) Lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật: 5 dự án (các bãi đỗ xe). Tổng mức đầu tư: 3.000 tỷ đồng.
(3) Lĩnh vực hạ tầng xã hội: 11 dự án về công viên, bệnh viện. Tổng mức đầu tư: 36.800 tỷ đồng.
(4) Lĩnh vực nhà ở: 10 dự án. Tổng mức đầu tư: 316.000 tỷ đồng cho các dự án nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ.
(5) Lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao: 2 dự án. Tổng mức đầu tư: 500 tỷ đồng.
Cùng với việc công khai danh mục các dự án Hà Nội dự kiến kêu gọi đầu tư, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cam kết sẽ triển khai mạnh mẽ các biện pháp để tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng minh bạch, thông thoáng, hiện đại, chuyên nghiệp và thân thiện, là địa điểm đầu tư an toàn và thành công của các nhà kinh doanh.
Cũng tại hội nghị, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội đã trao quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 36.900 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD, trong đó có 7 dự án FDI - tổng vốn đầu tư trên 15.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 700 triệu USD) và 16 dự án vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 22.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 1 tỷ USD), trong các lĩnh vực: viễn thông, hạ tầng đô thị, công viên, khu vui chơi giải trí, nhà ở, y tế và dịch vụ thướng mại. (BĐT)
Phân khúc nhà ở xã hội Hà Nội: Tiềm năng còn bỏ ngỏ
Điều đó cho thấy phân khúc nhà ở xã hội đang bỏ ngỏ, nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức đối với các nhà đầu tư có chiến lược dài hạn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư bất động sản tại một thị trường còn nhiều tiềm năng như thị trường bất động sản Hà Nội.
Chia sẻ bên lề Hội nghị “Hà Nội 2016 – Hợp tác đầu tư và Phát triển” sáng 4/6, bà Lục Thị Mai Trang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bic Việt Nam, quy trình phát triển dự án bất động sản gồm nhiều bước: Tìm kiếm dự án, xúc tiến thủ tục, thu xếp vốn, thiết kế, quản lý dự án, cung cấp trang thiết bị, kinh doanh, vận hành. Là một đơn vị đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, bà Trang đề xuất phân chia khả năng tham gia phát huy tiềm năng hiệu quả nhất trong quy trình phát triển dự án nhà ở xã hội giữa nhà đầu tư bản địa và nhà đầu tư nước ngoài như sau.
Theo đó, với đối tác nước ngoài sẽ phát huy hiệu quả ở khâu thu xếp vốn, ngoài ra chi phí vốn thấp là thế mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài, lãi suất cho vay đầu tư từ các nguồn vốn nước ngoài chỉ từ 0,5- 2%. Thiết kế hết phần concept, các nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm thiết kế tiết kiệm vật tư, tối đa sử dụng năng lượng tự nhiên về lấy sáng, thông gió để giảm chi phí vận hành. Cung cấp thiết bị mang tính kỹ thuật cao như giao thông trục đứng, xử lý môi trường, các vật tư có tính hợp lý, độ bền cao thân thiện môi trường, các thiết bị phải nhập khẩu…
Trong khi đó, đối tác bản địa sẽ phát huy hiệu quả ở các khâu: Tìm kiếm dự án, xúc tiến thủ tục, thiết kế bổ sung kỹ thuật (nhân lực trình độ đảm bảo với chi phí thấp), quản lý dự án, kinh doanh và vận hành sau đầu tưvới các kế hoạch đã được dự tính thống nhất trước và dưới sự kiểm tra độc lập của đối tác.
Đại diện BIC Việt Nam cho rằng, lĩnh vực nhà ở xã hội hết sức tiềm năng, được nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất… nhưng lại có nhiều thách thức màng tính “địa phương”, giá bán sản phẩm và mức lợi nhuận nhà nước giới hạn, khách hàng không đa dạng do có điều kiện áp chế. “Vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài không nên độc lập đầu tư mà nên hợp tác với nhà đầu tư bản địa có kinh nghiệm và uy tín theo hình thức hợp tác đầu tư, phân chia lĩnh vực theo thế mạnh của mỗi bên để tính tỷ lệ quyền lợi và trách nhiệm. Và tỷ lệ tối đa các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào dự án nhà xã hội là 50%” – bà Trang kiến nghị.
Ngoài ra, khi tham gia đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài có thể đề xuất các cơ quan nhà nước tháo gỡ một số hạn chế như: Đưa giá trần nhà ở xã hội sát với cơ chế thị trường hơn để đảm bảo chất lượng. Hỗ trợ thủ tục hành chính trong việc hợp tác đầu tư lĩnh vực này, áp dụng cơ chế một cửa giải quyết thủ tục nhanh chóng để nhà đầu tư lấy tiến độ làm lợi nhuận, giảm các chi phí quản lý… Giảm thuế thiết bị nhập khẩu phục vụ công trình. Bảo lãnh đầu tư cho dự án quy mô lớn có nhà đầu tư nước ngoài tham gia…(KTĐT)
Yêu cầu Bộ Công thương sớm phê duyệt quy hoạch nhà máy, trung tâm điện lực Long An
Theo đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao lãnh đạo UBND tỉnh Long An trong việc chủ động thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng năng lượng trên địa bàn.
Theo Phó Thủ tướng, hiện nay nhu cầu phát triển nguồn điện còn rất lớn, đặc biệt ở miền Nam. Quy hoạch điện VII vừa được điều chỉnh đã cụ thể nhu cầu, mục tiêu của từng giai đoạn. Tuy nhiên, việc đầu tư của ngân sách, các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn do hạn chế về nguồn vốn. Do đó, cần phải huy động các nguồn vốn từ bên ngoài, cùng với đó là công nghệ, nhân lực, trình độ quản lý.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu tiên quyết với nhữngdự án này là ngoài việc đảm bảo hiệu quả kinh tế, phải đáp ứng các yêu cầu về môi trường. Do đó, các nhà máy phải sử dụng công nghệ mới, hiện đại, thân thiện với môi trường. Cùng với đó, giá bán điện phải cạnh tranh so với các nhà máy khác. Ngoài ra, nhà máy cũng phải tăng tỉ lệ nội địa hoá, ưu tiên sử dụng những thiết bị mà trong nước có thể sản xuất được.
Trên cơ sở đề nghị của tỉnh Long An, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Đề nghị Bộ Công Thương đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch, vị trí nhà máy, vị trí trung tâm điện lực Long An để sớm có ý kiến chính thức báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương, lựa chọn nhà đầu tư.
Phó Thủ tướng cũng giao các Bộ KHĐT, Tài chính, Xây Dựng, Tài nguyên Môi trường và các đơn vị liên quan có ý kiến chính thức về chủ trương này trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ
Long An hiện đang có chủ trương đầu tư xây dựng 2 nhà máy nhiệt điện Long An 1 công suất 2x600 MW và nhà máy nhiệt điện Long An 2 công suất 2x800 MW. Cùng với đó, sẽ xây dựng Trung tâm điện lực Long An để điều tiết cho cả 2 nhà máy nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư, tận dụng cơ sở hạ tầng dùng chung và hệ thống lưới điện truyền tải phục vụ giải phóng công suất.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương giải quyết "đơn kêu cứu" của Viet Foods
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công Thương chủ trì, cùng Bộ Y tế và UBND thành phố Hà Nội khẩn trương kiểm tra, xem xét, giải quyết nội dung phản ánh, kiến nghị của Cơ sở kinh doanh và chế biến thực phẩm Việt (Viet Foods).
Trước đó, ngày 19/5/2016, Thủ tướng Chính phủ nhận được đơn kêu cứu khẩn cấp của Cơ sở kinh doanh và chế biến thực phẩm Việt (Viet Foods) về việc Đội quản lý thị trường số 14 Hà Nội lạm quyền, tùy tiện kiểm tra, tạm giữ và thông tin cho các cơ quan báo chí sản phẩm mang nhãn hiệu Viet Foods chứa chất cấm, gây ung thư không có căn cứ pháp luật, gây tổn hại đến thương hiệu và thiệt hại cho nhà sản xuất.
Về vụ việc trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công Thương chủ trì, cùng Bộ Y tế và UBND thành phố Hà Nội khẩn trương kiểm tra, xem xét, giải quyết nội dung phản ánh, kiến nghị của Cơ sở kinh doanh và chế biến thực phẩm Việt (Viet Foods); có văn bản trả lời doanh nghiệp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả.
Hải Phòng yêu cầu kiểm điểm Giám đốc Sở Xây dựng vì bổ nhiệm con trai sai quy trình
Ngày 3/6, ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết, đã yêu cầu Sở Xây dựng xem xét kiểm điểm ông Đỗ Trọng Đạt, Giám đốc Sở này vì bổ nhiệm con trai trái quy trình.
Trước đó cuối năm 2015, Sở Xây dựng khuyết hai vị trí Phó phòng Quản lý hoạt động xây dựng do cán bộ đến tuổi nghỉ hưu.
Ngày 12/11/2015, ông Đỗ Trọng Đạt ký quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm con trai là Đỗ Trọng Thành (29 tuổi), khi đó là chuyên viên Sở Tài chính Hải Phòng về giữ chức Phó phòng Phòng Quản lý hoạt động xây dựng.
Quyết định này dẫn đến những ý kiến trái chiều trong đội ngũ cán bộ, công chức Sở. Họ cho rằng, ông Đạt có dấu hiệu lạm quyền vì anh Thành chưa làm việc tại Sở Xây dựng ngày nào, các cán bộ tại Sở không được lấy ý kiến.
Ngày 1/4/2016, UBND TP Hải Phòng yêu cầu Sở Nội vụ vào cuộc xác minh.
Kết quả được Sở Nội vụ công bố đầu tháng 6 cho thấy, ông Đỗ Trọng Đạt bổ nhiệm ông Đỗ Trọng Thành làm phó phòng là không đúng quy định. Ông Thành chưa có trình độ trung cấp lý luận chính trị với chức danh bổ nhiệm; việc bổ nhiệm không lấy ý kiến của Đảng ủy...
Tuy vậy, Sở Nội vụ Hải Phòng không đề xuất thu hồi quyết định bổ nhiệm. Thay vào đó, ông Đỗ Trọng Thành được cử đi học để lấy chứng chỉ trình độ trung cấp lý luận chính trị đáp ứng vị trí được bổ nhiệm.