Nhiều giải pháp xuất khẩu quả vải qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn
DN dệt may trong nước gặp khó trong việc tìm đơn hàng mới
Đề nghị rút giấy phép công ty vàng Bồng Miêu, Phước Sơn
Du lịch Phú Yên và mục tiêu 7 triệu lượt khách/năm
Tin trong nước đọc nhanh trưa 11-10-2015
- Cập nhật : 11/10/2015
Đồng Tháp xây nhà máy chế biến thủy sản 20 triệu USD
Sáng 10-10, tại Cụm công nghiệp Vàm Cống (xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp), Tập đoàn Sao Mai tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thủy sản.
Theo đó, dự án Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Sao Mai có công suất 60 tấn thành phẩm/giờ, tương đương sản lượng 360.000 tấn thành phẩm/năm.
Nhà máy tọa lạc trên diện tích gần 5ha nằm tiếp giáp với sông Hậu và bến phà Vàm Cống, có tổng giá trị đầu tư hơn 20 triệu USD.
Nhà máy được thiết kế hiện đại, thẩm mỹ, đạt tiêu chuẩn về môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất với hệ thống công nghệ thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp nổi tiếng thế giới như Stolz (Pháp), Andritz (Đan Mạch), Famsun (Trung Quốc).
Tại buổi lễ khởi công xây dựng nhà máy, ông Trương Vĩnh Thành - phó tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai - cho biết nhà máy nằm trong chiến lược đầu tư sâu rộng vào lĩnh vực thủy sản, góp phần khép kín chuỗi giá trị cá tra hướng đến phát triển bền vững khi sân chơi TPP chính thức mở cửa vào năm 2017
Trung Quốc ngụy biện việc xây hải đăng tại Trường Sa
Trung Quốc ngày 9/10 đưa vào sử dụng 2 ngọn hải đăng với tên gọi Huayang và Chigua trên đá Châu Viên, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo China News, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay chính thức xác nhận thông tin này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nói rằng hải đăng được sử dụng cho mục đích phát đi thông báo và cảnh báo hàng hải tại khu vực quần đảo Trường Sa.
Bà Hoa biện minh rằng: "Biển Đông là tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, mật độ tàu thuyền qua lại rất lớn, tình hình biển lại phức tạp, thường xuyên xảy ra các sự cố an toàn hàng hải. Hai ngọn hải đăng này sẽ phục vụ cho việc dẫn đường cho các tàu thuyền qua lại tại khu vực Trường Sa, nâng cao an ninh hàng hải tại Biển Đông".
Bà Hoa còn ngang nhiên nói rằng, trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng các công trình dân sự khác tại các đảo đá nước này chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa, lấy lý do là "để phục vụ tốt hơn" cho các quốc gia ven Biển Đông và các tàu thuyền qua lại tại Trường Sa.
Trung Quốc ngang nhiên tiến hành các dự án cải tạo đất phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hà Nội khẳng định mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.(VNexpress)
Thay cầu Cam Hải, nhà đầu tư đề xuất Khánh Hòa đổi 148 ha đất
Ngoài dự án xây lại cầu Long Hồ mới ở phía nam bán đảo và sân bay Cam Ranh, UBND tỉnh Khánh Hòa đang xem xét dự án đổi đất để xây lại cầu Cam Hải ở phía bắc bán đảo này.
Cầu Cam Hải ở bắc bán đảo Cam Ranh được xây dựng cách đây hơn 10 năm, đã được Công ty cổ phần Đất Mới đề nghị “đổi đất” để xây lại cầu mới thay thế - Ảnh: Phan Sông Ngân
Cầu Cam Hải nối bắc bán đảo Cam Ranh ở xã Cam Hải Đông với xã Cam Hải Tây (đều thuộc huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) được xây dựng vào năm 2003.
Theo ông Nguyễn Công Định - giám đốc Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa, khi xây lại cầu mới để thay thế cầu hiện nay thì cầu Cam Hải sẽ có khổ rộng bằng nền đường và có độ thông thuyền cao hơn.
Dự án xây lại cầu Cam Hải do Công ty cổ phần Đất Mới đề xuất thực hiện theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao).
Theo đó, liên danh của công ty vừa nêu cùng hai công ty cổ phần công trình giao thông sẽ đầu tư xây lại cầu mới thay thế cầu Cam Hải ở bắc bán đảo Cam Ranh.
Để hoàn vốn xây cầu Cam Hải, Công ty cổ phần Đất Mới đã đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa giao cho nhà đầu tư tổng cộng 148,36ha đất để làm các dự án khác.
Trong đó gồm 15 lô đất có tổng diện tích 85ha của khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh và 63,36ha đất ở khu B dự án khu đô thị - công viên - trung tâm hành chính tỉnh Khánh Hòa ở TP Nha Trang.
Theo nghị quyết HĐND tỉnh Khánh Hòa, dự án xây cầu Cam Hải có tổng vốn đầu tư dự kiến 700 tỉ đồng.
6 cán bộ đường sắt nhận 11 tỉ từ nhà thầu JTC hầu tòa
TAND TP Hà Nội dự kiến xử vụ án tham nhũng, trục lợi xảy ra tại Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU) thuộc Tổng công ty Đường sắt VN trong hai ngày 26 và 27-10.
Đây là một trong tám vụ án trọng điểm được Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo và xét xử trước Đại hội Đảng lần thứ XII.
Vụ án này có sáu bị cáo sẽ bị đưa ra xét xử gồm Trần Quốc Đông (51 tuổi), nguyên phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên giám đốc RPMU; Trần Văn Lục (57 tuổi), Nguyễn Văn Hiếu (53 tuổi), đều nguyên giám đốc RPMU;
Phạm Hải Bằng (46 tuổi), Phạm Quang Duy (40 tuổi), đều nguyên phó giám đốc RPMU; Nguyễn Nam Thái (38 tuổi), nguyên trưởng phòng thực hiện dự án 3.
Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ tháng 9-2009 đến tháng 2-2015 ông Phạm Hải Bằng là phó giám đốc RPMU, chủ nhiệm dự án “Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 01), giai đoạn 1”, đã trực tiếp thỏa thuận với đại diện nhà thầu là Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản - JTC, để nhà thầu hỗ trợ kinh phí cho RPMU sử dụng cho mục đích liên quan đến thực hiện dự án và được JTC đồng ý hỗ trợ.
Sau đó, Phạm Hải Bằng đã trực tiếp nhận tiền hoặc chỉ đạo Phạm Quang Duy, Nguyễn Nam Thái nhận tiền từ JTC (theo tài liệu điều tra của phía Nhật Bản là 15 lần). Tổng số tiền đã nhận và đổi được là 11 tỉ đồng.
Trong tổng số 11 tỉ đồng đã nhận, Phạm Hải Bằng quản lý, sử dụng 4,8 tỉ đồng và khai đã chi tiêu hết vào việc ngoại giao, tiếp khách; Nguyễn Nam Thái 3,4 tỉ đồng.
Còn 2,8 tỉ đồng, Phạm Hải Bằng đưa cho Phạm Quang Duy để Duy chuyển cho Nguyễn Nam Thái và cán bộ phòng thực hiện dự án 3.
Việc tiếp nhận và sử dụng 11 tỉ đồng của JTC không được mở sổ sách theo dõi tại RPMU nhưng Phạm Hải Bằng đã báo cáo với các ông Trần Văn Lục, Trần Quốc Đông, Nguyễn Văn Hiếu (đều là giám đốc RPMU qua các thời kỳ).
Bản thân các cá nhân này còn được hưởng lợi từ khoản tiền trên. Điển hình là ông Trần Văn Lục được nhận 100 triệu đồng vào tết năm 2010; Trần Quốc Đông 30 triệu đồng vào tết 2010 - 2011; Nguyễn Văn Hiếu 50 triệu đồng vào tết 2014.
Cổ phần hóa chậm là do lãnh đạo doanh nghiệp sợ mất ghế
Một trong những nguyên nhân chính khiến tiến độ cổ phần hóa chậm so với kế hoạch đề ra đó là do lãnh đạo nhiều DN nhà nước vẫn lo ngại sợ mất ghế, mất quyền.
Cổ phần hóa bệnh viện, tiến hay lùi? Ảnh bệnh nhân nằm điều trị tại khoa nội, Bệnh viện Giao thông vận tải trung ương - Ảnh: Nguyễn Khánh
Chiều 9-10, trao đổi với một số báo chí, ông Đặng Quyết Tiến - cục phó Cục Tài chính doanh nghiệp (DN) thuộc Bộ Tài chính - cho biết tính đến hết tháng 9, số DN nhà nước cổ phần hóa đạt 94 đơn vị.
Như vậy, theo kế hoạch đặt ra, ba tháng cuối năm còn gần 200 DN nhà nước sẽ phải thực hiện cổ phần hóa. Một trong những nguyên nhân chính khiến tiến độ cổ phần hóa chậm so với kế hoạch đề ra, theo ông Tiến, đó là do lãnh đạo nhiều DN nhà nước vẫn lo ngại sợ mất ghế, mất quyền.
Mặt khác, không ít chủ DN nhà nước còn sợ thực hiện cổ phần hóa sẽ lộ ra một số yếu kém, sai phạm của DN.
Cũng theo ông Tiến, trong tháng 10 Chính phủ sẽ có cuộc họp sơ kết chín tháng thực hiện đề án tái cơ cấu DN nhà nước. Với những DN chậm cổ phần hóa, người lãnh đạo DN sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn.