Phát triển công nghệ thông tin: DN cần những mô hình quản trị mới
Đến 2020 chỉ trồng gần 10.000 ha mắc ca
Gần 200 doanh nghiệp tham dự hội nghị xúc tiến đầu tư vào Lào
TP. HCM muốn vay vốn trực tiếp từ WB
Nhân viên ngân hàng giả đáo hạn lừa tiền tỷ
Tin trong nước đọc nhanh trưa 25-01-2016
- Cập nhật : 25/01/2016
Đại gia 'đội đơn' xin lại trăm tỷ của chính mình
Cơ quan thuế, hải quan luôn yêu cầu DN phải nộp thuế đúng thời hạn quy định nếu không muốn bị phạt. Ngược lại, nhiều DN lại gõ đủ các cửa, chạy vạy khắp nơi mong được các cơ quan này “trả nợ” khoản thuế đáng ra DN được hoàn lại.
Trao đổi mới đây, một đại diện của Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam – PVC cho biết đơn vị đã được Cục Thuế tỉnh Thái Bình hoàn lại số tiền thuế hơn 100 tỷ đồng cho một dự án nhiệt điện ở Thái Bình.
Thế nhưng, hành trình để đơn vị này “đòi” được tiền hoàn thuế không đơn giản. Trước đó, dù được Cục Thuế tỉnh Thái Bình chấp thuận hoàn thuế giá trị gia tăng từ đầu tháng 8/2015, nhưng đơn vị này phải chật vật gửi công văn đi khắp nơi để đòi tiền hoàn thuế. Trong khi đó, DN vẫn phải tiếp tục nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu với bình quân hàng tháng khoảng trên 100 tỷ đồng.
Việc chậm trễ hoàn thuế khiến cấp trên của PVC là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải cùng vào cuộc gửi văn đi khắp nơi mới có kết quả. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng có được may mắn trên.
Một DN chuyên xuất khẩu mặt hàng tinh bột sắn cho biết: Ngày 19/8/2015, công ty nộp hồ sơ hoàn thuế kỳ hoàn thuế tháng 6 và 7/2015 tại Chi cục Thuế quận 5 TP.HCM. Nhưng bất ngờ chúng tôi nhận được thông báo Cục Thuế TP.HCM không giải quyết hồ sơ hoàn thuế với lý do hóa đơn vận tải từ Hải Phòng ra Móng Cái lập sau ngày của tờ khai hàng hóa xuất khẩu.
“Dù đã giải trình nhiều lần về lý do khiến hóa đơn vận tải không lập đúng ngày của tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhưng họ nói rằng chúng tôi phải chờ kết quả trả lời của các cơ quan có thẩm quyền” – đại diện DN này chia sẻ.
Trong đơn kiến nghị gửi cơ quan chức năng, đại diện một DN cao su cho hay: Vào tháng 6/2015, chúng tôi đã nhận dược văn bản của Tổng cục Hải quan phân loại mặt hàng cao su tổng hợp được hường thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%. Cho nên DN đã đề nghị hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp thừa là hơn 364 triệu đồng.
DN đã nhiều lần trao đổi qua điện thoại và trực tiếp, kể cả gửi công văn cho những bộ phận liên quan đề nghị hoàn tất thủ tục hoàn trả lại tiền thuế nhập khẩu cho công ty.
“Chúng tôi không nhận được bất cứ văn bản trả lời nào về sự chậm trễ này, mặc dù đã gần 5 tháng sau khi có quyết định của cơ quan chức năng”, DN này cho biết.
Nhiều DN bị chậm tiền hoàn thuế chỉ vì những rắc rối liên quan đến khâu xác minh giấy chứng nhận xuất xứ (C/O). Theo quy định, nếu doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa có giấy chứng nhận xuất xứ “chuẩn” từ các quốc gia đã ký hiệp định thương mại với Việt Nam sẽ được ưu đãi thuế. Song những C/O có lỗi kỹ thuật luôn luôn là “ác mộng” với mỗi doanh nghiệp có hàng nhập khẩu.
Một công ty về giao nhận vận tải ở Hải Phòng cho biết: Vào tháng 2/2015, DN có nhập khẩu một lô hàng từ Trung Quốc có C/O form E qua cảng Hải Phòng. Nhưng trong quá trình làm thủ tục hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III có nghi vấn C/O của doanh nghiệp và tiến hành chuyển đi xác minh.
Nhưng kể từ ngày 3/2/2015 đến nay, DN vẫn chưa nhận được thông báo về kết quả xác minh C/O nói trên khiến cho việc hoàn thuế của DN bị đình trệ đến nay gần 11 tháng.
“Ngày 5-1-2016 chúng tôi nhận được công văn của Cục Hải quan Hải Phòng thông báo là đã báo cáo Tổng cục Hải quan để yêu cầu xác minh C/O nhưng chưa có kết quả”, DN than vãn.
Nhiều tháng nay, Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà cũng đang rối bời khi có nguy cơ mất 46 tỷ đồng tiền thuế chỉ vì C/O dính lỗi.
Mặc dù Bộ Công Thương cho rằng sai sót trong C/O của công ty có thể được chấp nhận và không làm mất giá trị ưu đãi cho C/O này, song đại diện phía công ty cho biết hải quan vẫn chưa chấp nhận hoàn trả lại số tiền 46 tỷ đồng mà công ty đã nộp vào ngân sách cho lô hàng trên.
Với lý do tương tự, gần 1 năm nay Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) cũng phải vất vả đi chứng minh C/O của công ty cung cấp là hợp lệ và đòi lại số tiền 51 tỷ đồng đã tạm nộp vào Kho bạc Nhà nước.
C/O mắc lỗi cũng khiến nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đau đầu. Đại diện một DN nước giải khát nổi tiếng giãi bày: Chúng tôi nhập từ nhà cung cấp tại Singapore một lô hàng nguyên liệu sản xuất nước giải khát có sử dụng C/O form D để khai báo hải quan. Tuy nhiên giấy chứng nhận xuất xứ C/O form D được cấp lại sai sót có thêm dấu “stick” không đúng trên C/O, dẫn đến hải quan bác C/O và không chấp nhận cho chúng tôi được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt cho lô hàng.
Phát triển hạ tầng giao thông: Phân bổ hài hòa nguồn nhân lực
Phát triển hạ tầng có tính đột phá nhưng vẫn phải đảm bảo an sinh xã hội nên ảnh hưởng đến phân bổ nguồn lực.
Bên lề Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng, sáng 24/1, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát và Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã trao đổi với các phóng viên báo chí về một số định hướng và giải pháp phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn tới đã được nêu trong dự thảo Văn kiện Đại hội.
Về vấn đề xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông khẳng định, các Đại hội trước đây cho đến Đại hội 11 của Đảng đều xác định, trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đất nước đến năm 2020, thì phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội là một chiến lược đột phá, đặc biệt là phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Từ định hướng lớn của Đảng, Nhà nước, Bộ GTVT đã chỉ đạo xây dựng, điều chỉnh chiến lược các quy hoạch chuyên ngành về phát triển giao thông vận tải, trong đó có kết cấu hạ tầng giao thông và đạt được nhiều kết quả mang tính đột phá, tuy nhiên gặp phải rất nhiều thách thức, dẫn đến kết cấu hạ tầng ở một số nơi hiện vẫn đang tắc nghẽn.
Trong đó, thách thức lớn nhất là vấn đề huy động nguồn lực, chi phí vận tải đang ở mức cao, tác động đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, nguồn lực con người còn hạn chế, khoa học công nghệ chưa được ứng dụng mạnh mẽ…
Về chiến lược phát triển hạ tầng GTVT trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, quan điểm là tập trung vào những công trình lớn có sức lan tỏa ở các vùng, có tính liên thông, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ mới, vật liệu mới…
Từ nay đến năm 2020 sẽ tập trung xây dựng sân bay Long Thành đảm bảo nhu cầu tăng trưởng nhanh về hàng không, xây dựng các nhà ga, đường băng của các sân bay có tính chất kết nối quốc tế lớn như sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Phú Quốc, Đà Nẵng…
Trong lĩnh vực đường sắt phải hiện đại hóa đường sắt Bắc Nam, tập trung nghiên cứu để từ năm 2020 có thể xây dựng được các đường sắt hiện đại; các tuyến cao tốc đường bộ …
Trả lời câu hỏi của các phóng viên về giải pháp huy động nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, nguồn lực của chúng ta hết sức hạn chế. Để giải quyết vấn đề này thì phải giải quyết hài hòa. Đảng, Nhà nước ta cũng xác định rất rõ là phát triển có tính đột phá nhưng vẫn phải đảm bảo an sinh xã hội, như vậy ảnh hưởng đến phân bổ nguồn lực.
“Với nguồn lực còn hạn chế, Nhà nước ưu tiên góp vào để xây dựng kết cấu hạ tầng lớn trọng điểm có sức lan tỏa. Những vùng đó có thể có sức hấp dẫn đối với tư nhân thì phải kết hợp nguồn vốn đó để giảm phần của Nhà nước. Mặt khác, Nhà nước vẫn có hướng bố trí vốn đầu tư phát triển ở các vùng sâu, vì ở đó không thể thu phí của người dân được”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nêu rõ.
Bên lề Đại hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cũng cho biết về những hạn chế của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được đề cập trong một số tham luận tại Đại hội như địa vị, vai trò kinh tế của nông nghiệp, nông thôn đang có biểu hiện giảm sút, đời sống người nông dân vẫn khó khăn, nhiều chính sách chưa thực sự đem lại lợi ích cho người nông dân, thậm chí không ít bộ, ngành, địa phương còn coi nông nghiệp, nông dân là sân sau của doanh nghiệp, công nghiệp...
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, các chính sách, giải pháp Bộ đang triển khai đều là để thực hiện chủ trương Đảng, Nhà nước và hướng tới nâng cao đời sống của người nông dân. Song những nỗ lực đó vẫn chưa đáp ứng được mong đợi của Đảng cũng như của nông dân.
“Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Chính phủ chỉ đạo ngành nông nghiệp thực hiện nhiều chương trình, trong đó có tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Hai chương trình song hành với nhau song đều nhằm mục tiêu cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân. Tái cơ cấu nông nghiệp là để nông nghiệp phát triển với tốc độ cao hơn, hiệu quả hơn, bền vững hơn, đem lại lơi ích lớn hơn cho nông dân, tăng thêm thu nhập cho nông dân”, Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ rõ.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng nêu ra một số giải pháp để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của nền nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập./.
Rót hơn 11.730 tỷ đồng đưa điện về nông thôn, biên giới và hải đảo
Với 22 dự án xây dựng lưới điện nông thôn, biên giới và hải đảo theo yêu cầu mà Chính phủ phê duyệt, số vốn phải đầu tư lên tới 11.730,8 tỷ đồng.
Theo quyết định phê duyệt các dự án cấp điện nông thôn, hải đảo giai đoạn 2015 – 2020 vừa được Bộ Công Thương phê duyệt, trong số 22 dự án mà EVN được giao đảm trách, có 21 dự án cấp điện nông thôn, hải đảo từ lưới điện quốc gia và 1 dự án cấp điện cho huyện đảo Bạch Long Vĩ (TP. Hải Phòng) từ hệ thống cung cấp nguồn điện hỗn hợp gồm: Nguồn điện lai ghép gió + mặt trời + diesel + lưu trữ năng lượng.
Nỗ lực phủ sóng điện vùng sâu, vùng xa
Các dự án phát triển lưới điện trung, hạ áp này nhằm góp phần đảm bảo đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện với thêm hơn 262.500 hộ dân được cấp điện trực tiếp từ lưới điện quốc gia cũng như được hưởng lợi từ chính sách giá điện của Chính phủ.
Ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV EVN cho hay, 22 dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 11.730,8 tỷ đồng, ngoài 85% vốn do ngân sách Trung ương cấp, EVN sẽ phải tự lo 15% vốn đối ứng, tương đương với 1.759,6 tỷ đồng.
Các dự án sẽ cung cấp điện lưới quốc gia cho đồng bào và lực lượng bộ đội biên phòng, cảnh sát biển tại các thôn, ấp, xã đảo chưa có điện và chưa được cấp điện chính thức, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội và từng bước nâng cao đời sống dân trí cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo; đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị trên địa bàn các tỉnh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia khu vực biển đảo.
“Đây là nhiệm vụ lớn đòi hỏi nỗ lực cao của EVN trong bối cảnh tài chính không dư dả”, ông Thành cho biết.
Theo báo cáo tổng kết của EVN, giai đoạn 2011-2015, EVN đã nỗ lực hoàn thành vượt kế hoạch đầu tư đưa điện về nông thôn, hải đảo với tổng vốn trên 640 triệu USD và gần 3.500 tỷ đồng, với trọng điểm thực hiện là vùng đồng bào dân tộc ở miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên và Tây Nam bộ.
EVN đã cơ bản hoàn thành công tác tiếp nhận và tiến hành cải tạo nâng cấp lưới điện hạ áp nông thôn để bán điện trực tiếp đến các hộ dân với mục đích để người dân nông thôn được hưởng lợi từ chính sách giá điện của Chính phủ. Giai đoạn 2011-2015 đã tiếp nhận gần 1.370 xã tương ứng với trên 1,97 triệu hộ dân nông thôn. Tiến hành cải tạo nâng cấp lưới điện nông thôn theo tiêu chí số 4 của Chương trình nông thôn mới.
Trước đó, khi tổng kết 15 năm điện khí hóa nông thôn và vận động ODA cho Việt Nam để thực hiện Chương trình Điện khí hóa nông thôn, bà Victoria Kwa Kwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã cho biết, Việt Nam đã thành công rất ấn tượng trong điện khí hóa nông thôn, trở thành mô hình mà WB muốn nhân rộng ở nhiều nước.
Vượt sóng đưa điện ra đảo xa
Cùng với việc sử dụng các nguồn vốn cấp điện cho các xã, thôn bản, hộ dân chưa có điện trên đất liền, EVN đã đầu tư cấp điện cho 9/12 huyện đảo (Lý Sơn (Quảng Ngãi); Phú Quốc, Kiên Hải (Kiên Giang); Phú Quý (Bình Thuận); Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Hải, Bạch Long Vỹ (Hải Phòng), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), nhằm đảm bảo cấp điện thường xuyên, liên tục, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế biển và giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Hiện EVN đang tiếp tục triển khai cấp điện từ HTĐ quốc gia cho các xã đảo tỉnh Kiên Giang, Cù Lao Chàm (Quảng Nam), đảo bé Lý Sơn (Quảng Ngãi)... Mức độ phủ điện đến các hộ dân vùng sâu, vùng xa của Việt Nam là thành tựu mà không nhiều quốc gia trên thế giới đạt được. Theo đánh giá của World Bank, Việt Nam là quốc gia thực hiện thành công và đạt hiệu quả cao về đầu tư điện nông thôn.
Ông Thành chia sẻ, không thể kể hết niềm vui của bà con nơi vùng sâu, vùng xa, hay các hải đảo khi điện lưới quốc gia bừng sáng giữa nhà sau bao năm chờ đợi, ngóng trông. Dù thực tế tại nhiều vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới bà con sống thưa thớt, kéo điện cả chục km chỉ cho vài chục hộ sử dụng.
Lượng điện sử dụng một tháng chỉ đôi chục số/gia đình, hoá đơn tiền điện lắm khi chưa đến 10.000 đồng, mà để thu được tiền nhân viên điện lực phải đi nửa ngày mới tới nơi, nhưng lại không thể gộp 3 tháng mới thu 1 lần cho bõ công, thì việc tính toán hiệu quả kinh tế với ngành điện thật khó khăn.
Tuy nhiên khi có điện, bà con được tiếp cận với các mô hình làm kinh tế giỏi, những kinh nghiệm trong sản xuất, làm giầu chính đáng, với khoa học - công nghệ mới để nỗ lực vươn lên đổi thay cuộc sống hay trẻ em không phải học cùng ánh đèn dầu leo lắt, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa vùng đồng bằng với vùng sâu, vùng xa, biên giới hay hải đảo là những hiệu quả xã hội không thể đo đếm đơn thuần bằng tiền.
88.000 tỷ đồng “đổ” vào Nghệ An trong năm 2015
Tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An cho biết, năm 2015, tỉnh Nghệ An đã cấp mới 120 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 88.000 tỷ đồng (bằng 400% kế hoạch năm 2015).
Theo ông Nguyễn Hữu Mão, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An, trong mấy năm gần đây, lĩnh vực thu hút đầu tư luôn được tỉnh Nghệ An đặc biệt quan tâm, bên cạnh đó tỉnh còn luôn chủ động trong việc xây dựng và triển khai các quy hoạch ngành, phục vụ các hoạt động xúc tiến đầu tư.
Mở rộng các hoạt động đối ngoại, từ đó thu hút được nhiều dự án quan trọng, làm tiền đề cho phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm tiếp theo như dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ của VSIP Nghệ An; Dự án Xây dựng và Kinh doanh hạ tầng khu D – Khu công nghiệp Nam Cấm.
Nhà máy Tôn Hoa Sen; Trung tâm thương mại Nguyễn Kim; Dự án Bảo tồn và Phát triển nguồn dược liệu chất lượng cao; các nhà máy xi măng; các dự án chăn nuôi bò sữa và nhà máy sữa công nghệ cao; các nhà máy sản xuất linh kiện, thiết bị, điện tử viễn thông Hitech BSE Việt Nam, Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1, nhà máy tôn Hoa Sen, Tổ hợp thương mại, dịch vụ Vingroup, Bệnh viện đa khoa giai đoạn 2…
Để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, tỉnh đã quy hoạch và đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trong đó tập trung đầu tư phát triển Khu kinh tế Đông Nam.
Hiện nay, địa giới KKT Đông Nam được mở rộng bao gồm cả KCN Hoàng Mai, KCN Đông Hồi và toàn bộ diện tích dự án KCN, đô thị và dịch vụ VSIP. Cùng với đó, tại các địa phương trong tỉnh đã triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng 32 CCN với diện tích 467 ha, nhờ đó đáp ứng kịp thời yêu cầu về vị trí, hạ tầng của nhà đầu tư.
Cùng với việc thu hút đầu tư, các doanh nghiệp tại tỉnh Nghệ An cũng chú trọng đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là đầu sang Lào. Trong năm 2015, có 22 dự án của 22 doanh nghiệp Nghệ An đầu tư sang Lào với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 884 tỷ đồng. Những lĩnh vực được các doanh nghiệp Nghệ An lựa chọn là chế biến nông, lâm sản, trồng rừng, khai thác chế biến khoáng sản, truyền thông.
Xăng dầu giảm - cơ hội kích cầu
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15-12-2015 giá bình quân xăng dầu đã giảm tới gần 41%.
Ngay tháng đầu năm này giá xăng dầu trên thế giới vẫn tiếp tục giảm sâu. Điều gì xảy ra với nền kinh tế Việt Nam khi giá xăng dầu vẫn nối đà lao dốc.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, Việt Nam (VN) nên tính đến phương án giảm khai thác dầu thô. Tập đoàn Xăng dầu VN, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia nên xem xét cân đối chi phí sản xuất và giá trị xuất khẩu thu lại. Nói cách khác, nếu khai thác dầu so với giá bán lỗ thì nên dừng khai thác.
Giá tiêu dùng vẫn chây ì
. Phóng viên: Theo quy luật thông thường, giá dầu giảm sẽ kích thích sản xuất, tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế thời gian qua giá dầu giảm mà chứng khoán vẫn trên đà lao dốc, kinh tế vẫn ì ạch là do đâu, thưa ông?
+ TS Nguyễn Trí Hiếu: Xăng dầu giảm cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán bởi nhà đầu tư đang có xu hướng bán cổ phiếu của các doanh nghiệp (DN) xăng dầu. Việc giá xăng dầu giảm khiến giá cổ phiếu của DN xăng dầu liên tục giảm điểm, vì vậy xu hướng bán ra đang ngày một nhiều khi cổ phiếu giảm nhà đầu tư rút vốn, DN xăng dầu sẽ càng khó khăn.
Không chỉ lĩnh vực tài chính mà xăng dầu giảm đánh thẳng vào mặt bằng giá cả, cộng với mức cầu giảm sút đi đẩy lạm phát xuống, sức cầu giảm. Nhiều chuyên gia nói cầu tăng nhưng theo tôi, mức cầu có phần thuyên giảm. Trong cái sự thuyên giảm đó, tác động đến giá cả nếu không cẩn thận mình sẽ chuyển từ nền kinh tế có lạm phát thấp thành nền kinh tế giảm phát, nghĩa là lạm phát âm rất nguy hiểm trong năm 2016. Trong tháng 1 lạm phát đã xuống tới con số 0 phẩy mấy % rồi nên mình phải đẩy cầu lên để phát triển kinh tế.
. Trong bối cảnh này, chúng ta nên làm gì để kích thích nền kinh tế phát triển, thưa ông?
+ Lúc này phải tận dụng giá xăng dầu giảm để tăng sức mua lên. Số tiền giảm ấy người tiêu dùng dùng vào mua sắm, tăng sinh hoạt gia đình… Tăng cường sản xuất, kinh doanh và tăng sức cạnh tranh các mặt hàng hóa của VN ra thị trường thế giới và vì thế có thể có lợi cho kinh tế nhiều hơn.
Từ đó Chính phủ sẽ nhận được thu thuế bù cho việc thất thu từ giá xăng dầu giảm. Một mặt vì xăng dầu giảm thì Chính phủ có thể tăng thuế từ nhập khẩu lên. Vấn đề là làm sao mình chuyển được mô hình quản lý kinh tế, sản xuất, kinh doanh sao cho đem được lợi lớn cho đất nước trong bối cảnh thế này. Với việc giá nguyên liệu giảm, chúng ta sẽ giảm được giá thành, nâng cao chất lượng hàng hóa và mở rộng thị trường sang nhiều khu vực.
Việc hội nhập của VN ngày càng phải sâu hơn đi vào kinh tế thị trường hơn. Chứ hiện nay đâu đó nền kinh tế vẫn được kiểm soát bởi chính phủ. DN có vốn nhà nước vẫn là DN mang tính chủ đạo, họ có ưu đãi đặc biệt, vì thế làm mất tính cạnh tranh. DN vừa nhỏ lại có vị trí thấp kém nên cần thay đổi để đẩy mạnh tính cạnh tranh và giảm thiểu vị trí chủ đạo của DN nhà nước.
. Vậy theo ông, tại sao giá xăng dầu giảm mạnh và liệu có tiếp tục giảm nữa trong năm 2016?
+ Nguồn cung trên thị trường về xăng dầu khá dồi dào, các nước xuất khẩu dầu hỏa họ cần ngoại tệ để phát triển kinh tế như Nga, phần lớn xuất khẩu kinh doanh của họ là dầu hỏa. Hay như Venezuela.. hay Iran là nước dang trong quá trình dỡ bỏ cấm vận nên họ muốn đẩy dầu ra thế giới để tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, sức cầu trên thế giới lại giảm khi cung quá nhiều, đặc biệt kinh tế Trung Quốc (TQ) đang chậm lại, làm giảm mức tiêu thụ dầu hỏa và mọi khoáng sản khác như đồng, chì đều giảm. Tôi cho rằng năm nay giá dầu sẽ còn xuống và xuống ít nhất 10-20 USD/thùng.
Nên cân nhắc giảm xuất khẩu dầu
. Với việc giá dầu thô liên tục giảm trên thế giới kéo theo đó là chúng ta sẽ bị thâm hụt đi hàng ngàn tỉ đồng/năm làm ngân sách nhà nước. Vậy nếu giảm khai thác sản lượng như ông nói thì điều gì sẽ xảy ra, đâu là vấn đề cần giải quyết của kinh tế VN?
+ Giá xăng dầu giảm ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong ngành kinh tế. Vì mọi thứ đều liên quan từ giao thông, dệt may, nông thủy hải sản… sản phẩm cấu thành chi phí đều liên quan đến giá xăng dầu giảm.
Nhưng phải nói rằng nền kinh tế của VN vừa nhập khẩu vừa xuất khẩu nhiên liệu nên luôn có sự cân bằng giữa ưu điểm và nhược điểm. Ưu điểm khi giá xăng dầu giảm sẽ tác động tích cực trong mọi lĩnh vực… Khi nhiên liệu giảm thì đầu vào cấu thành sản phẩm của DN từ xăng dầu giảm sẽ giúp họ làm ăn tốt hơn, hàng hóa có tính cạnh tranh hơn… và từ đó hàng hóa cũng đem lại nguồn thu chính cho ngân sách.
Tương tự như vậy nếu giá nhiên liệu tăng, tăng thu ngân sách nhà nước nhưng DN sẽ gặp khó khăn khi mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của bất kỳ DN nào cũng liên quan đến xăng dầu… Còn khi giá nhiên liệu tăng thì ta xuất khẩu.
Đây chính là vấn đề cần giải quyết của kinh tế VN. Qua đây cũng thấy rằng việc giá xăng dầu giảm liên tục ảnh hưởng thu ngân sách cho thấy điểm yếu của nền kinh tế lâu nay. Lâu nay VN xem khai thác tài nguyên, buôn bán và xuất khẩu tài nguyên như là một trong các mũi chính của nền kinh tế. Chính vì vậy khi giá nhiên liệu trên thế giới giảm ngay lập tức kinh tế VN chịu tác động.
. Theo ông, giải quyết bài toán này thế nào?
+ Trước mắt, chúng ta nên xem xét giảm sản lượng khai thác dầu khí, chỉ tính đến việc đảm bảo các hợp đồng cung cấp dầu đã ký với các nước, đồng thời khai thác để duy trì và giữ được thị trường xuất khẩu. Tại Mỹ khi giá dầu giảm sâu, nhiều DN khai thác dầu qua đá phiến đã đóng cửa. Tại Hàn Quốc thay vì họ khai thác tài nguyên thì họ đi mua về.
VN cần tính toán nếu chi phí sản xuất dầu nhiều khi cao hơn giá mua vào thì nên giảm khai thác. Tài nguyên với một quốc gia không khai thác thời điểm này thì sẽ được khai thác ở thời điểm khác. Nhưng chúng ta còn sống trên mặt đất này hàng trăm năm nữa chứ nếu khai thác nội thế kỷ này mà chỉ biết dựa vào tài nguyên thì mai mốt sống vào đâu.