tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh 27-02-2016

  • Cập nhật : 27/02/2016

Xem xét kỷ luật lãnh đạo đường sắt vụ mua toa tàu Trung Quốc cũ

Sáng 26-2, Bộ GTVT cho biết Bộ sẽ xem xét kỷ luật Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt VN trong việc chỉ đạo khảo sát, đầu tư toa tàu chở hàng đã quá sử dụng của Trung Quốc.

phan lon toa tau cho hang cua duong sat viet nam duoc mua tu trung quoc trong nhung nam truoc day - anh: t.phung

Phần lớn toa tàu chở hàng của đường sắt Việt Nam được mua từ Trung Quốc trong những năm trước đây - Ảnh: T.Phùng

Quyết định trên được lãnh đạo Bộ GTVT thống nhất trong cuộc họp ngày 25-2.

Bộ GTVT cũng yêu cầu Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt VN nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của hội đồng thành viên, Ban Lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt và các cán bộ có liên quan trước ngày 15-3-2016.

Với lý do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang phải thuê các toa hàng của đối tác để vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu qua biên giới nên có nhu cầu đầu tư thêm các toa hàng hóa và đã tổ chức khảo sát, nghiên cứu việc mua toa xe để có thể phục vụ cho nhu cầu trên.

Kiểm tra các vấn đề về mua, nhập khẩu toa xe đã qua sử dụng thời gian qua của VN, tổ công tác của Bộ GTVT nhận thấy tại danh mục các dự án phát triển phương tiện đường sắt giai đoạn 2012-2015 kèm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, mục dự án đầu tư toa xe chỉ được đầu tư đóng mới toa xe, không có danh mục đầu tư toa xe đã qua sử dụng.

Tổng công ty Đường sắt, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và các đơn vị có liên quan đã có chủ trương thực hiện việc khảo sát, nghiên cứu mua toa xe đã qua sử dụng khi chưa có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT. Đồng thời, cung cấp thông tin cho cơ quan ngôn luận không đầy đủ, thiếu chính xác nên đã gây dư luận hiểu lầm, ảnh hưởng đến uy tín của ngành và Bộ GTVT.

Trước đó, ngày 29-1-2016, Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội có văn bản đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ GTVT hướng dẫn doanh nghiệp này việc mua, nhập khẩu lô toa xe chở hàng 164 chiếc chạy trên khổ đường sắt 1m đã qua sử dụng có tuổi từ 12 đến 22 năm từ Cục đường sắt Côn Minh (Trung Quốc) để phục vụ sản xuất kinh doanh vận tải.

Theo công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội, việc mua lô toa xe này đã được Tổng công ty Đường sắt đồng ý về chủ trương bằng văn bản từ giữa tháng 6-2015, và đã được gửi sang Cục đường sắt Côn Minh, giao cho hai Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty CP Vận tải và Thương mại Đường sắt trực tiếp thương thảo ký hợp đồng.

Ngoài các văn bản chỉ đạo Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội thương thảo ký hợp đồng mua toa xe cũ từ Cục Đường sắt Côn Minh, Tổng công ty Đường sắt còn có những văn bản có bút phê của Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt VN Trần Ngọc Thành như “tôi nhất trí thực hiện nhanh chủ trương đầu tư toa xe hàng đã qua sử dụng của Trung Quốc” khi Ban kế hoạch Kinh doanh của Đường sắt Việt Nam trình đề xuất chủ trương đầu tư các toa xe cũ của Trung Quốc vào ngày 15-10-2014.


Điều tra nghi vấn thanh niên tử vong do CSGT truy đuổi

Công an tỉnh Hưng Yên đang điều tra thông tin nghi vấn CSGT truy đuổi xe máy vi phạm dẫn tới tai nạn khiến một thanh niên tử vong.

hien truong vu viec chet nguoi - anh: ctv

Hiện trường vụ việc chết người - Ảnh: CTV

Chiều 24-2, Thượng tá Phạm Thế Tùng, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hưng Yên xác nhận tại thôn Đông Cáp (xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) đã xảy ra vụ tai nạn xe máy khiến một người chết và một người bị thương nặng.

Thượng tá Phạm Thế Tùng cho biết ban đầu vụ việc đang được Công an huyện Phù Cừ thụ lý điều tra. Tuy nhiên, do có thông tin liên quan đến việc CSGT truy đuổi người vi phạm khiến tai nạn xảy ra nên Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên đã giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh điều tra xác minh, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Theo thông tin từ cơ quan công an, vào khoảng 9 giờ ngày 24-2, lực lượng CSGT phát hiện anh Nguyễn Năng Nên, trú tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên điều khiển xe máy không có biển kiểm soát (BKS) chở anh Lê Văn Duyệt (21 tuổi, cùng ở huyện Tiên Lữ) qua đoạn Cầu Cáp (thuộc xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ) không đội mũ bảo hiểm nên ra hiệu dừng xe để kiểm tra. Tuy nhiên, anh Nên không dừng lại mà tiếp tục điều khiển xe bỏ chạy.

Khi anh Nên điều khiển xe đi vào thôn Đông Cáp thì bất ngờ xảy ra va chạm với xe máy mang BKS 89H1 - 116.30 do một người đàn ông điều khiển. Va chạm mạnh khiến anh Duyệt và anh Nên ngã xuống đường, bị thương nặng. Do vết thương quá nặng ở vùng gáy nên anh Duyệt tử vong sau đó. Người điểu khiển xe máy mang BKS 89H1 - 116.30 bị thương nhẹ.

Tuy nhiên, theo thông tin mà người dân cung cấp thì nguyên nhân vụ tai nạn giao thông là do 2 CSGT không rõ danh tính sử dụng xe đặc chủng CSGT mang BKS 89A1 000.95 đuổi bắt người vi phạm dẫn đến tai nạn trên


3 triệu nạn nhân chất độc da cam/dioxin cần sự giúp đỡ

"Thảm họa da cam đã để lại hậu quả nặng nề, lâu dài cho dân tộc Việt Nam. 5 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, khoảng 3 triệu người đã chết hoặc bị các bệnh quái ác liên quan đến chất độc da cam, hàng triệu trẻ em bị dị tật bẩm sinh..."

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, phát biểu như trên tại cuộc họp báo phát động Chương trình nhắn tin từ thiện năm 2016 do Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tổ chức ngày 25-2.

Chương trình với chủ đề 55 ngày nhắn tin vì nạn nhân da cam qua Cổng thông tin nhân đạo Quốc gia 1400. Chương trình chính thức được phát động từ ngày 25-2 đến 19-4-2016.

Tại buổi phát động, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh thay mặt cho hơn 3 triệu nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước hãy cùng ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam bằng cách soạn tin nhắn theo cú pháp DACAM gửi 1409: "Mỗi tin nhắn ủng hộ 18.000 đồng của mọi người là niềm động viên, an ủi to lớn, là sự giúp đỡ thiết thực đối với các nạn nhân da cam Việt Nam" - ông Rinh nhấn mạnh.

anh 1: ong do duc diu (quang binh) phai lap “nghia trang” lam noi yen nghi cho 12 dua con cua minh vi nhiem chat doc da cam. anh: v.long

Ảnh 1: Ông Đỗ Đức Địu (Quảng Bình) phải lập “nghĩa trang” làm nơi yên nghỉ cho 12 đứa con của mình vì nhiễm chất độc da cam. Ảnh: V.LONG

Thượng tướng Rinh cam kết sẽ quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả tất cả sự ủng hộ quý báu của mọi người vì mục tiêu chung tay xoa dịu nỗi đau da cam.

hang ngay vo chong ba le thi mit (quang tri) phai thay nhau cham soc cho hai dua con bi nhiem chat doc da cam. anh: v.long

Hằng ngày vợ chồng bà Lê Thị Mít (Quảng Trị) phải thay nhau chăm sóc cho hai đứa con bị nhiễm chất độc da cam. Ảnh: V.Long

Được biết, trong năm năm qua chương trình nhắn tin từ thiện đã nhận được trên 700.000 tin nhắn ủng hộ, tương đương với số tiền hơn 13 tỉ đồng. Số tiền này là nguồn động viên giúp nhiều gia đình nạn nhân da cam/dioxin vơi bớt khó khăn. 

hay cung nhan tin chung tay giup do nan nhan da cam/dioxin

Hãy cùng nhắn tin chung tay giúp đỡ nạn nhân da cam/dioxin


Hà Nội xử phạt 542 trường hợp đi bộ vi phạm luật giao thông

Theo số liệu của Phòng CSGT (PC67) - Công an TP Hà Nội, từ ngày 1 đến 24-2-2016, đơn vị này đã kiểm tra, xử lý 542 trường hợp người đi bộ vi phạm luật giao thông với tổng số tiền phạt gần 40 triệu đồng.

Cũng trong thời gian này, xảy ra bốn vụ tai nạn giao thông liên quan đến người đi bộ khiến bốn người chết và một người bị thương.

Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT - Công an TP Hà Nội, cho biết trong năm 2014, số vụ tai nạn liên quan đến người đi bộ đã khiến 74 người tử vong, năm 2015 tăng lên 81 người. Do đó, PC67 Hà Nội sẽ kiên quyết thực hiện Kế hoạch số 09 cho đến hết năm nay nhằm rèn lại ý thức của người tham gia giao thông và giảm số người tử vong liên quan đến người đi bộ.

Theo lãnh đạo Phòng PC67, người đi bộ thường vi phạm một số lỗi cơ bản như sang đường không đúng nơi quy định, mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông, đi không đúng phần đường quy định...

csgt ha noi xu phat nguoi di bo vi pham luat giao thong. anh: tp

CSGT Hà Nội xử phạt người đi bộ vi phạm luật giao thông. Ảnh: TP

Sau thời gian ra quân xử phạt, tình hình vi phạm của người đi bộ đã có những chuyển biến tích cực, ý thức tham gia giao thông đã được nâng lên, tình trạng người đi bộ trèo qua dải phân cách, sang đường tùy tiện đã có dấu hiệu giảm rõ rệt. 

Cũng theo Đại tá Thắng, nhiều tuyến phố tại thủ đô vẫn đang bị lấn chiếm làm địa điểm kinh doanh, trông giữ xe… gây khó khăn cho người đi bộ. Một số tuyến, nút giao thông hệ thống đèn tín hiệu, vạch kẻ đường còn thiếu, bị mờ; hệ thống cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ sang đường còn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân... Do đó, các cơ quan chức năng cần chung tay vào cuộc để người đi bộ được tham gia giao thông một cách thuận tiện hơn, đúng luật hơn.


Một lãnh đạo ban quản lý rừng lấy gỗ tang vật làm nhà riêng

hoi cung ong nguyen cuong sang nay 26.2 - anh do pc46 cong an tinh quang nam cung cap

Hỏi cung ông Nguyễn Cường sáng nay 26.2 - Ảnh do PC46 Công an tỉnh Quảng Nam cung cấp


Một lãnh đạo ban quản lý rừng phòng hộ liều lĩnh mang hơn 45 m3 gỗ tang vật bán, cho và sử dụng.
Sáng 26.2, điều tra viên của Phòng Cảnh sát kinh tế (PC46) Công an tỉnh Quảng Nam bắt đầu hỏi cung đối với Nguyễn Cường, Phó giám đốc phụ trách Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ Đắk Mi, để làm rõ hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ sau khi ông Cường liều lĩnh bán, sử dụng và cho hơn 45 m3 gỗ tang vật.
Ngày 25.2, ông Cường (59 tuổi, trú tại thôn 9, X.Phước Hiệp, H.Phước Sơn) đã bị PC46 Công an tỉnh Quảng Nam tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng.
Ông Cường hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Nam.
Trước đó, từ ngày 28.10.2013 đến ngày 14.4.2014, BQL rừng phòng hộ Đắk Mi phát hiện 5 vụ khai thác lâm sản trái phép trong lâm phận rừng phòng hộ và tiến hành lập biên bản tạm giữ hơn 45 m3 gỗ từ nhóm 3 đến nhóm 7, trong đó có gần 43m3 gỗ tròn.
Tuy nhiên, ông Cường đã xử lý gỗ tang vật không đúng với quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 157/2013/NĐ-CP (quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản).
Thay vì phải lập biên bản, xác định chủng loại và khối lượng gỗ tang vật, sau đó chuyển kiểm lâm sở tại xử lý tiếp (truy tìm chủ sở hữu, chuyển trung tâm bán đấu giá của huyện định giá bán nộp ngân sách), ông Cường lại… tùy tiện bán, cho và sử dụng.
Cụ thể, ông Cường tổ chức bán gỗ cho một số cá nhân mà không nhập quỹ cơ quan, đồng thời sử dụng để làm nhà riêng (ở H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) và làm cổng cơ quan…
Bước đầu, cơ quan chức năng quy kết ông Cường đã gây thiệt hại 252 triệu đồng.
Vụ việc được phanh phui dựa trên đơn thư tố cáo của một số người dân địa phương gửi đến PC46 từ tháng 11.2015.
“Nếu nắm kỹ các quy định và luật, sẽ không ai làm ẩu (tổ chức bán gỗ tang vật - PV) như vậy”, đại tá Lê Văn Hồng, Trưởng phòng PC46 Công an tỉnh Quảng Nam, nói.
Cũng theo đại tá Hồng, đây là lần đầu tiên tại Quảng Nam xảy ra vụ một lãnh đạo BQL rừng phòng hộ tùy tiện bán gỗ tang vật.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục