66 chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam
Du khách Nhật và tài xế taxi 'choảng' nhau giữa Sài Gòn
'Vén màn' cho vay tiêu dùng lãi suất 0%
Hà Nội phê duyệt giá xây dựng nhà ở mới, nhà tạm
Nhiều khác biệt trong mua bán căn hộ ở Hà Nội và TP.HCM
Tin trong nước đọc nhanh tối 27-01-2016
- Cập nhật : 27/01/2016
Cảnh sát biển cứu 10 ngư dân gặp nạn ở Hoàng Sa
Lúc 15g chiều 26-1, tàu cảnh sát biển (CSB) 9002 (thuộc Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 2) đã lai dắt tàu cá QNg 97299-TS cùng 10 ngư dân gặp nạn trên vùng biển Hoàng Sa...
Tàu gặp nạn cập cảng Hải đoàn biên phòng 48 (phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Bình Định) an toàn.
Ngày 24-1, tàu cá QNg 97299-TS do ông Lê Văn Tân (32 tuổi, ở xã Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng đã liên lạc khẩn cấp, đề nghị cơ quan chức năng cứu nạn vì tàu bị hỏng máy, trôi dạt trên biển.
Thời điểm gặp sự cố, trên tàu của ông Tân có 10 ngư dân đang hành nghề bắt cá chuồn, cách vùng biển tây nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) khoảng 35 hải lý thì tàu gặp sự cố hỏng máy trôi dạt tự do, trong điều kiện thời tiết rất nguy hiểm, sóng dữ dội, gió cấp 8, cấp 9 giật cấp 10. Nguy cơ tàu bị chìm rất cao, tính mạng ngư dân bị đe dọa nghiêm trọng.
Nhân được lệnh của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, lúc 0g40 ngày 25-1, tàu CSB 9002 đã xuất phát nhanh chóng cơ động đến vị trí tàu cá ngư dân gặp nạn.
Đến 17g10 cùng ngày, tàu CSB 9002 đã tiếp cận được tàu cá QNg 97299-TS tại tọa độ 15 độ 04 phút bắc, 110 độ 22 phút đông, cách đông nam đảo Lý Sơn 75 hải lý và tiến hành lai dắt tàu cá cùng 10 ngư dân vào bờ.
Sẽ có phương án với những Bộ, ngành “trắng" ủy viên trung ương
Đây là thông tin được ông Vũ Ngọc Hoàng - Ủy viên trung ương khóa XI, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương cho biết sau khi nghe công bố danh chấp Ban chấp hành khóa XII.
Ông Vũ Ngọc Hoàng trả lời phòng vấn báo chí sau khi có kết quả bầu cử Ban chấp hành trung ương khóa XII - Ảnh: VIỄN SỰ
Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về việc với những bộ, ngành không có người nào trúng cử vào Ban chấp hành trung ương khóa XII liệu có ảnh hưởng đến công tác tổ chức nhân sự?
Ông Vũ Ngọc Hoàng cho rằng việc có những ủy viên trung ương, đang là lãnh đạo các bộ ngành nhưng tái cử là rất bình thường. Trong đó nếu có ngành nào, bộ nào không có người trúng cử ủy viên Ban chấp hành trung ương thì Bộ Chính trị sẽ có phương án.
Còn có gây khó khăn trong công tác điều hành, tổ chức nhân sự hay không thì phải đi vào tình huống cụ thể mới trả lời được.
Về việc các ứng cử viên là Bí thư hoặc Phó bí thư tỉnh đều trúng cử Ban chấp hành trung ương khóa XII, ông Vũ Ngọc Hoàng đánh giá: “Bí thư tỉnh là người người đang lãnh đạo đia phương, nắm toàn diện vấn đề và cũng cần có sự đại diện để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của trung ương. Cho nên hầu hết đều trúng cử vào ban Chấp hành trung ương là hợp lý”
Về việc tại đại hội, các đại biểu đã giới thiệu khá nhiều những người không có trong danh sách đề cử của Ban chấp hành trung ương khóa XI để ứng cử Ban chấp hành trung ương khóa XII.
Ông Vũ Ngọc Hoàng cho rằng “Đại hội XII đã có bước mở rộng về dân chủ, trong các báo cáo gần đây đang chú ý vấn đề đó, phải giương cao vấn đề dân chủ như đã được thể hiện tinh thần tại đại hội lần này".
Lý giải về kết quả bầu cử cho thấy nhưng ứng cử viên do trung ương chuẩn bị đa số đều trúng cử, trong khi những người đề cử tại đại hội lại không trúng cử, ông Vũ Ngọc Hoàng cho rằng điều đó chứng tỏ rằng công tác chuẩn bị chu đáo, cẩn thận và có tính hợp lý.
Ông Vũ Ngọc Hoàng cũng so sánh thành viên ban chấp hành cũ và ban chấp hành mới thì thấy “có đổi mới về thành phần”. Tuy nhiên, tạm thời ông Hoàng chưa nói rõ sự đổi mới về thành phần đó là gì.
Đánh giá chung về Đại hội XII, sau khi có kết quả bầu cử, ông Vũ Ngọc Hoàng nhận định ba vấn đề. Thứ nhất, dân chủ ở đại hội có những tiến bộ mới so với trước đây. Thứ hai là sự thống nhất ý kiến cao.
Thứ ba là đại hội đã quan tâm đến vấn đề kế thừa và sự trong sạch của bộ máy và đều thể hiện sự đổi mới, trẻ hóa.
Hà Nội nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà tết cho cấp trên
Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP Hà Nội, đã chỉ đạo như vậy với các sở, ban, ngành và UBND các cấp, các đơn vị trực thuộc TP.
Chỉ đạo của ông Chung nêu rõ: “Các sở, ban, ngành, UBND các cấp thực hiện nghiêm chỉ đạo của trung ương và TP về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Hà Nội nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà tết cho cấp trên, không sử dụng tiền, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động trong dịp tết”.
Về trách nhiệm của các ngành trong phục vụ tết, ông Chung yêu cầu Sở Công thương thực hiện nghiêm các giải pháp đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá, cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu với giá cả hợp lý, nhất là lương thực, thực phẩm như gạo, thịt, rau xanh các loại.
Chỉ đạo của UBND TP cũng yêu cầu Công an Hà Nội thực hiện đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội, chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội dịp tết.
Nhà trường "ngâm" lương, giáo viên bị ngân hàng tới trường đòi nợ
"Việc vay tín chấp theo hình thức trừ lương đã ký giữa nhà trường và ngân hàng. Tuy nhiên, đến gần hết tháng 1-2016, nhà trường chưa trả lương thì giáo viên lấy tiền đâu mà trả?"
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 26-1, một lãnh đạo ngân hàng Sacombank chi nhánh Phú Quốc (Kiên Giang) xác nhận có việc nhân viên ngân hàng đến tận trường học “nhắc nợ” các khách hàng là giáo viên có nợ quá hạn nhưng chưa thanh toán.
Trước đó, cô K. T. H. H. - giáo viên Trường THPT An Thới, thị trấn An Thới - cho biết cô vay tín chấp của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Phú Quốc 60 triệu đồng để trang trải việc nhà. Cứ mỗi tháng nhà trường trừ lương và chuyển trả cho ngân hàng. Nhưng do tháng 1-2006, do trường chậm trả lương nên cô H. không có tiền trả cho ngân hàng vào ngày 10 hàng tháng theo hợp đồng, phía ngân hàng điện thoại yêu cầu cô phải đem tiền xuống đóng. Vì lo sợ bị chuyển thành nợ xấu, cô H. phải đi mượn tiền để trả cho ngân hàng.
Cùng trường với cô H., thầy N.D.K. hai lần bị ngân hàng gọi điện yêu cầu đóng tiền gốc và lãi. Vì cả hai vợ chồng đều dạy cùng trường nên không biết mượn đâu, thầy K. đề nghị chờ có lương trả luôn, nếu ngân hàng có phạt quá hạn cũng chịu nhưng không được.
Vào tiết dạy thứ 2, ngày 20-1, khi thầy K. đang ở trong lớp bước xuống văn phòng thì có hai nhân viên của ngân hàng Sacombank chờ sẵn.
Nhân viên Huỳnh Quang Thuy đề nghị thầy K. trả tiền vì đã chậm 10 ngày. Thầy K. xin chờ lương sẽ trả nhưng cả hai nhân viên không đồng ý. Vì có nhiều học trò và giáo viên đi lại khu vực văn phòng, sợ ảnh hưởng đến uy tín trường nên thầy K. phải chạy đi mượn của mấy đồng nghiệp mới đủ tiền trả cho ngân hàng.
“Việc vay tín chấp theo hình thức trừ lương đã ký giữa nhà trường và ngân hàng thì khi nào có lương là giáo viên sẽ trả. Khi nào giáo viên cố tình không trả thì phía ngân hàng mới đến trường "siết nợ" chứ nhà trường chưa trả lương thì giáo viên lấy tiền đâu mà trả” - thầy K. bức xúc.
Lãnh đạo Sacombank Phú Quốc cho hay theo hợp đồng, khách vay phải trả nợ vào ngày 10 hàng tháng. Toàn bộ số liệu đã được nhập vào hệ thống máy tính nên cứ đến hạn là hệ thống máy tính sẽ báo, buộc nhân viên ngân hàng phải đi thu hồi nợ.
Phía ngân hàng cũng rất đau đầu về vấn đề này vì năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 1 là nhiều khách hàng chậm trả nợ do bị chậm lương, làm ảnh hưởng khá lớn đến việc kinh doanh của ngân hàng.
Cũng liên quan việc chậm trả lương giáo viên vào đầu năm ở các trường (Tuổi Trẻ đã phản ánh), ngày 25-1, Phòng Giáo dục vào đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Quốc ban hành công văn gởi đến tất cả các trường trực thuộc trong huyện nhằm trấn an, mong toàn thể giáo viên thông cảm, an tâm công tác.
Theo công văn, hàng năm vào đầu năm tài khóa, Phòng Tài chính kế hoạch huyện phải chuẩn bị nhiều công việc theo Luật Ngân sách để phân bổ kinh phí cho tất cả các đơn vị nên thường có trễ lương vào tháng 1 đầu năm.
Đối với ngành giáo dục có nhiều đơn vị và nhiều khoản dự toán đặc thù cần phải tính toán chính xác trước khi phân bổ để tránh sai sót, ảnh hưởng kinh phí hoạt động của các đơn vị trong suốt năm 2016.
Phòng GD&ĐT huyện cho hay đã trao đổi với Phòng Tài chính kế hoạch và cho biết sẽ tranh thủ cấp lương cho giáo viên trong những ngày gần nhất, đảm bảo trước lịch giáo viên nghỉ phép tết.
Bên cạnh đó, Phòng GD&ĐT còn đề nghị Ban giám hiệu các trường tạo điều kiện cho các giáo viên có hoàn cảnh khó khăn tạm ứng trước một phần lương của mình cho giáo viên vượt qua khó khăn trong những ngày trước mắt.
Nhiều giáo viên cho biết đến cuối buổi chiều 26-1 vẫn chưa nhận được lương kỳ tháng 1-2016 (lẽ ra đã phải có từ ngày 5-1).
Truy thu gần 14 tỉ đồng sai phạm đất đai tại Bình Phước
Ngày 25-1, nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ra quyết định truy thu 13,8 tỉ đồng do những sai phạm trong giao đất, giao rừng (giai đoạn 2008-2013) đã được TTCP ban hành kết luận trước đó.
Số tiền bị truy thu này chủ yếu do việc miễn giảm tiền sử dụng đất hoặc khấu trừ tiền giải phóng mặt bằng của một số dự án không đúng quy định, tiêu biểu như: dự án khu dân cư Đại Nam của Công ty cổ phần Đại Nam (truy thu 8,6 tỉ đồng), dự án khu dân cư 17ha tại thị trấn Tân Phú (truy thu gần 3 tỉ đồng), dự án nhà máy chế biến hạt điều của Công ty Hà Mỵ (truy thu hơn 200 triệu đồng)...
Ngoài ra, Văn phòng Chính phủ cũng truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chính phủ yêu cầu khắc phục nhiều sai phạm, tồn tại khác theo kết luận của TTCP.
Trong đó Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính kiểm tra, hướng dẫn UBND tỉnh Bình Phước liên quan việc lập và quản lý quỹ an sinh xã hội, được hình thành từ việc vận động các doanh nghiệp tặng hoặc thu hồi từ các dự án sai phạm.
Theo TTCP, quỹ này hiện có tới hơn 3.500ha cao su nhưng vẫn chưa có quy chế, nên rất khó kiểm soát nguồn thu cũng như việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của quỹ này.